Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 70 - 73)

Chương 3. THỰC TRẠNG TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai cơ chế tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.3.2. Nhân tố khách quan

a.Các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước

Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số

Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn Nghị quyết số: 07/2016/NQ-HĐND ngày 29/04/2016 về việc quy định mức thu học phí đối với đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập chưa đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc tỉnh quản lý từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Quyết định số:695/QĐ-TTg ngày 21/05/2015 kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số:16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ đối với sự nghiệp công lập.

Nghị định số: 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 Phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường Đại học và Cao đẳng Giai đoạn 2006-2020.

Nghị quyết số: 44/NQCP ngày 09/06/2014 ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số: 29-NQ-TW.

Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Nghị định số: 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Chủ trương, đường lối và chính sách về tự chủ tài chính và các hoạt động liên quan đến tự chủ tài chính là rất rõ ràng để các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn triển khai và thực hiện. Đây là căn cứ có tính chất

các trường, tuy nhiên, năng lực nội sinh yếu, yêu cầu thực tế rất khác nhau nên việc vận dụng còn hạn chế cần nhiều thời gian để chuyển đổi sang phương thức này.

b.Hệ thống pháp luật của Nhà nước

Để triển khai công tác tự chủ tài chính diễn ra đồng thuận hệ thống pháp luật nhà nước hỗ trợ rất nhiều, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã chịu ảnh hưởng của các Luật như: Luật Giáo dục; Giáo dục đại học; Luật ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Luật Doanh nghiệp; Luật Khoa học Côngnghệ; Luật Công chức, Viên chức…..các luật này tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ nhiều cho quá trình tự chủ tài chính.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

Trong đó, khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển GDĐH theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở GDĐH, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với GDĐH. Luật GDĐH sửa đổi, bổ sung ban hành ngày 18/6/2012 đã tái khẳng định quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH tại Việt Nam. Đặc biệt, nhằm cụ thể hoá các nội dung về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường đại học trong khung khổ pháp lý được quy định các bộ luật hiện hành, đồng thời để thúc đẩy hoạt động tự chủ đại học tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014- 2017.

Các quy định này theo nhận định của các đơn vị thực hiện thí điểm đều không thể vượt qua khỏi Luật, đặc biệt là Luật GDĐH, Luật Đầu tư Công, Luật Khoa học Công nghệ… nên thực tế, cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ.

phù hợp đối với quá trình vận hành của các trường được giao tự chủ; một số văn bản quy định còn thiếu tính cụ thể, rõ ràng dẫn đến khó khăn khi triển khai như: Thiếu quy định cụ thể về tự chủ và quyền của các trường đại học trong việc xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường; Nhiều quy định, văn bản pháp lý hiện nay chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các trường đại học tự chủ;

Các quy định về hướng dẫn tự chủ còn thiếu, dẫn đến sự lúng túng của các trường đại học thí điểm tự chủ.

Hơn nữa, việc giao quyền tự chủ đối với GDĐH mới chỉ thực hiện trong phạm vi thí điểm, chưa trở thành yêu cầu cấp thiết với các trường; Điều kiện tự chủ mới chỉ tiếp cận chủ yếu từ góc độ về tài chính; Chưa tính đến năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản lý của các cơ sở đào tạo; Tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học trong cơ sở GDĐH, điều này khiến cho việc sử dụng nguồn lực kém hiệu quả và chất lượng đào tạo chưa được nâng cao.

Một phần của tài liệu Tự chủ về tài chính ở các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)