N hững nguyên nhân và tồn tại trong hoạt động dạy nghề điện tại trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 62 - 68)

Với đặc điểm là một trường CĐCN mới thành lập, đội ngũ gíáo viên trong những năm qua đã được nhà trường quan tâm đầu tư cả về chất cũng như về lượng,

63

tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tình tình thực tế. Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, về trình độ và bất cập về cơ cấu đội ngũ.

Nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều giảng viên dạy nghề điện có học hàm, học vị cao, đặc biệt hiện nay đó là sự thiếu hụt về đội ngũ giảng viên đầu đàn có thâm niên, có kinh nghiệm công tác trong khoa Điện – Điện tử. Bên cạnh đó còn có sự bất hợp lý giữa cơ cấu với nhiệm vụ được giao. Về cơ bản dạy nghề điện đã có đội ngũ giảng viên phù hợp và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nhưng hiện nay số lượng giảng viên đạt chuẩn chưa đủ về số lượng, thậm chí ở một vài bộ môn sẽ xẩy ra một vài tình trạng thiếu hụt khi đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm nghỉ chế độ nếu không có giải pháp thiết thực.

Trước tình hình và nhiệm vụ mới được giao đặc biệt trước những đòi hỏi, thách thức mới của thị trường nguồn nhân lực, sự cạnh tranh trong đào tạo bên cạnh vấn đề cần phải củng cố các ngành nghề đào tạo truyền thống thì nhà trường cần phải tiếp tục mở thêm các ngành đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chính vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên năng động, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu bộ môn và mạnh về chất lượng để củng cố nhà trường, hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

Hiện nay có nhiều giáo viên trong đó một số giáo viên tuổi cao, không có điều kiện đi học chuyển đổi hoặc nâng cao trình độ, vì thế trong số giáo viên này phần lớn bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ tin học. Trong quá trình công tác và giảng dạy, khi tiếp cận với các phương tiện thiết bị hiện đại còn nhiều lúng túng, gây không ít khó khăn đến công tác chuyên môn. Do vậy chất lượng giảng dạy đặc biệtlà chất lượng dạy nghề thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài xã hội.

Thiết bị giảng dạy trong nhà trường tuy đã được lãnh đạo nhà trường và cấp trên hết sức quan tâm, đầu tư theo mục tiêu chương trình hàng năm. Nhưng nhiều thiết bị máy móc quá cũ kỹ, lạc hậu và mang tính thô sơ. Có nhiều loại máy móc thiết bị không có phụ tùng và linh kiện thay thế, dẫn đến chỉ dùng song không

64

có dụng cụ thay thế thì lại để máy bỏ không. Trong vấn đề này, nhà trường không được quyền tự chủ động mua sắm những trang thiết bị máy móc cần thiết để sử dụng một cách có hiệu quả, mà hoàn toàn phụ thuộc vào cấp trên, cấp có thẩm quyền cấp phát nguồn kinh phí cho việc này. Đặc biệt là trường không có những chuyên gia giỏi để hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng các thiết bị máy móc đó, mà hướng dẫn thực hành máy lại là các giáo viên dạy thực hành nghề đảm nhiệm.

Từ lý do đó cho nên các máy móc thiết bị mua sắm về không được sử dụng một cách triệt để có hiệu quả, nhiều máy móc không sử dụng đến do kém chất lượng, không phù hợp với công nghệ hiện đại. Chính vì vậy cần phải có biện pháp tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy tiên tiến, hiện đại đảm bảo để góp phần nâng cao chất lượng dạynghề điện trong nhà trường.

Nội dung dạy học trong nhà trường mang tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt và tính thực tiễn, chậm thay đổi với sự thay đổi ở ngoài xã hội và yêu cầu của người học. Chưa thích ứng được với các loại hình đào tạo, các ngành nghề đào tạo ở ngoài xã hội, chưa quan tâm chú trọng đến việc đào tạo theo yêu cầu của người học, mà chỉ đào tạo những gì mà nhà trường có. Trong quá trình dạy học thường nặng về việc truyền thụ kiến thức, chưa quan tâm đúng mức đến việc truyền thụ kiến thức cũng như kỹ năng thực hành nghề... dẫn đến tay nghề của học sinh, sinh viên không cao, các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng lao động vẫn phải mất thời gian để đào tạo lại.

Phương pháp dạy nghề điện còn mang nặng phương pháp truyền thống, thầy rót kiến thức, trò tiếp nhận theo một chiều, chưa thực sự áp dụng những phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức hướng dẫn việc tiếp thu kiến thức cho người học... vẫn còn nhiều người quan niệm rằng: trong giảng dạy có sử dụng những máy móc thiết bị hiện đại tức là đã dùng phương pháp giảng dạy mới, đây là một sai lầm lớn trong việc nhận thức thế nào là phương pháp dạy học mới.

Công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng dạy học chưa đổi mới và chưa thực sự đúng mực. Trong khi đó căn bệnh thành tích vẫn còn phổ biến ở một số cơ quan trường học và một số tư duy của cán bộ lãnh đạo. Do vậy, các cấp, các ngành,

65

các nhà trường cùng nhau nâng chất lượng lên cao để báo cáo về thành tích của cơ quan, nhà trường với cấptrên. Từ đó làm cho các bộ cấp cơ sở luôn chạy theo thành tích, nếu cấp dưới không đạt thành tích thì cấp trên cũng bị mất thành tích, do vậy cứ thế bảo nhau báo cáo thật hay, thành tích năm nay cao hơn năm trước để khỏi bị cấp trên chê trách, vì làm ảnh hưởng đến thành tích của cấp trên. Việc kiểm tra đánh giá chất lượng vẫn còn tình trạng ‘‘vừa đá bóng vừa thổi còi’’, nhà trường tự tổ chức và đào tạo, nhà trường tự tổ chức thi và kiểm tra, nhà trường tự đánh giá kết quả. Mặt khác nhà trường chưa xây dựngđược bộ đánh giá chuẩn về chất lượng, nội dung kiểm tra đánh giá chưa bám sát với mục tiêu đề ra. Đó là chưa kể đến việc xây dựng các mục tiêu chương trình đào tạo trong nhà trường đôi khi chưa phù hợp, chưa có tính khả thi.

Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến chất lượng tay nghề học sinh học nghề chưa được nâng cao, đó là trong quá trình đào tạo nghề hiện nay ở các cơ sở đào tạo nghề và các trường dạy nghề chưa thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc tạo mối liên hệ giữa nhà trường, cơ sở đào tạo tay nghề với các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất ngoài xã hội. Chưa vận dụng nguyên lý: ‘‘học đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn’’ trong nhà trường. Quá trình dạy học thực hành giáo viên chưa gắn kết các bài học của học sinh trong nhà trường với các sản phẩm ngoài thị trường và xã hội đang cần. Trong quá trình giảng dạy phần lớn giáo viên ít tìm tòi sáng tạo, ít thay đổi các mẫu mã mới để làm cho bài học của học sinh hôm nay sẽ trở thành các sản phẩm mà thị trường khách hàng, ngoài xã hội đang cần và đang ưa chuộng.

Thêm một vấn đề là quá trình dạy nghề điệntrong nhà trường vẫn còn một khoảng cách khá xa đối với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp ngoài xã hội. Lý do bởi các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngoài xã hội họ phải luônluôn thay đổi để thích ứng với thị trường, với mọi sự thay đổi của xã hội nhằm tồn tại và phát triển.

Đó là quy luật của sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Từ chỗ đó họ luôn luôn tìm cách để thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi mẫu mã hàng hoá, kể cả thay đổi phương thức, hình thức hoạt động kinh doanh sản xuất. Trong khi đó ở nhà

66

trường, công nghệ dạy học, trang thiết bị máy móc, nội dung và phương pháp dạy học... tất cả những cái đó, lẽ ra nhà trường phải biết đón đầu và đi trước một bước so với thực tiễn ngoài xã hội, nhưng thực tế toàn ngược lại, có nghĩa là nhà trường luôn chạy sau.

Trong quá trình dạy học, nhất là dạy học thực hành, điều quan trọng là phải tổ chức cho học sinh, sinh viên học nghề được đi thực tế xâm nhập vào các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp để học sinh có điều kiện tiếp xúc và làm quen dần với thực tế môi trường sản xuất, các công việc, nghề nghiệp cụ thể của người công nhân mà sau này các em phải tiếp xúc làm quen với các dây chuyền công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại tiên tiến mà trong nhà trường chưa có.

Những vấn đề nêu trên là những tồn tại trong công cuộc dạy nghề điện của trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hung. Chính vì thế đa phần học sinh học nghề khi ra trường các cơ sở sử dụng lao động vẫn phải mất một thời gian nhất định để đào tại lại, nguyên nhân do nhiều công việc ngoài xã hội họ không được nhà trường đào tạo và huấn luyện, chưa gắn việc đào tạo với việc sử dụng lao động.

67

TÓM TẮT KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương 2 tác giả đã tìmhiểu tại cao đẳng công nghiệp Việt Hung các vấn đề sau:

- Thực trạng đội ngũ giáo viên.

- Thực trạng học sinh.

- Thực trạng cơ sở vật chất.

- Thực trạng dạy nghề điện.

Qua đây tác giả nhận thấy việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điệntại trường cần phải gắn liền với điều kiện thực tiễn của nhà trường hiện nay. Khi đó các giải pháp sẽ được ứng dụng trong nhà trường để mang lại hiệu quả cho quá trình giảng dạy.

68

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)