Quá trình nhận thức của HS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 22 - 27)

1.2. Quá trình dạy học ở trường dạy nghề

1.2.3. Các yếu tố của quá trình dạy học ở trường dạy nghề

1.2.3.2. Quá trình nhận thức của HS

a. Quá trình nhận thức tích cực:

Giảng dạy là hình thức chủ yếu để truyền thụ cho HS những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống. Cung cấp cho HS hiểu biết sâu rộng về cuộc sống và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tế. Những nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi HS hứng thú nhận thức làm cho quá trình học tập đạt kết quả cao.

Hứng thú nhận thức (HTNT):

- Khái niệm:

HTHT là khái niệm phức tạp của con người đối với sự vật, hiện tượng xung quanh. Thái độ đó biểu hiện ý nguyện của con người muốn biết một các toàn diện và sâu sắc những tính chất hiện có của chúng. Nó có tính chất hai mặt: một bên là đối tượng nhận thức ( sự vật, hiện tượng) và một bên là phương hướng nhận thức, thái độ lựa chọn của bản thân con người.

HTNT có đặc điểm là nó gắn liền với xúc cảm, với quá trình tư duy và có phương hướng ý chí cố gắng khắc phục những khó khăn trong học tập. Vì vậy, nó vừa là động cơ thúc đẩy sự hoạt động, vừa là yếu tố kích thích sự phát triển cá tính con người. Khi nhận thấy sự tiếng bộ của mình trong học tập họ cảm thấy hào hứng,

23

vì thế họ sẽ dũng cảm đi thẳng tới những khó khăn mới, sẽ làm việc vớitất cả nhiệt tình của mình để chiến thắng những khó khăn.

Vì vậy, Usinkixki đã nói: “Hứng thú nhận thức không những là phương tiện dạy học có kết quả, nó còn có tác dụng kích thích việc giáo dục đạo đức. Những hứng thú truyền hoặc trống rỗng sẽ làm cho trẻ sao nhãng cai đẹp, cái đạo đức sẽ không đạt tới mục đích giáo dục”

Trong dạy học GV vạch ra cho HS khía cạnh hấp dẫn hơn của nội dung môn học, nhờ biết tổ chức khéo léo các quá trình nhận thức của HS, GV khêu gợi HTNT của họ và biến nó thành động cơ học tập của HS. Vậy động cơ và động cơ học tập là gì?

Động cơ học tập là những hiện tượng, sự vật trở thành cái kích thích HS đạt kết quả nhận thức và hình thành động cơ học tập của HS được tăng cường do ảnh hưởng của GV và nó là chỗ dựa vững chắc cho việc phát triển tay nghề của họ.

HTNT không phát triển một cách tự phát. Nó chỉ được phát triển trong những điều kiện thuận lợi có tác dụng củng cố và phát triển nó. Vậy điều kiện nào về việc giảng dạy có tác dụng gây HTNT?

Những điều kiện để việc giảng dạy có tác dụng gây HTNT là:

- Kích thích tính hoạt động tích cực hoạt động trí óc. HTNT được xây dựng trên cơ sở của tư duy tích cực, nó làm cho quá trình tư duy nhanh chóng, khẩn trương. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải thường xuyên kích thích tính tích cực hoạt động trí óc của HS.

- Tạo ra hoàn cảnh có tác dụng gây xúc cảm trong giờ học. Bầu không khí đó gây hứng thú trong hoạt động nhận thức, làm cho HS mong muốn hiểu biết điều mới mẻ, thích thú và hoàn thiện những hoạt động tư duy của mình. Trạng thái xúc cảm làm cho HS dễ tiếp thu bài trên lớp, gây hưng phấn trong quá trình học tập trên lớp. Trạng thái cảm xúc bao gồm nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến nội dung và tài liệu học tập, đến sự hoạt động của GV và HS, đến tập thể HS trong lớp.

Lời nói sinh động đầy cảm xúc của GV thể hiện ở thái độ của họ đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội, những vấn đề tri thức, họ cần truyền đạt cho HS rất

24

quan trọng việc gây trạng thái xúc cảm trong lớp học. Song điều quan trọng là GV phải diễn tả tình cảm của mình một cách chân thực, phải có thái độ tự tin và tin tưởng vào những kiến thức mà mình đang trình bày. Thiếu niềm tin thì không thể mang lại niềm tin, xúc cảm ham học hỏi, muốn tiếp thu kiến thức cho HS.

Các phương tiện trực quan cũng có tác dụng gây xúc cảm với HS. Theo nghiên cứu cho thấy những giờ học GV sử dụng mô hình, giảng dạy trực quan đẹp mắt, rõ ràng giúp cho HS cảm thấy hứng thú hơn với giờ học. Đồng thời những mô hình đó cũng giúp cụ thể hóa các nguyên lý và hiện tượng trong nội dung giờ học.

Tóm lại, việc tạo ra cảm xúc trong giờ lên lớp kích thích tính tích cực hoạt động trí óc của HS là hai điều kiện cơ bản để HTNT được phát sinh, phát triển và củng cố. Vấn đề là người GV phải thường xuyên duy trì và bồi dưỡng HTNT cho HS.

Bồi dưỡng HTNT cho HS

HTNT của HS được phát sinh, phát triển và củng cố từ bài học này sang bài học khác, ngày càng vững chắc và dần dần biến thành một nét cá tính của bản thân họ. Ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới có nhiều điều kiện để phát huy HTNT của HS. HTNT của HS có thể xuất hiện nếu việc trình bày đề mục tạo nên tình huống có vấn đề. Tình huống đo bắt buộc HS phải tìm mối liên hệ phụ thuộc giữa các hiện tượng và nguyên nhân của chúng.

Phần mở đầu GV vạch ra cho HS thấy ý nghĩa thực tiễn của tri thức, giá trị của nó đối với đời sống xã hội, với con người, những sự kiện bình thường mà trước đó HS không để ý tới và bây giờ nhận thấy bằng những minh chứng khoa học sẽ kích thích HTNT của HS. Nó giúp HS lập được mối liên hệ chặt chẽ giữa kinh nghiệm sống với hệ thống tri thức mà các em tiếp thu được trên lớp. Như vậy HS thấy tất cả những cái tồn tại trong đời sống trước kia không chú ý tới, đều có cơ sở khoa học và được giải thích bằng khoa học. Điều đó giúp cho các em phát sinh tính tò mò, ham hiểu biết.

Tuy nhiên, HTNT còn mang tính ngẫu nhiên chưa được vững chắc, vì vậy cần phải được củng cố và phát triển nếu không sẽ bị mai một và lu mờ.

25 Củng cố và phát triển HTNT

Trong quá trình dạy học, mọi hành động cử chỉ và lời nói của GV đều gây HTNT cho HS. Nhưng trong suốt quá trình dạy học phải củng cố và phát triển HTNT đó để biến nó thành nét cá tính vững chắc. Giờ lên lớp càng có nội dung súc tích, ngôn từ và hoạt động chuẩn xác thì càng có nhiều khả năng củng cố phát triển HTNT của HS.

HTNT được củng cố và phát triển trước hết ở cái mới lạ làm cho HS ngạc nhiên, tri thức các em thêm phong phú, làm thay đổi căn bản các biểu tượng trước kia đã có. Tuy nhiên không phải cứ có cái mới lạ là gây HTNT cho HS. Cái mới và cái chưa biết bao giờ cũng được gắn với cái cũ và cái đã biết. Nếu cái mới và cái bất ngờ được nêu bật trên nền cái cũ thì nó sẽ làm cho HS ngạc nhiên, hứng thú.

K.D.Usinxki đã chỉ rõ: “ Để cho môn học gây hứng thú cho chúng ta thì nhất định nó phải có một phần quen biết đối với chúng ta, nó phải đem lại một khâu mới trong chuỗi những dấu vết cũ của chúng ta hoặc phá vỡ chuỗi ấy: Vì vậy trong những cái gì mới, hoàn toàn xa lạ đối với HS không có nghĩa khách quan nào đối với HS.

HTNT của HS được duy trì và củng cố ở chỗ GV biết sử dụng những kinh nghiệm cũ, dựa trên những cái đã biết để tìm tòi cái mới cũng như những tri thức vừa thu được làm chìa khóa để hiểu cái mới. Cách làm như vậy sẽ tin tưởng rằng phạm vi nhận thức là vô cùng, vô tận. So với cái đã biết, cái chưa biết là vô hạn, hoạt động nhận thức đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với mọi người.

Mặt khác, HTNT được duy trì, củng cố khi HS nhận thức được mối liên hệ giữa các môn học, mỗi môn học GV không những nắm vững chương trình môn học của mình mà phải nghiên cứu các chương trình môn học liên quan. Đồng thời bản thân mỗi GV phải thấy rằng: thái độn của chúng ta đối với môn học mình phụ trách có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển HTNT của HS.

Tóm lại, khi bồi dưỡng hứng thú nhận thức cho HS, để củng cố và phát triển nó, người GV phải hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật sư phạm và phải có phẩm chất đạo đức cao thượng khác. Song những con đường hình thành HTNT cho HS thể hiện ở các đặc thù, tính độc đáo trong cá tính mỗi GV. Mỗi GV có nhiều sáng tạo

26

hợp lý và độc đáo bao nhiêu, thì việc học tập của HS càng phong phú và đạt hiệu quả bấy nhiêu.

Tính tích cực nhận thức Khái niệm tích cực nhận thức

Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quátrình nắm vững kiến thức.

Tính tích cực nhận thức là những nét ý chí của con người, là biểu hiện rõ nét ở tính tự nguyện, tự giác, tự nhận lấy công việc và hoàn thành công việc bằng chính sức lực của mình, do những động cơ và nguyên tắc chính mình đề ra, có hoài bão vươn lên đạt đỉnh cao trong học tập, ham hiểu biết, có sự tập trung trí tuệ và sức lực để giải quyết những vấn đề nào đó trong học tập. Đồng thời, tính tích cực trong nhận thức cũng được thể hiện trong con người say mê học tập, tự lập, vận dụngtối đa sức của bản thân để giải quyết nhiệm vụ học tập, không chờ đợi sự động viên nhắc nhở của người khác.

Thực tế, không chỉ riêng bản thân phương pháp dạy học mang lại kết quả học tập cao mà còn có những vấn đề tư phía người học ảnh hưởng tới kết quả học tập:

có những HS nhận thức nhanh, có HS chậm hiểu, có em ham hiểu biết, có những em lười học, ham chơi... Đó chính là vấn đề kích thích tính tích cực của nhận thức.

Kích thích tính tích cực nhận thức

Như chúng ta đã biết những yếu tố sinh học có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực nhận thức, chất lượng và kết quả học tập, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình nhận thức của HS. Do bản chất tự nhiên, HS có trí nhớ, tư chất, trí tuệ, thể lực khác nhau. Tất cả những yếu tố sinh học không phải là yếu tố quyết định đến kết quả học tập. Khoa học cũng khẳng định, mỗi con người đều có những khả năng lớn lao về mặt phát triển và hoàn thiện trí tuệ không nên chỉ dựa vào học tập đơn thuần để suy xét năng lực của con người.

Vấn đề là nhân tố nào bên trong ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức của HS. Cái bên ngoài không thể chuyển trực tiếp thành cái bên trong được. Bất kỳ một

27

sự tác động nào cũng gây nên sự phản ứng bên trong của HS, gây nên sự phản ứng tâm lý nhất định, đó là tích cực hoặc tiêu cực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)