Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT HUNG

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nghề điện

3.2.9 Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất

Xuất phát từ lợi ích và hiệu quả của mối quan hệ trường - ngành, cho nên việc tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp, xí nghiệp và các sở sản xuất trong các làng nghề là một việc hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành cho học sinh học nghề. Đây chính là mô hình gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực ngoài xã hội, gắn đào tạo với việc làm. Mô hình dựa trên nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”, và đây cũng là một giải pháp.

Một vấn đề nữa là quá trình dạy nghề điện hầu hết được tổ chức trong các cơ sở đào tạo nghề, các trường nghề. Vì vậy dạy nghề điện còn tách biệt, chưa gắn kết với quá trình sản xuất ngoài thực tiễn. Để thực hiện tốt việc gắn đào tạo với thị trường lao động, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, cần chú ý một số nội dung sau:

+ Thiết lập và vận hành hệ thống thông tin hai chiều: thị trường đào tạo, thị trường lao động, nhằm giúp cho người học được tìm hiểu và lựa chọn nghề học, nơi học để đảm bảo cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo.

+ Cơ sở đào tạo lựa chọn quyết định nghề, số lượng, trình độ cần đào tạo theo nhu cầu thị trường.

89

+ Doanh nghiệp, người sử dụng lao động tuyển dụng được những lao động qua đào tạo phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

+ Thiết lập cơ chế phối hợp hai chiều giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với cơ sở đào tạo nghề.

Thực tế cho thấy: các cơ sở sản xuất, các công trường, xí nghiệp, là một môi trường quan trọng nhất để người học nghề tiếp cận và thích ứng trong quá trình phát triển nghề nghiệp của họ. Nói cách khác, đây chính là đấtđể họ dụng võ, đất để các hạt giống cây trồng phát triển. Nhà trường chỉ là những người ươm mầm giống, còn muốn cho mầm giống phát triển tốt thì các cơ sở sản xuất các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng.Trong nghề nghiệp thì đây chính là nơi để người học hành nghề và phát triển nghề nghiệp của mình. Chính vì thế trong quá trình đào tạo và dạy nghề, nhà trường cần phải bố trí một lượng thời gian nhất định để cho học sinh học nghề xâm nhập, tiếp cận với các cơ sở sản xuất để họ được trực tiếp nhìn thấy các mô hình sản xuất, các dây truyền công nghệ máy móc thiết bị, các cách tổ chức, các loại mẫu mã hàng hoá khác rất đa dạng của thực tế, mà có thể ở trong nhà trường không có.

90

TÓM TẮT KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trong chương 3 tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy nghề điện :

- Triển khai dạy học theo mô-đun: Đây là phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện nhà trường hiện nay vì vậy có thể áp dụng ngay vào thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành.

- Phát triển chương trình dạy học theo nguyên lý tích hợp: Đây là phương pháp dạy học mang lại nhiều hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên trong điều kiện nhà trường hiện nay chỉ có thể từng bước triển khai chương trình dạy học này.

- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ học thực hành.

- Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số giải pháp về quản lý hoạt động dạy nghề điện ,điều kiện cơ sở vật chất và các biện pháp nâng cao trình độ giáo viên, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, kết hợp học tập với thực tiễn nhằm đảm bảo cho điều kiện đổi mới phương pháp dạy.

91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

Sau khi hoàn thành đề tài:‘‘Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại cao đẳng công nghiệp Việt Hung”, luận văn đã thu được một số kết quả sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận đào tạo nghề, cơ sở lý luận dạy học thực hành và cơ sở lý luận dạy học thực hành môn điện dân dụng.

- Đánh giá thực trạng dạy học thực hành môn điện dân dụng tại Trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung.

- Trên cơ sở thực trạng dạy học thực hành môn điện dân dụng, tác giả đưa ra một số giải pháp:

1. Triển khai dạy học theo mô-đun.

2. Phát triển chương trình dạy học theo nguyên lý tích hợp.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

4. Các giải pháp về mặt quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất.

Kiến nghị:

Qua nghiên cứu đề tài tác giả có một số đề xuất sau đây:

- Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ tiêu chuẩn cho việc dạy học theo nguyên lý tích hợp.

- Xây dựng, hoàn thiện bài giảng theo nguyên lý tích hợp cho dạy nghề điện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)