a. Vai trò của kiểm tra đánh giá.
Bất kỳ mỗi lĩnh vực hoạt động nào, công tác kiểm tra đánh giá có một vai trò quan trọng. Đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì việc kiểm tra đánh giá có một vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn.
- Đối với GV:
+ Qua kiểm tra, GV đánh giá được hoạt động học tập của HS, cũng như hoạt động giảng dạy của bản thân mình, để cóbiện pháp điều chỉnh cho hợp lý.
32
+ Mặt khác GV có thể đánh giá được ưu, nhược điểm của nội dung chương trình môn học, tài liệu học tập, sách giáo khoa...vv, để kịp thời sửa đổi, bổ xung.
- Đối với HS: Qua kiểm tra, đánh giá HS có thể tự nhận xét, tự đánh giá kết quả học tập của mình theo từng môn học để có biện pháp điều chỉnh, thay đổi phương pháp học tập để đạt kết quả như mong muốn.
- Đối với lãnh đạo nhà trường: Thấy được thực trạng chất lượng dạy học để có biện pháp chủ động điều chỉnh hoặc duy trì biệnpháp quản lý.
b. Các hình thức kiểm tra đánh giá.
Có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, tác giả đưa ra một số hình thức kiểm tra đánh giá sau:
- Kiểm tra - đánh giá hình thành là hình thức kiểm tra- đánh giá thường xuyên định kì trong suốt quá trình dạy học.
- Kiểm tra - đánh giá tổng kết là hình thức Kiểm tra - đánh giá khi kết thúc mỗi gian đoạn học tập nhất định như khóa học, kì học,…
- Kiểm tra - đánh giá theo tiêu chuẩn tương đối là hình thức Kiểm tra - đánh giá dùng để so sánh các đối tượng người học với nhau theo một tiêu chí nào đó như thi học sinh giỏi, thi đại học,…
- Kiểm tra - đánh giá theo tiêu chí là hình thức Kiểm tra - đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đào tạo nghề để đánh giá kĩ năng của người học, trong đó chỉ có mức đánh giá đạt và không đạt.
c. Lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra - đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đào tạo nghề để đánh giá kĩ năng của người học. Thường lựa chọn và sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp để kiểm tra – đánh giá người học về tấm lí vận động, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng tư duy trí tuệ. Cho người học thực hành rồi đánh giá sản phẩm.
- Phương pháp thực hiện đồ án: Đồ án là nhiệm vụ nghề nghiệp cần phải được giải quyết trên cơ sở đó người học cần vận dụng các kiến thức tổng hợp và kĩ năng đã được học để thiết kế xây dựng và thực hiện đồ án.
33
- Phương pháp thi vấn đáp: Thầy hỏi trực tiếp và người học trả lời về nội dung phần học.
d. Nhận xét về kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra đúng chất lượng thì đánh giá được mục tiêu đào tạo đạt được và mục tiêu môn học mà giáo viên đề ra như cần phát huy những điểm mạnh nào, cần khắc phục nhược điểm. Đánh giá được đúng chất lượng đầu ra của học sinh, năng lực làm việc của học sinh. Khả năng nhận thức của học sinh sau khi học xong môn học đó. Từ đó xây dựng được chương trình học tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các khóa học sau.
- Kiểm tra sai chất lượng thì không đánh giá được đúng năng lực thực sự của học sinh, khả năng mà học sinh làm được khi ra trường. Từ đó có sự nhìn nhận sai lệch về phương pháp đào tạo và mục tiêu đào tạo. Không rút ra được những bài học để chỉnh sửa hoặc thay đổi chương trình đào tạo và phương pháp dạy học cho phù với các môn học.
34
TÓM TẮT CHƯƠNG I:
Trong chương 1 tác giả đã tìm hiểu cơ sở lí luận của việc đào tạo nghề. Bao gồm có:
- Các khái niệm về đào tạo nghề,dạy học, dạy họcở trường nghề.
- Việc đánh giá chất lượng dạy nghề điện ở trường nghề . - Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề điện.
Vậy còn thực trạng dạy nghềđiện ở trường cao đẳng Việt Hungnhư thế nào? Ta sẽ nghiên cứu ở chương sau để rút ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề điệnở trường nghề nói chungvà trường cao đẳng Việt Hung nói riêng.
35 CHƯƠNG II