Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 65 - 70)

Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Nhân tố chủ quan

a.Năng lực quản lý của cơ quan chủ quản

Trước đây có một số trường chỉ áp dụng mô hình 2 cấp (Trường - Phòng/Khoa) nhưng sau một thời gian do sự phát triển quy mô của các trường ngày càng lớn dần, mô hình 2 cấp ở một số khoa trong các trường bộc lộ một số khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt là công tác chuyên môn nên các trường đã tổ chức theo 3 cấp và thực tế cho thấy mô hình quản lý 3 cấp hoạt động tốt và phù hợp hơn.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

(Nguồn: Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Bắc Kạn) ĐẢNG ỦY

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG, KHOA, TRUNG TÂM

trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng với các đơn vị chức năng tham mưu giúp việc gồm: các phòng, khoa, trung tâm. Cấp Khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành trực thuộc.

Cấp Bộ môn trực tiếp triển khai về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Các trung tâm có nhiệm vụ triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ, các hoạt động chuyển giao công nghệ và phục vụ đào tạo. Với cơ cấu này là phù hợp trong bối cảnh tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 3.12: Đánh giá cơ cấu tổ chức tại các các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất phù hợp 43 18,07

Phù hợp 133 55,88

Bình thường 62 26,05

Không phù hợp 0 0

Rất không phù hợp 0 0

Tổng 238 100

(Nguồn: Điều tra thực tế) Kết quả khảo sát vê cơ cấu tổ chức tại các các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong tự chủ tài chính cho thấy có đến 73,95% ý kiến lãnh đạo và nhân viên các trường đánh giá là “phù hợp” và “rất phù hợp” có 26,05% đánh giá là “bình thường” và không có ý kiến là “không phù hợp” và “rất không phù hợp”. Đây là nhân tố có tác động thuận lợi đến quá trình tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Năng lực nội sinh của các đơn vị giáo dục chuyên nghiệp thể hiện ở đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, thông tin…Đối với nhân lực quyền tự chủ của các trường đại học trong quản lý đội ngũ thể hiện ở sự tự do tuyển chọn, bố trí giảng viên và cán bộ vào các vị trí lao động cần thiết. Các cơ sở đại học còn có quyền tự chủ trong việc xác định các điều kiện cho cán bộ và đặc biệt giảng viên làm việc thuận lợi. Các giảng viên có quyền tham gia các công việc khác trong và ngoài nhà trường để tạo thêm thu nhập. Nhà nước có quyền quy định mức lương tối thiểu cho đội ngũ trên phạm vi quốc gia. Quyền tự chủ trong quản lý đội ngũ là điều kiện để nhà trường đại học thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình. Sự phát triển của một đơn vị được nhìn thấy ở 2 điểm: Sự xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh và phát triển đội ngũ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ sở vật chất thôi chưa đủ làm nên uy tín của một tổ chức, nhất là đối với một trường chuyên nghiệp. Bên cạnh đó phải có một đội ngũ mạnh - đủ về số lượng, khỏe về chất lượng. Có như vậy, nhà trường mới tự chủ được. Chủ trương của các trường trong xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên là: tận dụng tối đa trình độ chuyên môn cao của những giảng viên có trình độ, có học hàm học vị đang công tác tại các trường; đồng thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu trẻ.

Kết quả thống kê nhân lực các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giảm quy mô hàng năm, năm 2015 có 493 cán bộ, năm 2016 có 437 cán bộ, giảm 11,36% và năm 2017 giảm còn 419 cán bộ, tương ứng giảm 4,12%. Nguyên nhân quy mô giảm là do các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm rà soát đề án vị trí việc làm cho cán bộ, người lao động các trường, trước bối cảnh tinh giản biên chế khi mà lượng học sinh tuyển sinh quá thấp việc làm và nhu cầu của các trường sử dụng không hết được giảng viên và người lao động, một phần nhân lực tự làm đơn xin nghỉ việc, một bộ phận thuộc đề án nên có tâm lý chán nản và bỏ việc.

chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người %

Chỉ tiêu Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016 Số tuyệt

đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%) Tổng số 493 437 419 -56 -11,36 -18 -4,12

Phó giáo sư 0 0 0 0 - 0 -

Tiến sĩ 5 5 7 0 0 2 40

Chuyên khoa I 17 21 35 4 23,53 14 66,67

Chuyên khoa II 4 5 5 1 25 0 0

Thạc sĩ 207 221 235 14 6,76 14 6,33

Cử nhân 260 185 137 -75 -28,85 -48 -25,95

Cơ cấu (%)

Phó giáo sư 0 0 0 0 - 0 -

Tiến sĩ 0,44 0,42 0,54 -0,02 -4,55 0,12 28,57 Chuyên khoa I 1,48 1,74 2,72 0,26 17,57 0,98 56,32 Chuyên khoa II 0,35 0,42 0,39 0,07 20 -0,03 -7,14 Thạc sĩ 18,03 18,36 18,26 0,33 1,83 -0,1 -0,54 Cử nhân 22,65 15,37 10,64 -7,28 -32,14 -4,73 -30,77

(Nguồn: Báo cáo phòng Tổ chức - Hành chính các cơ sở giáo dục Chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn) Đề tự chủ tài chính đòi hỏi chất lượng nhân lực các cơ sở giáo dục cần nâng cao rõ rệt, có như vậy mới đổi mới sáng tạo các chuyên ngành đào tạo, chương trình đào tạo mới sẽ thu hút nhiều học sinh hơn. Đối với các trường theo kết quả bảng số liệu trên có tỷ lệ nhân lực đặc biệt là giảng viên có trình độ thạc sĩ vẫn chiếm chủ yếu, năm 2015 chiếm 18,03%, năm 2016 chiếm 18,36% và năm 2017 chiếm 18,26%. Trong khi đó tỷ lệ phó giáo sư 0%, tiến sĩ

chuyên khoa II chiếm khoảng 0,4%. Tỷ lệ giảng viên có trình độ cao còn quá thấp đây là cản trở cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp tự mình đổi mới quản lý, thu hút người học và đặc biệt là tự chủ tài chính.

Bảng 3.14: Thống kê quy mô và kinh phí thực hiện đề tài NCKH của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016 Số

tuyệt đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt

đối

Số tương đối (%)

Số lượng 39 41 32 2 5,13 -9 -21,95

Đề tài cấp Nhà nước,

Bộ, tỉnh 0 0 0 0 - 0 -

Đề tài cấp cơ sở 27 31 23 4 14,81 -8 -25,81

Đề tài sinh viên 12 10 9 -2 -16,67 -1 -10

Giá trị đề tài 159 185 142 26 16,35 -43 -23,24 (Nguồn: Báo cáo Phòng Quản lý khoa học các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn) Năng lực nghiên cứu khoa học các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn nhiều hạn chế, các chương trình đề tài, dự án cấp Nhà nước, Bộ, tỉnh các trường không có đề tài; chủ yếu là triển khai các đề tài là giảng viên và sinh viên, nên nguồn kinh phí chi cho hoạt động này còn khá khiêm tốn, năm 2015 chi 159 triệu đồng cho NCKH, năm 2016 chi 185 triệu đồng cho NCKH và năm 2017 chi 142 triệu đồng cho NCKH, đây là kết quả tất yếu khi chất lượng nhân lực của các cơ sở còn thấp, khả năng tham gia chủ trì các dự án, đề tài khó khăn, không có cơ hội được tuyển chọn.

giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt 0 0

Khá 15 6.3

Bình thường 115 48.32

Yếu 87 36.55

Rất yếu 21 8.82

Tổng 238 100

(Nguồn: Điều tra thực tế) Kết quả khảo sát về năng lực nội sinh của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, các ý kiến tập trung chủ yếu là bình thường chiếm 48,32% ý kiến trả lời, có đến 36,55% ý kiến đánh giá yếu, 8,82%

đánh giá là rất yếu và 6,3% đánh giá là khá. Kết quả đánh giá hoàn toàn phù hợp với thống kê số liệu thứ cấp tình hình năng lực nội sinh hiện tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, năng lực nội sinh còn yếu là yếu tố hạn chế để các cơ sở tự chủ tài chính cho mình.

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)