Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Giải pháp về việc xây dựng kế hoạch đào tạo và lập dự toán ngân sách Đối việc xây dựng kế hoạch đào tạo: Hàng năm Phòng Kế hoạch -Tài chính tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo của năm học tiếp theo, việc xây dựng kế hoạch phải thực hiện theo đúng quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động TB&XH ban hành. Đó là có bao nhiêu giảng viên có trình độ thạc sỹ thì tương ứng là được đào tạo bao nhiêu học sinh sinh viên. Phòng Kế hoạch -Tài chính cần phối hợp với phòng Đào tạo và NCKH để xây dựng chi tiết các ngành đào tạo, đây chính là cơ sở để Uỷ ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo và cũng là cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phôi bằng.
Đối với lập dự toán ngân sách (đó là xây dựng phương án tự chủ theo các giai đoạn 3 năm /1 lần). Phòng Kế hoạch - Tài chính cần phối hợp với phòng Công tác Học sinh - Sinh viên, phòng Đào tạo và NCKH để thống kê số liệu chính xác số HS-SV, học viên theo học. Kê chi tiết từng hợp đồng liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Đánh giá nguồn kinh phí đã được cấp của giai đoạn cũ, xây dựng nguồn kinh phí cho giai đoạn mới. Tính chính xác số thuế phải nộp trong năm tài chính tiếp theo cho ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở đó có thuyết minh cụ thể từng mục chi kinh phí theo mục lục ngân sách nhà nước đối với các khoản chi thường xuyên, lập bảng tính lương và phụ cấp lương của cả năm tài chính gửi kèm với phương án, có các giải pháp cụ thể khi xây dựng phương án tự chủ. Sau khi phương án tự chủ được cấp có thẩm quyền xét duyệt đây chính là dự toán kinh phí được cấp ổn định trong 3 năm tài chính của các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp. Dự toán ngân sách chỉ được bổ sung khi có điều chỉnh tăng cải cách tiền lương như:
được cấp bổ sung. Nếu có nhiệm vụ đột xuất do cấp trên giao nhiệm vụ thì dự toán cũng được bổ sung.
4.2.2. Giải pháp về khai thác nguồn thu
* Nguồn thu từ học phí, lệ phí
Huy động nguồn thu từ học phí, lệ phí đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới, Nhà nước sẽ điều chỉnh mức học phí nhằm tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp/ bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng học phí và nâng mức học phí, sẽ là tín hiệu tốt cho các cơ sở giáo dục hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, nhà trường cần thể chế hoá các quy định về các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học, điều chỉnh mức thu có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí. Xây dựng khung học phí theo chương trình đào tạo, cơ cấu ngành đào tạo. Mức thu học phí trước đây chưa có sự phân biệt theo chương trình, ngành đào tạo, vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu đặc thù riêng của từng chương trình, chuyên ngành đào tạo.
Công tác tuyển sinh cũng là yếu tố quyết định đến tăng nguồn thu học phí, nhiều năm qua nhà trường tuyển sinh không đủ chỉ tiêu được giao.
Công tác tuyển sinh phải gắn với việc làm, đào tạo theo địa chỉ, liên doanh liên kết cũng là những biện pháp giúp nhà trường hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.
Ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước cấp, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp còn huy động thêm nguồn học phí, lệ phí của người học, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ đào tạo liên thông, các loại dịch vụ và các nguồn thu khác. Nguồn kinh phí này chủ yếu phục vụ cho các khoản chi sau:
- Hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và phục vụ đào tạo
văn phòng phẩm, trang thiết bị tại các văn phòng khoa, hỗ trợ việc biên soạn giáo trình, hỗ trợ quản lý chuyên môn, hành chính, đoàn thể.
- Các hoạt động sự nghiệp GDĐT như hỗ trợ cho việc tổ chức thực tập, thực tế của giảng viên và sinh viên, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vào các dịp lễ lớn, khen thưởng sinh viên, hỗ trợ sinh viên tình nguyện.
* Nguồn thu từ đào tạo vừa học, vừa làm, liên doanh liên kết, thu dịch vụ Tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời có nguồn thu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.Để tăng nguồn thu nhà trường nên áp dụng mức khoán, khuyến khích cán bộ, giáo viên tìm kiếm nguồn tuyển sinh để tăng thêm nguồn thu.
Tăng nguồn thu dịch vụ như: Ký túc xá, nhà ăn…nhà trường phải có chính sách thu hút HS-SV vào ở khu Ký túc xá. Đối với khu nhà ăn, mặc dù khoán cho cá nhân đứng lên thầu nhưng nhà thầu phải cải thiện thật tốt các món ăn, nâng cao chất lượng thực phẩm để thu hút nhiều học sinh -sinh viên hơn nữa.
4.2.3. Giải pháp về quản lý chi tiêu
* Nhóm mục chi cho cá nhân
Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp cần thay đổi phương thức thanh toán tiền lương tăng thêm cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, thay vì trả lương tăng thêm theo mức A, B, C, D do các đơn vị bình bầu theo cảm tính không mấy hiệu quả, chỉ là hình thức vì các đơn vị ngại va chạm, các tiêu chí bình bầu rõ ràng nhưng cá nhân trong cùng một đơn vị còn nể nang nhau. Nhà trường cần quy định một thang bảng điểm để bình xét A, B, C, D theo đối tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên khác nhau vì không đồng nhất nhau về nội dung công việc. Chế độ trả tiền lương tăng thêm của trường vì vẫn còn cào bằng, không tạo động lực để người lao động nâng cao năng suất và chất lượng giảng dạy.
chi trả học bổng khuyến khích cho sinh viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt từ nguồn thu học phí (không dưới 10%), ngay từ đầu năm tạo động lực cho sinh viên phấn đấu và rèn luyện.
* Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn
Thanh toán dịch vụ công cộng: Cơ sở giáo dục chuyên nghiệp cần xây dựng định mức tiêu thụ điện, nước cho các đơn vị sử dụng cụ thể, để kiểm soát và có chế độ thưởng, phạt kịp thời để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm điện, nước. Việc điều động xe đi công tác nên khuyến khích dùng phương tiện cá nhân theo phương thức khoán, hàng năm cần kiểm tra lượng tiêu thụ xăng thực tế của xe ô tô hiện có để cấp phát xăng dầu đúng thực tế.
Thanh toán văn phòng phẩm: Tiền văn phòng phẩm tiết kiệm được trong năm sẽ sử dụng để khen thưởng trực tiếp cho cá nhân, đơn vị tiết kiệm được, mức khen thưởng do Hiệu trưởng quyết định.
Thanh toán công tác phí: Thực hiện mức khoán cho cá nhân hay đi công tác, đơn vị sẽ tiết kiệm được kinh phí chi trả theo hóa đơn thực tế, tránh việc khai man để đảm bảo trang trải các khoản chi thực tế và vô hình chung, hình thành thói quen man trá chứng từ, hóa đơn tài chính.
4.2.4. Giải pháp về mua sắm tài sản và vật tư trong nhà trường
Mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động dạy và học trong nhà trường cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các văn bản do nhà nước ban hành. Đối với tài sản có giá trị từ 20 triệu trở lên cần có 3 báo giá cạnh tranh, biên bản họp thầu và quyết định chỉ định thầu. Đối với tài sản có giá trị từ 100 triệu trở lên phải đấu thầu.
Việc mua sắm tài sản cần phải có dự toán từ các phòng, ban, khoa, tổ Trung tâm gửi lên trên cơ sở có biên bản khảo sát của cán bộ quản lý công sản và các cán bộ có chức năng ở Phòng Tổ chức - Hành chính trong cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, việc khảo sát xem thực trạng tài sản của đơn vị đó có hỏng không cần thay thế hay sửa chữa để báo cáo Hiệu trưởng.
theo khung chương trình của bộ môn học, tránh tình trạng lãng phí đồng thời giáo viên hướng dẫn cần yêu cầu HS-SV chấp hành tốt các thao tác trong quá trình thực hành.
Sau khi cung cấp tài sản cho các phòng, khoa, trung tâm cần có biên bản bàn giao để đơn vị đó quản lý và sử dụng tài sản công theo đúng quy định.
4.2.5.Nâng cao tính linh hoạt của cơ chế tự chủ tài chính
Khi đã có các qui định trong qui chế chi tiêu nội bộ thì cho phép các trường được chi những khoản chi cao hơn định mức qui định của Nhà nước.
Giảm bớt sự kiểm soát chi của Kho bạc. Các trường chỉ phải mở tài khoản tại kho bạc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NS cấp. Phần kinh phí trích lập các quỹ; khoản thu học phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác thì cho phép các trường chuyển sang mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại để hưởng lãi, tiền lãi này được sử dụng là một nguồn thu hợp pháp, cuối năm sẽ kết chuyển vào quỹ hỗ trợ học sinh -sinh viên. Có như vậy, mới tạo thêm nguồn thu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi của các trường.
NS cấp cho các trường theo chế độ khoán và hậu kiểm theo phương thức thanh tra, kiểm toán định kỳ; trong năm các trường được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ nguồn NS cấp cho chi hoạt động thường xuyên để các trường có nguồn vốn chi cho đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ nhằm giảm bớt khó khăn cho các trường có nguồn thu ngoài NS thấp.
4.2.6. Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp cần chủ động đẩy mạnh sử dụng cơ chế tự chủ tài chính
Chủ động đẩy mạnh sử dụng cơ chế tự chủ tài chính trong khai thác, mở rộng, nâng cao chất lượng nguồn thu; tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn tài chính.
Cần sắp xếp lại bộ máy, tổ chức với cơ cấu tinh giản, linh hoạt. Tăng
đẩy mạnh hoạt động PR (Public Relations - quan hệ công chúng - QHCC) để quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhà trường tới người học, người sử dụng lao động và công chúng.
Đổi mới cơ chế tuyển chọn, quản lý giảng viên; cơ chế chi trả thu nhập cho CBVC trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ và theo phương thức cạnh tranh.
Tăng cường đổi mới cơ chế quản lý, đầu tư cơ sở vật chất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí; thúc đẩy việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất. Cần xây dựng được qui hoạch tổng thể trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. Điều này có nghĩa là nhà trường phải có qui hoạch, có lộ trình, cơ chế đầu tư thư viện, XDCB, mua sắm thiết bị... phù hợp với nhiệm vụ, sứ mạng phát triển nhà trường trong mỗi năm, mỗi giai đoạn.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán theo hướng giỏi chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt.
4.2.7. Nâng cao tính công khai, minh bạch hóa của cơ chế TCTC trong các hoạt động nội bộ nhà trường
Việc công khai hóa, minh bạch hóa lĩnh vực tài chính sẽ tạo ra sức ép;
buộc cá nhân, tập thể và các cấp quản lý phải tự giác tham gia vào quá trình đổi mới nhà trường theo hướng hiệu quả, xây dựng uy tín, thương hiệu trước người học và XH.
Công cụ hỗ trợ cho sự công khai, minh bạch hóa là các trường nên sử dụng ISO, đặc biệt là đưa tiến bộ công nghệ thông tin, nối mạng vào quản lý tài chính, quản lý đào tạo, quản lý người học, quản lý CBVC. Bởi vì, công nghệ thông tin đảm bảo tính tiện ích, đem lại những lợi ích to lớn cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức:
được nhiều dữ liệu dẫn tới cắt giảm được thời gian, chi phí thu thập, xử lý thông tin. Đối với nhà trường nó giúp cắt giảm khối lượng thời gian, công sức trong sắp xếp thời khóa biểu, phân công giảng dạy, thanh toán hợp đồng, thu học phí, phân loại SV…
Thứ hai, cho phép mỗi cá nhân, tổ chức phản ứng nhanh, chính xác với những thay đổi của môi trường vì nó xóa đi khoảng cách không gian, thời gian để người sử dụng tiếp cận nhanh, trực tiếp công việc.
4.2.8. Nhóm giải pháp nâng cao tính linh hoạt của cơ chế TCTC
Để tăng cường tính linh hoạt cho việc thực hiện cơ chế TCTC trong thực tế, đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi về chế độ kiểm tra, giám sát, bao gồm:
Một là, khi đã có các qui định trong qui chế chi tiêu nội bộ thì cho phép các trường được chi những khoản chi cao hơn định mức qui định của Nhà nước.
Hai là, cần giảm bớt sự kiểm soát chi của kho bạc. Các trường chỉ phải mở tài khoản tại kho bạc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NS cấp. Phần kinh phí trích lập các quỹ; khoản thu học phí, lệ phí và các nguồn thu hợp pháp khác thì cho phép các trường chuyển sang mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại để hưởng lãi, tiền lãi này được sử dụng là một nguồn thu hợp pháp.
Có như vậy, mới tạo thêm nguồn thu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi của các trường.
Ba là, NS cấp cho các trường theo chế độ khoán và hậu kiểm theo phương thức thanh tra, kiểm toán định kỳ; trong năm các trường được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ nguồn NS cấp cho chi hoạt động thường xuyên để các trường có nguồn vốn chi cho đầu tư XDCB, mua sắm TSCð nhằm giảm bớt khó khăn cho các trường sư phạm, các trường có nguồn thu ngoài NS thấp.