Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
4.1.1.Quan điểm đầu tư, phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục
Nền kinh tế tri thức đang dần thay thế nền kinh tế công nghiệp, mở ra một hướng phát triển mới cho loài người, trong đó sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao. Trong Văn kiện Đại hội X (2006) của Đảng, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được khẳng định:
“Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”.
Xã hội học tập là một mô hình giáo dục, trong cấu trúc của nó có sự cân đối hài hòa giữa hệ giáo dục ban đầu với hệ giáo dục tiếp tục. Toàn bộ các thiết chế giáo dục của cả hai hệ đó có những mối quan hệ hỗ trợ, tiếp nối và liên thông với nhau, tạo nên một tổ chức giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập khác nhau của mọi thời kỳ lứa tuổi, bảo đảm cho từng con người được giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời. Trong xã hội học tập, khái niệm giáo dục thường xuyên nói lên một quá trình giáo dục theo sát suốt cuộc đời con người, và từ góc độ hoạch định chính sách giáo dục để đảm bảo quyền con người được học tập khi họ có nhu cầu, thì giáo dục thường xuyên được hiểu là một chính sách quốc gia. Quan điểm của Đảng trong việc ban hành
nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục thường xuyên có vị trí hết sức quan trọng khi đặt vấn đề xây dựng xã hội học tập. Giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO đã nêu một quan điểm đúng đắn: “Giáo dục thường xuyên phải giữ vai trò chủ đạo trong mọi chính sách giáo dục tại các nước phát triển và đang phát triển” và
“Giáo dục thường xuyên qua mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời, không chỉ bó hẹp trong những bức tường nhà trường. Nền giáo dục phải được cải tổ toàn diện. Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự”.
Ở các nước phát triển, việc phổ cập giáo dục bậc trung học đã hoàn thành, giáo dục người lớn tập trung vào giáo dục sau trung học. Người lớn ở độ tuổi lao động cần được học tập tiếp tục để cập nhật tri thức mới, tiếp cận công nghệ mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, do đó nội dung giáo dục người lớn với đối tượng này hướng vào việc đào tạo tiếp tục, hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nhân lực trên các lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế quốc dân.
Ở nước ta, vấn đề giáo dục người lớn có nhiều nội dung và hình thức hơn so với giáo dục người lớn tại các nước phát triển. Nếu như ở Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Ý, Nhật,..., giáo dục người lớn tập trung vào giáo dục sau trung học, thì hệ giáo dục này ở nước ta lại phải phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như người mù chữ, người chưa được phổ cập giáo dục tiểu học, người chưa hoàn thành chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông, người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.... Vì vậy, hệ thống giáo dục không chính quy dành cho người lớn bao gồm nhiều thiết chế giáo dục khác nhau, nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện với khá nhiều mục tiêu đào tạo... Song, chương trình giáo dục người lớn sau trung học vẫn cần được coi trọng, bởi một bộ phận người lớn đang lao động lại rất cần được đào tạo để trở thành nguồn nhân lực chất
thanh niên thành nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là một thiếu sót về mặt chiến lược. Cần phải thấy rằng, đào tạo nhân lực chất lượng cao từ những lao động tại chỗ là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, ngoài trường đại học, các trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp, cao đẳng và các lớp đại học trong các doanh nghiệp cũng đóng vai trò không thể thiếu được trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chúng ta đang hướng tới sự phát triển nền kinh tế tri thức, từng bước chuyển dần một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp sang kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng những công nghệ cao, mà việc làm chủ những công nghệ này phải cần đến những nhân tài, với tư cách là những lao động có những tri thức chuyên môn sâu và có năng lực sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Nhân tài được hiểu là bộ phận lao động trí tuệ trong nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, quy hoạch bồi dưỡng nhân tài trở thành một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược giáo dục. Nhân tài là yếu tố hàng đầu của năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược nhân tài của đất nước. Trong quá trình xây dựng xã hội học tập, phải có những thiết chế giáo dục phụ trách công việc đào tạo, bồi dưỡng những tài năng, mà trước hết, một số trường đại học phải được đầu tư tập trung để tạo ra được những tài năng thực thụ.
Nhìn chung, các đề tài đều chú ý đến các thiết chế giáo dục không chính quy phục vụ việc học tập của người lớn chủ yếu như Trung tâm học tập cộng đồng, Nhà văn hóa xã, Bưu điện văn hóa xã, một số loại hình câu lạc bộ, lớp bổ túc văn hóa, thư viện xã (hoặc tủ sách của xã, thôn), lớp dạy nghề ngắn hạn...trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
4.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Thực hiện việc lập kế hoạch và xây dựng dự toán sát với tình hình thực tế, tăng cường các nguồn thu cho đơn vị nhất là nguồn thu
tiết kiệm tối đa các loại chi phí như chi phí hoạt động chuyên môn, chi phí hành chính… Đồng thời tạo nguồn chênh lệch thu - chi trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước. Từ đó tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, công nhân viên đồng thời nâng cao cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh - sinh viên; tăng cường tính tự chủ tự chịu trách nhiệm trong tổ chức, sắp xếp bộ máy, sử dụng nguồn lực lao động, tài chính, nâng cao chất lượng, tăng nguồn thu, thu nhập cho người lao động, giảm dần sự bao cấp đối với NSNN.
Mục tiêu cụ thể:
* Xây dựng dự toán: Xây dựng phương án tự chủ về tài chính gửi Sở Tài chính và UBND tỉnh xét duyệt để ra Quyết định.
+ Về mức thu học phí: Xây dựng mức thu học phí theo từng ngành học trên cơ sở các quy định của Nhà nước cụ thể là Nghị quyết số: 07/2016/NQ- HĐND ngày 29/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
Thể chế hoá và công khai các mức thu của học sinh, sinh viên bằng văn bản, quyết định cụ thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tuyển sinh gắn với việc làm.
+ Về chi kinh phí: Đối với mức chi thu nhập tăng thêm cần xây dựng thang bảng điểm bình xét để tính cho từng cán bộ giảng viên.
Chi tăng cường mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập cho nhà trường. Bổ sung, hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ bằng các mức khoán chi phù hợp, tiết kiệm cho từng đơn vị trong Nhà trường.
Xây dựng các chế độ chính sách cho cán bộ -giáo viên về hưu trước thời hạn.
+ Về quyết toán tài chính: Xây dựng các tiêu chí để kiểm tra đánh giá chất lượng của công tác quản lý tài chính của Nhà trường. Đồng thời nâng cao