Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 88 - 92)

Chương 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN QUA

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước

3.3.1. Nhân tố khách quan Thứ nhất, cơ chế pháp lý

Quán triệt các Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 70/NQ-CP) và sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, nỗ lực triển khai Nghị quyết của Chính phủ và của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua, hệ thống cơ chế chính sách trong công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua Kho bạc Nhà nước ngày càng được hoàn thiện, như:

-Luật Ngân sách năm 2015 mới được ban hành đã phát huy được những tác động lan tỏa nhất định về quản lý NSNN. Luật NSNN là thước đo chuẩn mực, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động có liên quan tới quản lý NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng đối với các địa phương.

-Công văn số 4193/KBNN-KSC về việc tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN, theo đó hướng dẫn tháo gỡ một số khó khăn trong công tác kiểm soát chi đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ như: thủ tục đầu tư đối với các dự án khởi công mới sử dụng vốn NS địa phương, vốn trái phiếu chính phủ, vốn từ nguồn thu để lại chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương... Đồng thời, yêu cầu các đơn vị KBNN chủ động rà soát, nắm vững tình hình giải ngân vốn đầu tư kế hoạch của từng dự án;

phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính các cấp, ban, ngành, các chủ đầu tư tìm hiểu nguyên nhân vướng mắc, tham mưu, báo cáo các cấp có thẩm quyền có biện pháp tháo gỡ kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, các văn bản không trực tiếp điều chỉnh cơ chế quản lý thanh toán vốn, nhưng lại là những văn bản ảnh hưởng lớn đến quá trình kiểm soát chi đầu tư, do là cơ sở, là chế độ, là định mức bắt buộc các đối tượng tham gia hoạt động đầu tư phát triển phải tuân thủ. Những lần thay đổi đó đem lại những lợi ích nhất định trong công tác quản lý điều hành, tuy nhiên kéo theo những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, chưa kể một số văn bản chưa rõ ràng, gây các cách hiểu và thực hiện khác nhau trong việc phối hợp giải quyết công việc.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế và môi trường xã hội.

Về phát triển kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên, có tác động lớn đến nguồn chi, quy mô giá trị nguồn chi… Trong đó đòi hỏi cần phải có một cơ chế hoạt động, chính sách, chế độ quản lý chặt chẽ, hiệu quả trong kiểm soát chi NSNN. Nguồn chi đầu tư phát triển được lấy từ NSNN mà nguồn thu NSNN chủ yếu được thu từ thuế và khai thác các tài nguyên quốc gia, các khoản thu thuế từ các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ… Do đó, phát triển kinh tế xã hội càng lớn thì địa phương càng có nhiều ngân sách chi cho hoạt động đầu tư phát triển. Khi cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật đồng bộ sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, đáp ứng các khoản chi tiêu của Chính phủ.

Do vị trí địa lý của thị xã tương đối thuận lợi, hệ thống giao thông đường xá đi lại thuận tiện ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế. Mặc dù nguồn thu ngân sách trên địa bàn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị xã. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính chủ động trong quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính, tác động và ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi đầu tư của KBNN Phổ Yên.

Thứ ba, năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị tham gia vào hoạt động đầu tư (chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các cơ quan nhà nước)

Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới kiểm soát chi đầu tư phát triển.

Thực tế cho thấy năng lực, trình độ của các nhà đầu tư, BQLDA còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án do xã làm chủ đầu tư. Có rất nhiều thành viên thuộc các Ban QLDA không thường xuyên làm công tác đầu tư, chưa có có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ từ khâu lập, trình duyệt dự án cho đến việc làm các thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tư theo quy định bị chậm;

không đảm bảo tiến độ thực hiện vốn năm cũng như kế hoạch khối lượng, ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước Phổ Yên. Có những bộ chứng từ khi chủ đầu tư mang đến giao dịch KBNN phải trả về vì những lỗi sai chính tả, sai niên độ ngân sách, sai số tiền bằng chữ,… những sai sót này do năng lực của chủ đầu tư. Ngoài ra, ý thức chấp hành của một số chủ đầu tư chưa cao, gây sự bê trễ trong công việc, thoái việc cho nhà thầu.

3.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, Tổ chức bộ máy quản lý

Lực lượng cán bộ nghiệp vụ KBNN nói chung, trong đó đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển từ NSNN nói riêng còn hạn chế bởi kiến thức, tư duy, lề lối làm việc, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Số lượng cán bộ không nhiều trong khi số đơn vị giao dịch tại KBNN có xu hướng tăng, khối lượng chi ngày càng lớn, tính chất các khoản chi ngày càng đa dạng, phức tạp hơn.

Theo số liệu tại KBNN Phổ Yên, hiện nay gồm 3 bộ phận nghiệp vụ, Tổng số cán bộ công chức là 15 người, số công chức có trình độ đại học, cao đẳng là 13 người chiếm 86,7%; số công chức có trình độ sơ cấp và nghiệp vụ khác là 02 người chiếm 13,3 %.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ

Bộ phận kiểm soát chi và kiểm soát thanh toán vốn có 1 cán bộ, có kiến thức, lòng nhiệt tình, khả năng ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm trong các công tác nghiên cứu tiếp thu hệ thống văn bản pháp quy nói chung và văn bản về quản lý đầu tư XDCB, vì vậy ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN Phổ Yên.

Thứ ba, quy trình kiểm soát chi đầu tư phát triển và kiểm soát vốn đầu tư Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển qua KBNN Phổ Yên, là công cụ để cán bộ kiểm soát chi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Hiện tại, việc kiểm soát chi đầu tư phát triển tại KBNN Phổ Yên đang được

áp dụng theo quy trình ban hành theo Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 của Tổng Giám đốc KBNN. Về cơ bản quy trình này đạt được các yêu cầu về thủ tục hành chính, quy định rõ thời gian giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoa học, đồng thời quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm tới từng bộ phận.

Tuy nhiên, quy trình vẫn còn có những vấn đề tồn tại như: Quy trình quy định là kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của tài liệu nhưng chưa quy định chặt chẽ thế nào là tài liệu hợp pháp, hợp lệ như hình thức tài liệu, cấp nào ký từng loại tài liệu, hợp đồng nếu là ủy quyền thì có cần văn bản ủy quyền hay không hoặc bảng tính giá chi tiết của hợp đồng thì chủ đầu tư và đơn vị thi công có cần phải lập lại hay không, hay chỉ cần gửi dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu vì dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu là một phần của hợp đồng. Dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu là bản sao thì chủ đầu tư và đơn vị thi công có cần phải ký xác nhận lại bản sao đó hay không; hoặc dự toán dự thầu của đơn vị trúng thầu chưa khớp đúng với kết quả trúng thầu thì KBNN có được nhận báo cáo đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu trong đó có phần hiệu chỉnh sai lệch không, hoặc đối với những gói thầu nhỏ áp dụng chỉ thầu rút gọn, hợp đồng tự thực hiện có nhất thiết phải lập và ký hợp đồng đơn giá tổng hợp hay có thể sử dụng luôn trên dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt…

Từ việc quy định chưa chặt chẽ, rõ ràng dẫn đến việc hiểu và thực hiện không thống nhất trong cơ quan KBNN, gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát, kiểm soát chi NSNN.

Tính đơn giản trong thủ tục thanh toán

Luật NSNN mới chỉ bỏ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí thay bằng cấp phát bằng dự toán từ KBNN, còn một số phương thức cấp phát khác như cấp phát bằng lệch chi tiền, ghi thu – ghi chi, cấp phát bằng kinh phí ủy quyền vẫn còn tồn tại song song với hình thức cấp phát mới. Thực tế đó đã gây không ít khó khăn cho công tác kiểm soát chi từ NSNN qua KBNN Phổ Yên.

Bên cạnh đó, việc ban hành quy định thanh toán trước kiểm soát sau đối với dự án, hợp đồng thanh toán nhiều lần cũng nảy sinh nhiều hạn chế vì đối với những

dự án có tổng mức đầu tư nhỏ, không phải công trình trọng điểm cấp bách.. thì việc thanh toán cho chủ đầu tư xong mới kiểm soát hồ sơ và nhiều khi phát hiện sai sót, thiếu hồ sơ… nhưng công tác khắc phục đối với chủ đầu tư rất chậm thường phải đến khi thanh toán lần hai vì khi đó không khắc phục sai sót thì KBNN không thanh toán chi ra.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN.

Từ năm 2009, khi Bộ Tài chính đưa chương trình quản lý NSNN qua hệ thống TABMIS và công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN giúp KBNN tiết kiệm được thời gian xử lý thông tin, công việc, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và thống nhất về mặt số liệu tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ hiệu quả hơn, làm cho công tác kiểm soát chi NSNN hoạt động đầu tư phát triển được hiệu quả hơn, chính xác hơn và tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo nhanh chóng, chính xác và thống nhất về mặt số liệu tạo tiền đề cho những cải tiến quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi đầu tư phát triển qua kho bạc nhà nước Phổ Yên Thái Nguyên (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)