Tổng quan về dạy nghề điện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 44 - 52)

Có 54 giáo viên trong khoa Điện – Điện tử, trong đó có 26 giáo viên giảng dạy chuyên môn điện. Hầu hết số giáo viên có độ tuổi đời dưới 30 chiếm tỷ lệ 60%. Đây là đội ngũ giáo viên trẻ, có sức khoẻ, có khả năng tiếp thu nhanh, có thể bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt. Nhất là trình độ tay nghề, chuyên môn, năng lực sư phạm…..

Đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng và số giáo viên có bề dày giảng dạy, tích luỹ được kinh nghiệm, tạo dựng được uy tín rộng rãi trong đồng nghiệp và có chiều sâu kiến thức không nhiều, số giáo viên trẻ có tuổi đời dưới 30 tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy chiếm tỷ lệ cao hơn. Vì vậy cần có kế hoạch

45

tổng thể bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên này, để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Nhìn chung số giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao hơn so với các lứa tuổi khác, nhưng không vì thế mà đánh giá trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm ở họ thấp. Vì ở lứa tuổi dưới 30 giáo viên có trình độ nhận thức và tiếp thu nhanh hơn so với các lứa tuổi khác, do đó đã đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế hiện đại, lương các công ty trả cho các kỹ sư mới ra trường cao hơn rất nhiều so với lương của giáo viên mới vào nghề, do đó số giáo viên trẻ này cần phải có lòng yêu nghề, hiểu được vị trí và trách nhiệm trong công việc được phân công, phát huy mọi khả năng và có lương tâm nghề nghiệp, yên tâm công tác….

2.2.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy nghề điện 2.2.2.1. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của nhà trường đào tạo nghề tương đối ổn định đầy đủ. Như đã trình bày ở trên, hiện nhà trường có hai cơ sở đào tạo, cơ sở 1 diện tích mặt bằng 5,6 ha (Địa điểm: Xuân Khanh - Sơn Tây - Hà Nội),cơ sở 2 diện tích mặt bằng 4,5 ha (Địa điểm: Bình Phú – Thạch Thất - Hà Nội).

Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong đào tạo. Trường cần đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất để giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động thể thao giải trí khác cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, sinh viên của nhà trường. Hạ tầng cơ sở bao gồm giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, khu thực hành, thực tập, diện tích sàn và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động thực hành, thực nghiệm, nghiên cứu và văn hoá thể thao cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên giảng dạy nghề điện của nhà trường. Đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng đạt quy chuẩn đáp ứng các chương trình đào tạo và số lượng giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia.

Hệ thống thư viện phải đảm bảo tốt về số lượng cũng như chất lượng để cho CB, GV, học sinh, sinh viên tra cứu nhanh chóng, cập nhật các tư liệu cho giảng dạy và học tập, nghiên cứu làyếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.2.2.2. Trang thiết bị máy móc của các khoa Điện – Điện tử

46

Thiết bị máy móc phục vụ cho công tác dạy học thực hành nghề chủ yếu là nhà trường cấp theo mục tiêu chương trình hàng năm mà được cấp trên phê duyệt theo dự án. Dựa vào yêu cầu cụ thể về việc sử dụng các thiết bị máy móc, các khoa lập danh sách đề nghị nhà trường duyệt cấp các thiết bị máy móc để phục vụ cho công tác giảng dạy thực hành. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, có nhiều máy móc cần mà nhà trường không có, hoặc có máy móc nhưng không đầy đủ các phụ tùng, linh kiện thay thế. Do vậy nhiều máy móc sử dụng lâu ngày đến hết thời gian sử dụng, cũng được bảo dưỡng nhiều lần theo định kỳ, dụng cụ không có phụ tùng thay thế. Ví dụ như: về máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào, máy xọc… Chính vì thế các máy móc đó thường bị bỏ không, nếu có tự sửa chữa thì chất lượng không cao, độ an toàn không đảm bảo. Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ về sự bất cập trong việc sử dụng các thiết bị máy móc. Một vấn đề nữa là việc sử dụng các thiết bị máy móc trong nhà trường nói chung và các khoa đào tạo nghề nói riêng thường giao cho các giáo viên thực hành nghề hướng dẫn vận hành máy, trong số các giáo viên đó họ không có chuyên môn về máy móc thiết bị, vì thế trong quá trình vận hành máy có rất nhiều hạn chế. Nhà trường không có giáo viên chuyên trách, không có người giỏi về việc vận hành, bảo dưỡng, bảo trì. Từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng máy không cao, các thiết bị máy móc nhanh hư hại, chất lượng dạy học thực hành bị ảnh hưởng.

Tóm lại . Các máy móc thiết bị của nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều, chưa đảm bảo về số lượng, chủng loại, thiết bị đồng bộ, thiếu các loại phụ tùng thay thế. Không có giáo viên chuyên trách về máy, dẫn đến tình trạng máy móc có sự cố hoặc bị hỏng nhẹ không có người sửa chữa. Do vậy chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho việc hướng dẫn dạy học thực hành đạt kết quả cao.

2.2.3.Qui mô đào tạo của các khoa đào tạo nghề điện

Trên thực tế nhìn về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc cũng như các phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo nghề của các khoa đào tạo nghề điện của nhà trường có thể đào tạo một năm khoảng 1200 -1300 học sinh.

47

2.2.4. Nội dung chương trình dạy nghề điện tại khoa Điện – Điện tử

Nội dung chương trình đào tạo nói chung và chuơng trình dạy nghề điện nói riêng, chủ yếu dựa trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công Thương ban hành. Phòng Đào tạo kết hợp với các khoa chuyên môn nghiên cứu xây dựng chương trình dạy nghề cụ thể cho từng nghề và chương trình chi tiết cho các môn học/ mô đun đào tạo nghề. Sau khi thông qua Hội đồng thẩm định của nhà trường tham gia đóng góp ý kiến bổ sung, chương trình sẽ được hoàn thiện và ban hành chính thức làm tài liệu nội bộ để giảng dạy trong nhà trường.

Trong thực tế hiện nay nhà trường vẫn đang tiến hành xây dựng lại nội dung đào tạo cho một số môn học cho các ngành nghề điện đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Song các chương trình đào tạo vẫn còn cứng nhắc, chưa mềm dẻo, chưa đa dạng hoá các loạihình và các ngành nghề đào tạo, chưa thực sự đáp ứng đúng nhu cầu của người học cũng như các cơ sở sản xuất ngoài xã hội.

Danh mục môn học, mô đun đào tạo bắt buộc, thời gian và phân bố thời gian:

MH,

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó Lý

thuyết

Thực hành

Kiểm tra 1 Các môn học, mô đun đào tạo nghề

bắt buộc

2520 708 1656 156

1.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 445 178 242 25

MH 07 An toàn điện 30 18 11 1

MH 08 Mạch điện 90 45 39 6

MH 09 Vẽ kỹ thuật 30 15 13 2

MĐ 10 Vẽ điện 30 10 18 2

MH 11 Vật liệu điện 30 15 13 2

MĐ 12 Khí cụ điện 45 20 22 3

MĐ 13 Điện tử cơ bản 150 45 98 7

48

MĐ 14 Kỹ thuật nguội 40 10 28 2

1.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

2075 545 1403 126

MĐ 15 Điều khiển điện khi nén 120 45 70 5

MĐ 16 Đo lường điện 90 30 54 6

MĐ 17 Máy điện 1 240 45 186 9

MH 18 Máy điện 2 60 15 42 3

MĐ 19 Cung cấp điện 90 60 26 4

MH 20 Trang bị điện 1 270 45 210 15

MH 21 Trang bị điện 2 60 15 40 5

MĐ 22 Kỹ thuật xung- số 90 45 42 3

MĐ 23 Tổ chức sảnxuất 30 20 8 2

MĐ 24 Kỹ thuật cảm biến 60 45 12 3

MĐ 25 PLC cơ bản 150 45 95 10

MĐ 26 Truyền động điện 150 60 82 8

MĐ 27 Điện tử công suất 105 45 56 4

MĐ28 PLC nâng cao 120 30 83 7

MĐ 29 Thực tập tốt nghiệp 440 0 397 43

Tổng cộng 2970 943 1845 182

Chương trình các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Căn cứ vào Quyết định số 58/2008/QĐ - BLĐTBXH, ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và các mô đun đào tạo nghề được quy định như sau:

+ Thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm từ 70% đến 80%, dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn chiếm từ

20% đến 30%;

+ Thời gian giữa lý thuyết và thực hành: lý thuyết chiếm từ25% đến 35%,

49 thực hành chiếm từ65% đến 75%.

- Ví dụ: có thể lựa chọn 7 trong số 8 môn học, mô đun có trong danh mục môn học, mô đun tự chọn ở trên để áp dụng và xây dựng đề cương chi tiết chương trình đào tạo, cụ thể như sau:

MH,

Tên môn học, mô đun tự chọn

Thời gian đào tạo (giờ) Tổng

số

Trong đó Lý

thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ 30 Kỹ thuật lắp đặt điện 150 30 112 8

MĐ 31 Chuyên đề Điều khiển lập trình

cỡ nhỏ 90 30 55 5

MĐ 32 Điện tử ứng dụng 90 30 55 5

MĐ 33 Kỹ thuật lạnh 120 45 69 6

MĐ 34 Thiết bị điện gia dụng 120 45 70 5

MĐ 35 Quấn dây máy điện nâng cao 90 10 77 3

MĐ 36 Bảo vệ rơle 120 30 84 6

Tổng cộng 780 220 522 38

- Ngoài các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc, nhà trường cũng xây dựng các môn học, mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học, mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung.

2.2.5. Phương pháp dạy nghề điện tại khoa Điện – Điện tử:

Hiện tại công tác biên soạn chương trình, giáo trình và mua sắm học liệu được nhà trường quan tâm đầu tư đặc biệt. Năm học 2009 - 2010 đã mua sắm bổ sung học liệu cho cho hàng nghìn đầu sách và giáo trình cho các ngành đào tạo với giá trị 1,2 tỷ đồng; triển khai biên soạn và hoàn thiện giáo trình nội bộ cho tất cả các ngành đào tạo Cao đẳng đang thực hiện đào tạo; chuyển đổi toàn bộ chương trình đào tạo Cao đẳng sang đào tạo hệ thống tín chỉ; biên soạn hàng trăm đề cương chi tiết học phần theo học chế tín chỉ… đảm bảo tất cả các học phần giảng dạy có ít

50

nhất 01 tài liệu chính và 01 tài liệu tham khảo trong nước, một số học phần yêu cầu có thêm tài liệu nước ngoài để tham khảo. Việc tiếp xúc chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ được chiển khai khẩn trương, nghiêm túc đến thời điểm hiện tại và hoàn thành các bước chuẩn bị và dự kiến áp dụng từ năm học 2010 - 2011.

Trên thực tế về phương pháp giảng dạy nghề điện vẫn còn nhiều giáo viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống, chưa thực sự lấy học sinh làm trung tâm, chưa khai thác được khả năng tư duy, tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Chính vì vậy, dạy học theo phương pháp truyền thống có rất nhiều mặt hạn chế, thầy dạy sao trò làm vậy, tạo cho người học tính thụ động, không phát huy được khả năng và tư duy sáng tạo của học sinh, do vậy chất lượng giảng dạy nghề không cao. Bên cạnh đó trong quá trình giảng dạy cũng có rất nhiều giáo viên dạy nghề trong nhà trường đã kết hợp hài hoà giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Có một số giáo viên trẻ đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy nghề điện theo phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của người học.

Để áp dụng và thực hiện thành công các phương pháp dạy học mới vào quá trình dạy nghềđiện thì còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Một mặt quan niệm cho rằng phương pháp dạy học truyền thống cũng có rất nhiều ưu điểm của nó, quan điểm này chủ yếu nằm trong một số giáo viên cao tuổi. Mặt khác cũng có giáo viên ngại đổi mới, cho nên vẫn duy trì giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Để thực hiện phương pháp dạy học mới thì cần phải có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc dạy học hiện đại, hơn nữa việc sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các trang thiết bị máy móc hiện đại đó thì không phải ai cũng thực hiện thành công.

Nói chung, việc áp dụng phương pháp dạy học mới, hay đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy học thực hành là một việc làm hết sức cần thiết. Nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học thực hành trong nhà trường, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

Đặc biệt là tính thích ứng trong nền kinh tế thị trường và trong thời đại có nền khoa học và công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ.

51

2.2.6. Kiểm tra đánh giá chất lượng dạy nghề điện ở các khoa Điện – Điện tử Việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy nghề điện bao gồm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học và thi kiểm tra tốt nghiệp nghề.

Kiểm tra thường xuyên được tiến hành trong quá trình giáo viên hướng dẫn, hình thức kiểm tra việc thực hiện các thao động tác của học sinh qua từng khâu, từng công đoạn của sản phẩm, hoặc đối với mỗi bài tập lý thuyết và thực hành. Kiểm tra hết học phần theo học chế tín chỉ được thực hiện sau khi học sinh đã học xong học phần, học theo tín chỉ sẽ được tiến hành ôn và thi tốt nghiệp nghề theo kế hoạch chung đã được xác định trong chương trình. Thi tốt nghiệp nghề gồm hai phần: thi chính trị và thi nhận thức, kỹ năng nghề. Nhận thức, kỹ năng nghề gồm lý thuyết nghề và thực hành nghề.

Thực tế trong một số năm qua việc kiểm tra và đánh giá chất lượng dạy nghề điện trong khoa Điện – Điện tử vẫn còn một số những tồn tại như: Chỉ quan tâm kiểm tra đánh giá chất lượng học của học sinh, ít quan tâm kiểm tra đánh giá chất lượng dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá chất lượng học cũng còn nhiều vấn đề cần phải bàn, đó chính là chưa có một bộ phận độc lập đứng lên kiểm tra đánh giá về chất lượng giữa các lớp, mặt khác cũng chưa có một bộ phận chuẩn về chất lượng để đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên chủ yếu dựa vào các báo cáo và việc chấm điểm của các giáo viên bộ môn, hơn nữa các giáo viên báo cáo hoặc chấm điểm thì mức độ chênh lệch điểm giữa các giáo viên trong khoa, giữa khoa nọ với khoa kia vẫn còn có một khoảng cách nhất định. Trong khi đó căn bệnh thành tích vẫn đang tồn tại ở đại đa số các giáo viên. Việc đánh giá chất lượng học của học sinh thông qua thi tốt nghiệp nghề, tuy có sự chỉ đạo của nhà trường và Phòng Đào tạo, nhưng vẫn nằm trong tình trạng: “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nhà trường vừa tổ chức đào tạo vừa tổ chức thi kiểm tra đánh giá chất luợng.

52

2.2.7 Thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trợ ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Nội dung Thời gian

1. Thể dục, thể thao. 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

2. Văn hoá, văn nghệ.

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sinh hoạt tập thể.

- Vào ngoài giờ học hàng ngày.

- 19 giờ đến 21 giờ vào một buổi trong tuần.

3. Hoạt động thư viện.

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu.

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần.

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể.

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ 7, chủ nhật.

5. Thăm quan, dã ngoại. Mỗi khóa 1 lần.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)