Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước

1.1.5.1. Các nhân tố khách quan Thứ nhất, cơ sở pháp lý

Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển có tính khả thi, ổn định tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN diễn ra chặt chẽ, đúng quy trình, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đồng thời tránh được thay đổi, tạo thuận lợi cho các đơn vị có liên quan triển khai tổ chức thực hiện được tốt.

Cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý, kiểm soát chi NSNN được bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện, đã tác động không nhỏ đến công tác kiểm soát chi của KBNN, tác động cả về quy trình, hồ sơ thủ tục và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi và tổng hợp báo cáo, cụ thể như sau:

+ Theo quy định của Luật NSNN thì vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Vì vậy, đã hạn chế đến hiệu quả quản lý sử dụng NSNN; chưa thực sự gắn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng NSNN với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; hạn chế trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách và sự giám sát của cơ quan quản lý.

+ Các nội dung chi cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng và các cơ quan Đảng đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính riêng, điều này ảnh hưởng đến sự thống nhất trong cơ chế cũng như công tác kiểm soát chi tại KBNN.

+ Các tiêu chuẩn, định mức đối với các khoản chi NSNN được các Bộ, ngành ban hành.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế và môi trường xã hội

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương là một trong nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN. Do trình độ phát triển kinh tế xã hội có tác động đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, kinh tế xã hội phát triển thì nguồn thu lớn và ổn định, góp phần cho địa phương có điều kiện và chủ động việc sử dụng ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, công trình an sinh xã hội… thúc đẩy phát triển kinh tế. Số lượng dự án, công trình tăng, quy mô vốn đầu tư tăng, ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN, đòi hỏi một cơ chế, chính sách, chế độ quản lý chặt chẽ và phù hợp để quản lý quỹ NSNN có hiệu quả.

Thứ ba, năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị tham gia vào hoạt động đầu tư (chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các cơ quan nhà nước)

Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới kiểm soát chi đầu tư phát triển.

Thực tế cho thấy năng lực, trình độ của các nhà đầu tư, BQLDA còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án do xã làm chủ đầu tư. Có rất nhiều thành viên thuộc các Ban QLDA không thường xuyên làm công tác đầu tư, chưa có có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ từ khâu lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm các thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư theo quy định bị chậm;

không đảm bảo tiến độ thực hiện vốn năm cũng như kế hoạch khối lượng, ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước.

1.1.5.2. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN qua KBNN được tổ chức khoa học, tinh gọn và hiện đại sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ cho hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN.

Thứ hai, chất lượng và trình độ đội ngũ cán bộ KBNN trong hoạt động kiểm soát chi đầu tư phát triển

Yếu tố con người luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi hoạt

động. Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi ngân sách nhà cho hoạt động đầu tư phát triển, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy kiểm soát chi ngân sách nhà nước ở địa phương. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư phát triển ở từng địa phương nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc kiểm soát chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư phát triển sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn và nhân cách tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán, cũng như trợ giúp, cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng NSNN nói chung, cũng như vốn đầu tư nói riêng. Nếu năng lực chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nước. Do đó việc tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ luôn là mối quan tâm thường xuyên.

Thứ ba, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi đầu tư phát triển

Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN. Quy trình nghiệp vụ được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc được thực hiện một cách khoa học, quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận được quy định rõ sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN.

Tính đơn giản trong thủ tục thanh toán, tính phù hợp và logic trong quy trình luân chuyển chứng từ, sự chi tiết trong nội dung kiểm soát thanh toán, sự rạch ròi về

trách nhiệm của các bộ phận có liên quan tạo điều kiện để KBNN kiểm soát chi NSNN chặt chẽ, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thứ 4, Việc ứng dụng công nghệ khoa học kĩ thuật- công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ không chỉ là hiện đại hóa công nghệ quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc tại KBNN mà còn đem lại những lợi ích tích cực như làm tăng giá trị vô hình cho khách hàng của KBNN. Hệ thống công nghệ thông tin hiện nay đã được áp dụng cho toàn bộ 63 KBNN cấp tỉnh, thành phố và gần 700 KBNN cấp quận, huyện. 100% các đơn vị KBNN đã có mạng cục bộ đáp ứng tốt yêu cầu kết nối phục vụ các hoạt động nghiệp vụ của KBNN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)