Thực trạng về dạy nghề điện tại trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung 52 1. Kế hoạch dạy nghề điện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 52 - 62)

- Kế hoạch dạy nghề điện;

- Tổ chức triển khai việc dạy nghề điện; - Quản lí học sinh trong giờ dạy nghề điện;

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy nghề điện; 2.3.1. Kế hoạch dạy nghề điện

Kế hoạch giáo viên

Cứ mỗi năm nhà trường đều có kế hoạch giáo viên và tổ chức cho các phòng khoa điện lập kế hoạch giáo viên của phòng khoa mình cho từng năm học

53

trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường. Tuy nhiên trong thực tế việc lập kế hoạch có nhiều vấn đề bất cập; thứ nhất: thông thường đầu năm học số lượng học sinh, số luợng các lớp chưa ổn định, vì thế khoa cũng chưa biết rõ là phải quản lý cụ thể là bao nhiêu lớp, gồm những ngành nghề nào, để từ đó lập kế hoạch phân công giáo viên. Đôi khi việc phân công giáo viên trong khoa, chính khoa cũng không có quyền chủ động, mà có thể trực tiếp ban giám hiệu phân công. Trong thời gian qua do nhà trường có hai cơ sở đào tạo, vì vậy về tổ chức có sự cố xáo trộn, sự điều chỉnh, sắp xếp lại nhân sự các bộ phận, do vậy số lượng giáo viên trong các bộ phận cũng chưa ổn định. Vì thế việc lập kế hoạch giáo viên, trong đó kế hoạch giáo viên dạy nghề điệncó nhiều khó khăn và lúng túng, thiếu sự chủ động.

Mặt khác, do điều kiện nhà trường đang trong giai đoạn đầu của việc sát nhập nên thực tế không tránh khỏi nhiều bất cập. Khoa đủ người giảng dạy, nhưng lại thiếu giáo viên có năng lực. Hoặc nhiều giáo viên chưa được bố trí đúng việc, đúng chuyên môn, đúng sở trường, năng lực của mình, vì thế có ý kiến cho rằng:

“nhà trường đang rơi vào tình trạng có hiện tượng cán bộ ngồi nhầm phòng, giáo viên ngồi nhầm chỗ”. Việc bố trí sắp xếp cán bộ giáo viên nếu không đúng chuyên môn, sở trường và năng lực của từng người thì không phát huy hết sức mạnh và khả năng sẵn có của mỗi cá nhân trong tổ chức, dẫn đến hiệu quả làm việc của tổ chức không cao, tổ chức khó phát triển và lớn mạnh, đây sẽ là những mầm mống và nguyên nhân của sự xung đột trong tổ chức. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này sẽ rất nguy hại đến sự phát triển của tổ chức nhà trường.

Trong thực tế mỗi tháng ban giám hiệu nhà trường đều có hai buổi giao ban vào đầu tháng hoặc cuối tháng, thành phần gồm: ban giám hiệu và trưởng phó các đơn vị phòng khoa trong toàn trường. Trong nội dung của hội nghị giao ban có đề cập vấn đề xây dựng kế hoạch công tác cho tháng tiếp theo. Về kế hoạch công tác dạy nghề điện chủ yếu là các khoa đào tạo nghề xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch này trước khi thực hiện phải trình ban giám hiệu và được ban giám hiệu phê duyệt.

54

Nội dung kế hoạch dạy nghề điện gồm: kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy lý thuyết; giáo viên hướng dẫn thực hành nghềđiện; kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho dạy học thực hành; kế hoạch cấp phát vật tư, nguyên liệu cho hoạt động dạy học thực hành…

Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề điện

Hiện tại, trang thiết bị phục vụ giảng dạy điện của nhà trường gồm:

- 5 Xưởng thực tập điện: xưởng quấn - xưởng phục vụ giảng dạy máy điện, xưởng phục vụ môn trang bị điện, xưởng truyền động điện.

- Có 3 phòng lắp mạch điện và thí nghiệm máy điện.

Hầu hết trang thiết bị đã cũ thậm chí có những máy móc có từ những năm 1977 do Hungari tài trợ. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên học nghề điện.

Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề điện, tác giả đã tiến hành điều tra các đối tượng: giáo viên và học sinh với số lượng 265 người, Kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên và học sinh - sinh viên về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề điện

TT

Mức độ

Các biện pháp

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

Thường xuyên

Không thường xuyên

Không

thực hiện Tốt Trung

bình

Chưa tốt

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Củng cố, nâng cấp và khai thác các thiết bị dạy học

60 22,6 185 69,8 20 7,5 45 16,9 131 49,4 89 33,5

2 Cung cấp tài liệu

phục vụ giáo viên 124 46,7 118 44,5 23 8,6 108 40,7 97 36,6 60 22,6

55 và HS - SV

3

Cung cấp các vật tư, dụng cụ đồ nghề phục vụ dạy nghề điện

127 47,9 115 43,3 23 8,6 103 38,8 125 47,1 37 13,9

4

Chỉ đạo việc sử dụng trang thiết bị dạy học của giáo viên

87 32,8 151 56,9 27 10,1 42 15,8 185 69,8 38 14,3

5

Xây dựng, trang thiết bị và quản lý phòng học chuyên môn

85 32 119 44,9 61 23 64 24,1 148 55,8 53 20

Qua tổng hợp các ý kiến đánh giá cho thấy PĐT đã tham mưu cho BGH đầu tư, nâng cấp thư viện, phối hợp với phòng Quản trị vật tư quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học như bố trí phòng học, xưởng thực hành, thiết bị dạy nghề để ít làm ảnh hưởng đến quá trình đào tạo. Thư viện của nhà trường cũng ngày càng được nâng cấp, đầu tư nâng số đầu sách lên đáng kể, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh, sinh viên đọc và tra cứu tài liệu phục vụ cho dạy học.

Việc chỉ đạo xây dựng, sử dụng và quản lý các trang thiết bị dạy học của giáo viên được đánh giá ‘‘thường xuyên’’ là 44,9÷56,9% và kết quả thực hiện

‘‘tốt’’ là 15,8÷24,1%. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng của việc khai thác sử dụng có hiệu quả trang thiết bị cơ sở vật chất được chú trọng, cho dù có chỉ đạo thực hiện nhưng chưa nghiêm túc dẫn đến kết quả đạt được không cao, đồng thời việc sử dụng nhiều khi lại mang tính hình thức như thể hiện qua đoàn thăm quan, các đợt hội giảng. Qua đó cũng có thể cho thấy khó có thể đạt được chất lượng cao trong đào tạo nghề điệnvà hội nhập.

56

Kế hoạch về vật tư, nguyên vật liệu cho học sinh thực tập

Trong quá trình đào tạo nghề, việc mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ đào tạo đóng vai trò quan trọng, nó thể hiện khả năng đầu tư về tài chính cho đào tạo và năng lực quản lý của cơ sở để đảm bảo trước mắt và lâu dài.

Với ý nghĩa đó, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của: BGH, PĐT, phòng quản trị vật tư, các lãnh đạo khoa và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy về công tác mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho ĐTN.

- Ý kiến đánh giá của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, phòng Quản trị vật tư:

Bảng 2.5. Đánh giá của BGH, PĐT, phòng Quản trị vật tư về mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho ĐTNĐ

TT Các biện pháp quản lý

Kết quả thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ đào tạo

10 62,5 6 37,5 0 0

2 Tổ chức mua sắm theo đúng kế hoạch xây dựng

9 56,2 6 37,5 1 6,2

3 Số lượng và chất lượng các vật tư và thiết bị được mua sắm

6 37,5 8 50 2 12,5

4 Lấy ý kiến thăm dò về nhu cầu và tính năng của từng thiết bị dự kiến đầu tư

4 25 7 43,7 5 31,2

5 Khả năng ứng dụng các thiết bị vào đào tạo kết hợp sản xuất

8 50 5 31,2 3 18,7

6 Bổ sung các vật tư, thiết bị trong quá trình đào tạo

5 31,2 7 43,7 4 25

Trên cơ sở các ý kiến đánh giá trên cho thấy việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm theo kế hoạch được thực hiện ‘‘Tốt’’ là từ 56,2÷62,5%; ‘‘Số

57

lượng và chất lượng các vật tư, thiết bị được mua’’ chỉ được đánh giá ‘‘Tốt’’ là 37,5%; lấy ý kiến thăm dò mang tính chất chuyên môn và bổ sung trong đào tạo là khá thấp, kết quả đánh giá thực hiện tốt chỉ từ 25÷31,2%; Đặc biệt, có ý kiến đánh giá khả năng ứng dụng đào tạo kết hợp sản xuất của các thiết bị này chỉ chiếm 50%

là tốt và khi được hỏi các nhà đầu tư, thì lại cho rằng đây là cơ sở đào tạo chứ không phải là cơ sở sản xuất.

- Ý kiến đánh giá của các lãnh đạo khoa và giáo viên:

Bảng 2.6. Đánh giá của các lãnh đạo khoa và giáo viên về mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ ĐTNĐ

TT Các biện pháp quản lý

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch mua sắm

vật tư, thiết bị phục vụ đào tạo 28 56 19 38 3 6 2 Tổ chức mua sắm theo đúng kế hoạch

xây dựng 23 46 19 38 8 16

3 Số lượng và chất lượng các vật tư và

thiết bị được mua sắm 17 34 22 44 11 22

4 Lấy ý kiến thăm dò về nhu cầu và tính

năng của từng thiết bị dự kiến đầu tư 10 20 21 42 19 38 5 Khả năng ứng dụng các thiết bị vào

đào tạo kết hợp sản xuất 24 48 15 30 6 12

6 Bổ sung các vật tư, thiết bị trong quá

trình đào tạo 14 28 21 42 15 30

Dựa vào ý kiến đánh giá của các đơn vị trực tiếp đào tạo để nhìn lại kết quả đánh giá của các cấp quản lý trong trường, tác giả nhận thấy các ý kiến đánh giá là khá giống nhau, chênh lệch không nhiều. Qua đó cho thấy việc đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị của nhà trường vẫn còn nhiều bất cập cần phải xây dựng và quản lý chi

58

tiết hơn nữa trong việc đầu tư thiết bị để đảm bảo năng lực thực hiện cũng như đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2 Tổ chức đào tạo dạy nghề điện hiện nay.

a. Cơ sở phòng học và trang bị thực hành.

- Nhà trường đã được Nhà nước đầu tư trang thiết bị 500 triệu vốn tự huy động thông qua kết quả đào tạo 1tỷ/năm đã xây dựng Nhà trường phát triển, mở thêm nghề đào tạo, nâng lưu lượng.

- Các trang thiết bị phục vụ cho dạy nghề điện vẫn còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Tổng các thiết bị có trong phòng thực hành như sau:

TTTT Tên thiết bị Số lượng

1 Máy vi tính 20 bộ

2 Động cơ điện 1 chiều 22 chiếc

3 Động cơ điện xoay chiều 18 chiếc

4 Bộ dụng cụ:(1 bộ gồm: dao, kéo, Kìm, tuvit, cờ lê,bút thử điện,…..)

25 bộ

5 Dây dẫn ( các loại dây điện với đường kính lõi khác nhau) 150 m 6 Bộ mạch điện chiếu sáng(1 bộ gồm: 1 bóng đèn sợi

đốt,1công tắc, 1 cầu dao, 1 ổ cắm,….)

23 bộ

7 Máy biến áp 20 chiếc

8 Thiết bị nhiệt gia dụng:( bàn là, bếp điện, nồi cơm điện,….) 10 bộ 9 Các dụng cụ điện hạ áp:( cầu dao, asptomat, cầu chì, công tắc

tơ, khởi động từ, rơ le, …..)

20 bộ

10 Các thiết bị đo điện:(vôn kế, ampe kế, oát kế, đồng hồ vạn năng,….)

10 chiếc/ loại

b. Phương pháp tổ chức dạy học nghề điện

- Phương pháp làm mẫu: Là sự biểu diễn hành động kĩ thuật kết hợp với giải thích, do giáo viên thực hiện. Mục đích của làm mẫu là giúp học sinh hình dung rõ ràng

59

từng động tác riêng lẻ của kĩ thuật lao động và nhận thức trình tự tác động ấy nhằm tạo cho họ khả năng lao động đã chỉ dẫn và tin tưởng vào sự đúng đắn của nó.

Yêu cầu:

+ Giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu rõ mục đích, yêu cầu nhiệm vụ ý nghĩa của từng hành động sắp thực hiện. Tạo động cơ hứng thú sẵn sàng chờ đợi sự làm mẫu của giáo viên.

+ Phát bản quy trình thực hiện kĩ năng và giải thích cho học sinh.

+ Giáo viên phải làm mẫu theo đúng quy trình kĩ thuật chính xác.

+ Tiến hành làm mẫu nhiều lần để học sinh nhớ.

+ Tăng cường khả năng nhận thức của học sinh.

- Phương pháp luyện tập: Luyện tập là sự lặp đi lặp lại một hành động kĩ thuật một cách có mục đích , có kế hoạch có hệ thống nhằm hình thành rèn luyện kĩ năng và củng cố kĩ xảo.

Yêu cầu:

+ Học sinh phải hiểu rõ mục đích yêu cầu và cách thức tiến hành công việc.

+ Nội dung luyện tập phải đảm bảo tính vừa sức, tính hệ thống, nâng tầm mức độ luyện tập.

+ Học sinh phải được hướng dẫn chặt chẽ những thao tác cơ bản ban đầu cách thức sử dụng các phương tiện kĩ thuật an toàn lao động khi luyện tập.

+ Luyện tập phải thường xuyên, liên tục cho đến khi hình thành được những kĩ năng kĩ xảo theo yêu cầu của mục tiêu đề ra.

+ Tăng cường công tác kiểm tra.

- Phương pháp huấn luyện: là phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật do giáo viên chỉ đạo mà trong đó có sự luyện tập xảy ra.

Yêu cầu:

+ Nâng cao hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức kĩ thuật hình thành và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo.

+ Phát hiện và khắc phục các sai xót kịp thời.

60

+ Nếu sai xót trầm trọng mà nhiều học sinh gặp phải, có thể dừng hoc tập để làm lại, phải phân tích nguyên nhân gây sai xót.

+ Giáo viên cần theo dõi học sinh có thực hiện đúng tiến trình công việc không.

+ Sử dụng hợp lí sức lực, thời gian, nguyên vật liệu phương tiện kĩ thuật.

+ An toàn lao động.

+ Theo dõi sự hình thành, phát triển kĩ năng, kĩ xảo.

+ Cần tạo ra lòng tin ở học sinh về khả năng thực hiện tốt các thao tác.

Nhận xét: Trong quát trình dạy và hoc cũng đã dầnkết hợp đồng thời và linh hoạt các phương pháp dạy học thực hành trên.

2.3.3 Quản lí học sinh trong giờ dạy nghề điện

Giảng dạy nghề điện được kết hợp dạy lý thuyết và thực hành. Ngoài việc quản lý học sinh tập chung học tập trong giờ học lý thuyết, khoa Điện – điện tử còn đưa ra các quy định chung khi giảng dạy thực hành.

a. Giáo viên đưa nội quy phòng học thực hành.

Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả và an toàn ở xưởng thực hành Điện giáo viên,học sinh và các cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định sau:

Điều 1.Người được giao quản lý nhà thực hành phải mở cửa phục vụ theo lịch học tập chung của nhà trường.

Điều 2:Học sinh phải ăn mặc gọn gàng, đi dép quai hậu hoặc giầy khi đi xưởng thực hành.

Điều 3.Trước khi đóng cầu dao của các mạch điện thì phải hỏi ý kiến giáo viên hướng dẫn, được sự đồng ý mới được đóng điện.

Điều 4: Hết giờ học phải tắt các thiết bị điện để đảm bảo an toàn cháy nổ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 5.Giữ gìn và bảo vệ tài sản công, không xả rác, viết, vẽ lên tường, nền nhà, phải thực hiện vệ sinh sau mỗi buổi học, thực hành.

61

Điều 6. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển dụng cụ học tập, trang thiết bị tại nhà thực hành khi chưa có sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn hoặc người quản lý trực tiếp.

Điều 7. Người nào cố ý làm hư hỏng, mất mát tài sản phải bồi thường theo quy định.

b. Cách thức làm việc giữa giáo viên và học sinh.

Trong giảng dạy nghề điện, kĩ thuật cần sử dụng linh hoạt, phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung của bài học. Trong đó ba phương pháp đặc trưng và phổ biến nhất là:

- Giáo viên làm mẫu - học sinh quan sát.

- Giáo viên huấn luyện - học sinh tiến hành luyện tập.

- Giảng dạy theo phương pháp truyền thống: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe.

2.3.4. Kiểm tra đánh giá việc dạy nghề điện

Công tác kiểm tra đánh giá việc dạy nghề điện bao gồm:

- Kiểm tra đánh giá việc dạy nghề của các giáo viên

Việc kiểm tra chủ yếu thông qua các hình thức như kiểm tra sự chuẩn bị của giáo viên về: giáo trình, giáo án lên lớp, các trang thiết bị, phương tiện giảng dạy, mô hình giáo cụ trực quan... chuẩn bị về nội dung và phương pháp cho các bài giảng.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và tiến độ giảng dạy, nội dung chương trình môn học.

- Kiểm tra chất lượng bài giảng của giáo viên cũng có thể dựa vào các tiêu chí được đánh giá thông qua việc dự giờ, qua các đợt hội giảng giáo viên do khoa, hoặc nhà trường tổ chức.

- Kiểm tra đánh giá chất lượng học nghề của học sinh

Việc kiểm tra chất lượng học nghề của học sinh chủ yếu là các báo cáo kết quả học tập hàng tháng của các giáo viên bộ môn thông qua các bảng điểm, ngoài ra còn căn cứ vào kết quả điểm kiểm tra định kỳ, điểm kiểm tra kết thúc môn học,

62

hoặc có thể kiểm tra thực tế trên các bài học, các sản phẩm của từng học sinh để đánh giá chất lượng.

Thông qua chất lượng dạy và chất lượng học sẽ đánh giá được chất lượng của các giáo viên.

Thực tế công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện dạy nghề điện của nhà trường hiện vẫn chưa được thực hiện triệt để, thường xuyên và liên tục, chưa đánh giá một cách sát thực, nhằm động viên khuyến khích, kích thích kịp thời những nhân tố tích cực, điển hình, chưa thẳng thắn phê bình những yếu kém và các khuyết điểm còn tồn tại ở một số gíáo viên. Các ý kiến đóng góp hoặc đánh giá chủ yếu còn mang tính dĩ hoà vi quý, sợ mất lòng người nghe, cho nên dẫn đến việc đánh giá thường chung chung, không cụ thể, không thẳng thắn nêu ra được những tồn tại và yếu kém.

- Kiểm tra đánh giá nội dung, phương pháp dạy học

Trước hết nói về việc quản lý nội dung, phương pháp giảng dạy trong nhà trường đa phần là do phòng Đào tạo. Trong thực tế, công tác quản lý nội dung và phương pháp chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các bộ phận chuyên trách trực tiếp phụ trách các mảng này, (ví dụ: chuyên gia về nội dung, chuyên gia về phương pháp).

Xuất phát từ việc chưa có các chuyên gia về nội dung và chuyên gia về phương pháp, cho nên việc kiểm tra nội dung và các phương pháp dạy nghề điện trong nhà trường cũng chưa thực hiện một cách qui củ, có nề nếp, đôi khi còn mang tính qua loa. Chính vì thế công tác đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy trong nhà trường nói chung và đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thực hành nghề nói riêng chưa đảm bảo, chưa được thường xuyên, liên tục, hoặc còn chậm so với yêu cầu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)