Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 38 - 42)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Tổng nguồn thu

Tổng nguồn thu = ∑ các nguồn thu của cơ sở giáo dục (ngân sách, học phí, dịch vụ, NCKH, …)

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh quy mô hàng năm mà cơ sở giáo dục thu được từ các nguồn: Ngân sách, học phí, dịch vụ, NCKH, từ thiện, viện trợ.

k i i i n

X K

X n

 

X

Tổng nguồn thu càng lớn chứng tỏ số lượng các hoạt động thu càng nhiều và ngược lại.

- Tổng nguồn chi

Tổng nguồn chi = ∑ các nguồn chi của cơ sở giáo dục (chi tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm; điện nước, xăng dầu; mua vật tư, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, thực tập, mua tài liệu; chi đầu tư phát triển; chi NCKH)

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh quy mô hàng năm mà cơ sở giáo dục cho cho các hoạt động như: chi tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm; điện nước, xăng dầu; mua vật tư, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, thực tập, mua tài liệu; chi đầu tư phát triển; chi NCKH…Tổng nguồn chi càng lớn chứng tỏ số lượng các hoạt động chi càng nhiều và ngược lại.

- Chênh lệch thu chi

Chênh lệch thu chi = Tổng nguồn thu - Tổng nguồn chi

Chênh lệch thu chi thể hiện hiệu quả trong quá trình các cơ sở giáo dục sử dụng thu chi theo mục đích như thế nào, nếu chỉ tiêu này đương nghĩa là thu lớn hơn chi, đơn vị đảm bảo khả năng hoạt động tự chủ và ngược lại nếu chỉ tiêu này âm, các đơn vị không đảm bảo nguồn thu, quá trình tự chủ sẽ khó khăn hơn.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

- Phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp Cơ cấu phân bổ NS

từng đối tượng (đầu vào, đầu ra) (%)

=

Số lượng nguồn NSNN (đầu vào, đầu ra)

x 100 Tổng NS được phân bổ chung hàng năm

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá cơ cấu phân bổ NSNN từng đối tượng đầu vào (số lượng giảng viên, sinh viên), đầu ra (số lượng sinh viên tốt nghiệp, văn bằng được cấp). Số phân bổ này được trang bị cho các định hướng về đào tạo, NCKH của từng cơ sở đào tạo. Cơ cấu này càng thấp càng chứng tỏ cơ sở đào tạo đã linh hoạt triển khai cơ chế tự chủ và ngược lại.

- Cơ cấu nguồn thu Cơ cấu nguồn thu

(%) = Số nguồn thu

x 100 Tổng nguồn thu hàng năm

Chỉ tiêu này nhằm cho biết cơ cấu từ các nguồn ngân sách, học phí, dịch vụ, NCKH, từ thiện, viện trợ,…qua các năm thay đổi ra sao. Cơ cấu nguồn thu cho biết khả năng tự chủ tài chính của cơ sở đào tạo bởi vì nguồn thu càng đa dạng thì khả năng tự chủ tài chính càng cao. Tỷ lệ nguồn thu sẽ cho biết cơ sở đào tạo đang hoạt động dựa vào nguồn tài chính nào là chủ yếu. Cơ cấu nguồn thu cũng cho biết trong điều kiện, khả năng của mình, các trường nên tìm giải pháp để tăng thu từ nguồn nào.

-Cơ cấu nguồn chi

Cơ cấu nguồn chi (%) = Số nguồn chi

x 100 Tổng nguồn chi hàng năm

Chỉ tiêu này nhằm cho biết cơ cấu từ các nguồn chi như: Chi tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm; điện nước, xăng dầu; mua vật tư, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, thực tập, mua tài liệu; chi đầu tư phát triển; chi NCKH…so với tổng nguồn chi hoạt động trong năm của cơ sở đào tạo. Cơ cấu nguồn chi cho biết khả năng tiết kiệm và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí trong năm của cơ sở đào tạo. Nguồn kinh phí của cơ sở đào tạo đang đầu tư chủ yếu cho vấn đề gì? Trong tương lai cần thay đổi theo hướng nào? để duy trì sự cạnh canh và phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường.

-Thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức Tốc độ thu nhập tăng

thêm của CBVC (%) = Số thu nhập năm sau

x 100 Số thu nhập năm trước

Chỉ tiêu này cho biết khả năng bảo đảm, chăm lo đời sống của cơ sở đào tạo tới cán bộ, giảng viên, nhân viên. Điều này cho thấy hiệu quả của các hoạt động, khả năng huy động CBVC để thực hiện nhiệm vụ, theo đuổi sứ mạng của cơ sở đào tạo trong tương lai. Nó cũng nói lên sự yên tâm công tác, sự cống hiến, sự đóng góp của CBVC với đơn vị.

-Suất đầu trên 1 sinh viên

Suất đầu tư = Tổng chi phí trong năm

Tổng số sinh viên bình quân đào tạo trong năm Tỷ lệ này phản ánh số tiền NS và tổng số tiền chi phí trong năm nhà trường bỏ ra để đào tạo 1 SV. Suất đầu tư càng cao thì càng có khả năng nâng cao chất lượng đào đạo. Cơ cấu về suất đầu tư cho biết nguồn tài chính đảm bảo cho hoạt động của nhà trường đến từ đâu.

-Chênh lệch thu chi trên tổng nguồn thu Chênh lệch thu chi trên

tổng nguồn thu = Chênh lệch thu chi trong năm

x 100 Tổng nguồn thu

Tỷ số này phản ánh trong một đồng nguồn thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm chênh lệch giữa thu chi. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả của các chiến lược đào tạo, NCKH, cơ chế quản lý của cơ sở đào tạo đang thực hiện. Trong đó, chênh lệch thu chi trong năm là khoản chênh lệch ròng giữa các khoản thu sau khi đã trừ hết các chi phí, nộp thuế thu nhập nhà nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)