Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 34 - 38)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Theo phương pháp này các thông tin được thu thập từ:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn qua các năm 2015-2017;

- Sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet,...

liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính tại một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp.

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về cơ chế tự chủ tài chính tại một số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Đây là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ các nguồn thuộc: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả sẽ xin ý kiến của Ban Giám hiệu về quan điểm, mục tiêu, định hướng công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tác giả tiến hành điều tra khảo sát qua bảng hỏi nhằm đánh giá thông tin định tính.

a. Đối tượng điều tra: Cán bộ nhân viên và Ban Giám hiệu của cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn

b. Mẫu phiếu điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, …

Phần 2: Thông tin khảo sát về khả năng tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

c. Chọn mẫu:

Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

n = N

1+N.e2 Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)

Hiện nay trên địa bàn số cơ sở giáo dục chuyên nghiệp gồm 3 trường (02 trường cao đẳng và 01 trường trung cấp). Số lượng cán bộ nhân viên của 3 trường là 374 người, áp dụng công thức chọn mẫu trên tính được n = 193 người.

Đối với Cán bộ lãnh đạo cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, tác giả tiến hành điều tra Ban giám hiệu, trưởng phó phòng ban, trưởng phó các khoa chuyên môn của 03 trường. Theo thống kê có 45 người, tác giả điều tra đủ cả 45 người.

Bảng 2.1: Thống kê mẫu khảo sát

Đối tượng Tổng thể

Mẫu Số lượng Tỷ lệ (%)

1.Cán bộ lãnh đạo 45 100 45

Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn 14 31,11 14 Cao đẳng nghề dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn 10 22,22 10

Trung cấp y Bắc Kạn 21 46,67 21

2.Cán bộ nhân viên 374 100 193

Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn 124 33,16 64 Cao đẳng nghề dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn 98 26,20 51

Trung cấp y Bắc Kạn 152 40,64 78

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin a. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian đã qua và đi tới kết luận. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất đối với công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

b. Phương pháp bảng thống kê

Sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê sẽ giải thích các chỉ tiêu công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển

khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

c. Phương pháp đồ thị thống kê

Sử dụng đồ thị thống kê là dùng các hình vẽ, đường nét khác nhau để mô tả các số liệu thống kê, có thể ở dạng hình cột, đường thẳng...căn cứ vào nội dung nghiên cứu về công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tác giả sẽ phản ánh qua đồ thị thống kê.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết luận về công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Luận văn sử dụng 2 kỹ thuật:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

b.Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả các số liệu phản ánh nội dung công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn qua đó thấy

được những ưu - nhược điểm, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điểm trung bình: 𝑋̅̇ điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.2: Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20-5,0 Tốt

4 3,4-4,19 Khá

3 2,60-3,39 Trung bình

2 1,80-2,59 Yếu

1 1,0-1,79 Kém

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)