Tình hình tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 46 - 54)

Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.2.1. Tình hình tự chủ trong quản lý và khai thác các nguồn thu

Tổng nguồn thu các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc

Kạn có quy mô giảm hàng năm trong giai đoạn 2015-20017. Công tác thu gồm các hoạt động thu từ NSNN cấp, thu từ sự nghiệp của đơn vị và thu các dịch vụ của đơn vị. Năm 2015 có quy mô là 26.413 triệu đồng, năm 2016 có 24.954,2 triệu đồng, giảm 1.458,8 triệu đồng, tương ứng giảm 5,52%; năm 2017 có quy mô là 23.651,3 tỷ đồng, giảm 1.302,9 triệu đồng, tương ứng giảm 5,22%. Kết quả thu cụ thể như sau:

*Nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp được các trường lập dự toán theo hướng dẫn hàng năm của Sở Tài chính Tỉnh Bắc Kạn. Đây là nguồn tài chính cơ bản để các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tỉnh giao cho. Quy mô nguồn thu từ NSNN giảm hàng năm, năm 2015 17.437,2 triệu đồng; năm 2016 đạt 16.347,8 triệu đồng, giảm 1.089,4 triệu đồng, tương ứng giảm 6,25% so với năm 2015; năm 2017 đạt 15.941,4 tỷ đồng, giảm 406,4 triệu đồng, tương ứng giảm 2,49% so với năm 2016. Nguyên nhân là các khoản thu từ NSNN gồm mục chi thường xuyên và không thường xuyên của nhà nước cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn giảm, tỷ lệ trích giảm do số lượng học sinh tuyển hàng năm giảm.

Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên là nguồn kinh phí tự chủ đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị, giao ổn định cho trường trong 3 năm và hàng năm được điều chỉnh theo quy mô, nhiệm vụ và tỷ lệ tăng tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh được giao quyết định. Ngân sách Nhà nước cấp chi thường xuyên cho đào tạo trong ngân sách. Quy mô năm 2015 đạt 9.214,5 triệu đồng, năm 2016 đạt 8.974,5 triệu đồng, giảm 2,6% so với năm 2015 và năm 2017 giảm 8.421,4 triệu đồng, giảm 6,16% so với năm 2016.

Ngân sách nhà nước cấp không thường xuyên là nguồn kinh phí không tự chủ để thực hiện các nhiệm vụ được giao, theo đơn đặt hàng của Nhà nước, nguồn kinh phí này thường không ổn định phụ thuộc vào nhiệm vụ mà Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Quy mô năm 2015

đạt 8.222,7 triệu đồng, năm 2016 đạt 7.373,3 triệu đồng, giảm 10,33% và năm 2017 đạt 7.520 triệu đồng, giảm 1,99% so với năm 2016.

ĐVT: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tuyệt

đối

Số tương đối (%)

Số tuyệt đối

Số tương đối (%) Tổng nguồn thu (1+2+3) 26.413 24.954,2 2.3651,3 -1.458,8 -5,52 -1.302,9 -5,22 1.Nguồn thu từ NSNN cấp 17.437,2 16.347,8 15.941,4 -1.089,4 -6,25 -406,4 -2,49 Nguồn NSNN chi thường xuyên 9.214,5 8.974,5 8.421,4 -240 -2,6 -553,1 -6,16 Nguồn NSNN chi không thường

xuyên 8.222,7 7.373,3 7520 -849,4 -10,33 146,7 1,99

2.Nguồn thu sự nghiệp 8.471,3 8.154,8 7.415,2 -316,5 -3,74 -739,6 -9,07 Thu học phí, lệ phí 3.842,7 3.484,6 3.051,1 -358,1 -9,32 -433,5 -12,44

Thu kinh phí đào tạo 4.628,6 4.670,2 4.364,1 41,6 0,9 -306,1 -6,55

3.Thu dịch vụ 504,5 451,6 294,7 -52,9 -10,49 -156,9 -34,74

Thu tiền khu KTX, khoán nhà ăn 504,5 451,6 294,7 -52,9 -10,49 -156,9 -34,74 (Nguồn: Báo cáo quyết toán các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn)

tư: Đây là nguồn ngân sách tăng cường cơ sở vật chất của Nhà trường phụ thuộc vào các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, những năm trước khi các trường làm chủ đầu tư.Ngân sách nhà nước cấp đó là kinh phí vốn sự nghiệp kinh tế: Dùng để sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp của nhà trường.

* Nguồn thu sự nghiệp

Quy mô nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm các khoản thu từ học phí, lệ phí kinh phí đào tạo của đơn vị. Năm 2015 đạt 8.471,3 triệu đồng, năm 2016 đạt 8.154,8 triệu đồng, giảm 316,5 triệu đồng, tương ứng giảm 3,74% so với năm 2015; năm 2017 đạt 7.415,2 triệu đồng, giảm 739,6 triệu đồng, tương ứng giảm 9,07% so với năm 2016.

Nguồn thu học phí, lệ phí các lớp chính quy, ngoài ngân sách, ngoài sư phạm của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ - CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ và Nghị quyết số 24/2011/NQ- HĐND ngày 07/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc quy định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011-2012 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Hiện nay thực hiện Nghị định số: 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021 và Nghị quyết số: 07/2016/NQ- HĐND ngày 29/4/2016 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh Bắc Kạn Nghị quyết về việc quy định mức thu học phí đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc tỉnh quản lý từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021. Sau

dựng mức thu học phí các lớp Trung cấp, Cao đẳng chính quy ngoài ngân sách, các lớp trung cấp, cao đẳng ngoài sư phạm theo định mức mới và nếu lớp nào đào tạo theo hình thức tín chỉ thì có mức thu học phí theo tín chỉ.

Còn với học viên hệ vừa học vừa làm và liên doanh liên kết với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thu theo hợp đồng đào tạo với bên liên kết cụ thể là mức thu học phí của từng Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mà đơn vị liên kết.

Từ căn cứ đó cơ sở giáo dục chuyên nghiệp thông báo mức thu học phí đến từng học sinh sinh viên, học viên sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút nguồn tài chính từ việc đóng góp của dân cư, doanh nghiệp tạo nên nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Mặc dù nguồn thu học phí, lệ phí và thu liên doanh liên kết đã đảm bảo được một phần chi không nhỏ trong các mục chi của nhà trường các đơn vị nhưng so với nguồn ngân sách Nhà nước cấp vẫn chiếm một tỷ lệ thấp. Khoản thu này để bù đắp thêm cho việc giảng dạy của giảng viên, phục vụ công tác đào tạo, trang bị thêm cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập, nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên.

Bên cạnh đó, việc phát triển nhà trường với quy mô ngày càng mở rộng thì nguồn thu từ học phí và lệ phí trong tương lai sẽ đóng vai trò quan trọng trong nguồn tài chính nhà trường huy động được, đảm bảo bù đắp một phần nhu cầu tài chính cho các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và thực hiện chủ trương tự chủ về kinh phí của Đảng và Nhà nước.

Mặc dù nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước cấp đang đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên một số cơ sở chuyên nghiệp do việc đổi tên trường ví dụ như Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Kạn thành Trường Cao đẳng Cộng đồng Bắc Kạn nên học sinh, sinh viên tuyển sinh vào trường rất ít (lý do các em ra trường không xin được việc làm), trong mục tiêu đổi tên trường là để đào tạo các ngành ngoài sư phạm, tuy nhiên vì Tỉnh Bắc Kạn cách Tỉnh Thái Nguyên

Đại học (Thái nguyên có rất nhiều các Trường Đại học, Cao đẳng cùng khối ngành) hoặc đi về các tỉnh có các Trường Đại học lớn để học.

Về quản lý các nguồn thu ngoài ngân sách: Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu năm trước, dự kiến tình hình hoạt động của đơn vị để lập dự toán thu cho năm sau. Các nguồn thu ngoài ngân sách được hạch toán trên cùng một hệ thống sổ sách kế toán, việc thanh quyết toán các nguồn kinh phí rõ ràng, đúng mục đích, đúng nội dung, đúng quy định của luật ngân sách, các chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành về quản lý các nguồn thu trong đơn vị sự nghiệp.Các nội dung thu ngoài ngân sách như: thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); Lệ phí thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh (Thu khoán nhà ăn, thu thuê hội trường,phòng học, nhà đa năng …); Các khoản thu khác:

Lệ phí các lớp Tin học, Ngoại ngữ, các lớp nghiệp vụ sư phạm, các lớp đoàn đội, nghiệp vụ sử dụng thiết bị dạy học …Nguồn thu học phí, lệ phí được nộp vào kho bạc Nhà nước, ngân hàng và cuối năm được ghi thu, ghi chi qua ngân sách và quyết toán theo mục lục ngân sách Nhà nước.

*Thu dịch vụ

Hiện nay các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành cho thuê các khu dịch vụ cho học sinh sinh viên như ký túc xá, nhà ăn, dịch vụ tiện ích...tại khu vực khuôn viên nhà trường quản lý. Quy mô thu hàng năm giảm, năm 2015 đạt 504,5 triệu đồng, năm 2016 đạt 451,6 triệu đồng, giảm 10,49%

so với năm 2015; năm 2017 đạt 294,7 triệu đồng, giảm 34,74% so với năm 2016, nguyên nhân chính là do công tác tuyển sinh người học của các cơ sở giáo dục khó khăn, nhiều học sinh sinh viên thuộc diện cử tuyển theo học, bên cạnh đó, nền giáo dục nói chung hiện nay khó khăn chung. Vì vậy, trong thời gian tới, nếu Nhà nước bắt buộc phải thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn thì các đơn vị sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu.

Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý thu các cơ sở giáo dục chuyên

trong đó chỉ tiêu ”Quản lý thu theo đúng phạm vi, mục đích” đạt 4,06 điểm.

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá công tác quản lý thu các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tiêu chí

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Tổng số phiếu trả lời

Điểm TB

Mức ý nghĩa

Quản lý thu hiện nay đảm bảo theo yêu cầu của tự chủ tài chính

11 16 67 126 18 238 3,52 Khá

Quy trình quản lý thu dựa trên cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị

6 10 76 125 21 238 3,61 Khá

Công tác quản lý thu nhiều đối tượng người học và được phân loại

16 26 53 138 5 238 3,38 Trung bình

Quản lý thu theo đúng phạm vi, mục đích

0 0 34 156 48 238 4,06 Khá

Điểm trung bình chung 3,64 Khá (Nguồn: Điều tra thực tế) Các trường đã áp dụng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 24/5/2006 của Chính phủ ra đời đã tạo nhiều thuận lợi cho các trường đại học công lập nói chung.

Cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập từng bước đổi mới,

định 16/2015/NĐ-CP ngày 15/02/2015 của Chính phủ (NĐ16) tạo khung pháp lý để các trường tổ chức các hoạt động tài chính một cách hiệu quả hơn, đáp ứng mục tiêu, thực hiện sứ mệnh của mình.Chỉ tiêu "Công tác quản lý thu nhiều đối tượng người học và được phân loại” đạt 3,38 điểm, hiện nay các trường còn chưa phân loại rõ ràng mức thu nhất là các khoản thu của học sinh chính quy, học sinh liên thông nguyên nhân các đơn vị muốn giữ người học tại đơn vị, bên cạnh đó các trường có hoạt động phân loại người học, tạo điều kiện nâng cao khả năng tự chủ về tài chính cho các trường đại học và nhằm huy động sự đóng góp của xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp giáo dục, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN nhưng hoạt động này chưa mạnh mẽ. Nhìn chung, công tác quản lý thu các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn mới đảm bảo được một phần theo nhu cầu và kế hoạch của đơn vị.

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)