Chương 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA
4.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư phát triển tại Kho bạc nhà nước Phổ Yên - Thái Nguyên đến năm 2025
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm soát chi đầu tư phát triển
Thứ nhất, Căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025, khả năng thực hiện các chỉ tiêu KT-XH và ngân sách trong năm, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm giai đoạn 2021-2025, phạm vi thu NSNN theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật, dự báo nguồn thu năm tiếp theo đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế của từng địa phương và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng khoản thu theo chế độ.
Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN hàng năm theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế.
Ủy ban nhân dân thị xã cần chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu ngân sách.
Đồng thời, yêu cầu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân rà soát, lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế phát sinh tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không để phần dư để thực hiện giao chỉ tiêu phấn đấu thu, lấy chỉ tiêu pháp lệnh thu NSNN Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao làm căn cứ chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn.
Thứ hai, về rà soát, phân tích kiểm soát dự toán chi NSĐP các năm trước.
Ủy ban nhân dân các cấp chủ động xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP được giao hàng năm.
Đồng thời, phải dựa trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH hàng năm của địa phương; Thực tế thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương, ước thực hiện qua các năm, xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.
Các địa phương báo cáo chi tiết nhu cầu, việc sử dụng các nguồn lực của địa phương, kinh phí thừa, thiếu để thực hiện các chính sách mới, hoặc việc điều chỉnh tăng mức, mở rộng đối tượng thụ hưởng các chính sách hiện hành và nhu cầu qua các năm theo quy định, để có cơ sở lập dự toán bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc quy định tại Quyết định 579/QĐ-TTg.
Bên cạnh đó, đối với dự toán chi đầu tư phát triển, căn cứ quy định của Luật Đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển trong cân đối NSĐP theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg.
Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương; chủ động tính toán, bố trí nguồn để xử lý dứt điểm các khoản nợ xây dựng cơ bản, các khoản nợ vay của NSĐP phải trả khi đến hạn.
Đối với các nhiệm vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ mục tiêu nhiệm vụ và nhu cầu nguồn vốn đầu tư đã quy định, kết quả đã đầu tư đến hết năm 2020, khả năng thực hiện năm 2021, các địa phương chủ động xây dựng, tính toán nhiệm vụ năm 2021, trong đó chủ động bố trí, sắp xếp NSĐP và các nguồn tài chính theo chế độ quy định để thực hiện các nhiệm vụ trên, giảm dần sự phụ thuộc các khoản bổ sung từ NSTW.
Thứ ba, đối với vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cần thực hiện một số công việc cụ thể:
- Cần phân tích đánh giá kế hoạch đầu tư XDCB trước khi phân tích đánh giá kế hoạch chi vốn đầu tư XDCB. Trước hết đánh giá các khâu của quá trình đầu tư XDCB về tính khả thi, khả năng thực hiện. Sau đó đánh giá dự toán của của công trình đầu tư, đánh giá khả năng thanh toán..
- Ưu tiên đầu tư cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nhất là đối với một số xã đặc biệt khó khăn. Cần thống nhất chủ trương, mục tiêu đầu tư, thống nhất giải thích thuyết phục một số xã, ngành không được bố trí dự án thông suốt trong việc thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư khắc phục tư tưởng nể nang, chia vốn.
- Phấn đấu các dự án đưa vào kế hoạch cần tập trung vốn dứt điểm, đúng tiến độ, tránh dàn trải, kéo dài để sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả.
Qua đánh giá cho thấy chỉ tiêu xây dựng kế hoạch kiểm soát đầu tư phát triển KTXH của địa phương theo nội dung và tiến độ thực hiện điểm thấp chỉ đạt mức trung bình, kết hợp với tổng kết đánh giá thực hiện 3 năm, 5 năm việc huy động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và những vấn đề rút ra cho công tác kế hoạch hoá ở giai đoạn tiếp theo.
Tiếp tục đầu tư mạnh để xây dựng, phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện khai tác tối đa các tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, trước hết là phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, trọng điểm là công trình giao thông và công trình phúc lợi trên địa bàn tỉnh.
Cần tập trung đầu tư vào công trình hạ tầng, giao thông, cần tiếp tục cải thiện các tuyến đường giao thông phục vụ các cụm công nghiệp, khu du lịch. Cải tạo nâng cấp các trục đường giao thông theo các quy định tiêu chuẩn của Nhà nước.
Tăng cường quản lý hệ thống giao thông.
Tăng cường kiểm soát theo nội dung và tiến độ thực hiện, thực hiện các chế định đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm cá nhân trong từng khâu, nhất là trách nhiệm của người quyết định dự án quy hoạch và quyết định đầu tư dự án; làm rõ sai làm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiện hại vật chất; khắc phục tình trạng quy trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những cán bộ, công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà nhũng nhiễu, năng lực chuyên môn yếu trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Các dự án khởi công mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của thị xã đã được phê duyệt, có thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành và đã hoàn thành cơ bản việc đền bù, giải phóng mặt bằng.
Cần có dự phối hợp nhịp nhàng giữa UBND tỉnh và KBNN Phổ Yên, phòng tài chính, Ban quản lý dự án. UBND Tỉnh cần chỉ đạo trực tiếp, có định hướng cụ thể các danh mục dự án đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư cho các dự án khởi công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.