CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT HUNG
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nghề điện
3.2.2 Cải tiến phương pháp dạy học: tổ chức giảng dạy theo nguyên lý tích hợp
Nghiên cứu xây dựng bài giảng nghề điện dân dụng theo phương pháp tích hợp dạy lý thuyết và thực hành, từng bước ứng dụng phương pháp này vào trong quá trình dạy học.
b) Nội dung phương pháp.
Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Nội dung dạy nghề bao gồm:
+ Dạy lý thuyết: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản với các khái niệm, các quy luật và các thuật ngữ khoa học…
+ Dạy thực hành: Trang bị cho học sinh kỹ năng, kỹ xảo của nghề để trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
+ Bởi dạy nghề là đào tạo công nhân trực tiếp sản xuất nên việc rèn luyện thành thạo kỹ năng và tiến tới đạt được kỹ xảo trong nghề cho người học sinh là rất cần thiết. Vì vậy cần tiến hành dạy nghề theo phương pháp tích hợp tức là dạy lý thuyết ngắn gọn rồi dạy thực hành ngay trong cấu trúc một bài giảng.
- Những nguyên tắc xây dựng phương pháp dạy học bằng quan điểm tích hợp:
+ Dạy học theo quan điểm tích hợp là một chỉnh thể thống nhất trong nội dung chươngtrình đào tạo nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của đối tượng cần đào tạo.
+ Hình thành kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để trên cơ sở đó học sinh sẽ thích nghi được với những vấn đề khác nhau trong thực tiễn sản xuất.
+ Khai thác mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức cơ sở với kiến thức chuyên ngành để lĩnh hội vững chắc được tri thức, hình thành kỹ năng chuyên ngành cho học sinh.
73
+ Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tế sản xuất để hình thành năng lực tư duy kỹ thuật và khả năng vận dụng lý thuyết khoa học vào thực tiễn.
+ Dạy học theo quan điểm tích hợp phải thoả mãn các nguyên tắc sư phạm của quá trình dạy học.
+ Kết hợp tính giáo dục với hình thành kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy kỹ thuật cho học sinh.
+ Kết hợp tính khoa học với tính vừa sức.
+ Kết hợp củng cố và phát triển năng lực.
+ Kết hợp dạy và học.
+ Kết hợp tính trực quan.
+ Nội dung tích hợp phải đảm bảo tính hiệu quả đạt tới mục tiêu đào tạo (tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đã đề ra).
+ Dạy học theo quan điểm tích hợp phải có cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt và tạo khả năng đa dạng hoá quá trình đào tạo nghề, tạo được sự liên thông giữa các loại hình đào tạo.
+ Phương pháp dạy học tích hợp lý thuyết nghề với thực hành nghề.
+ Phương pháp dạy tích hợp lý thuyết nghề và thực hành nghề được hiểu là lý thuyết nghề và thực hành được tiến hành dạy song song, học sinh học lý thuyết nghề đến đâu tiến hành thực hành đến đó. Các bài giảng được soạn theo từng chủ đề ngắn gọn, nội dung bài giảng bao gồm cả 2 phần lý thuyết nghề và hướng dẫn thực hành nghề do cùng một giáo viên đảm nhận:
Môn học = Σ Mô-đun (lý thuyết + thực hành)
Trên cơ sở phân tích tính toán, nội dung giảng theo phương pháp tích hợp lý thuyết nghề với thực hành nghề được phân chia theo từng chương hoặc từng bài nhưng nội dung mỗi bài được xây dựng theo nguyên tắc bao gồm cả lý thuyết và thực hành để dạy theo phương pháp tích hợp. Với cách làm như vậy sẽ tránh được việc học lý thuyết trùng lặp như đã gặp khi dạy lý thuyết tách biệt với thực hành.
Không những thế, cách dạy này còn tạo ra khả năng vận dụng sinh động lý thuyết vào thực hành và ngược lại thực hành gắn liền với học lý thuyết làm cho học sinh
74
hiểu lý thuyết sâu sắc hơn, gây hưng phấn và lôi cuốn học sinh, làm cho họ trở nên chủ động suy nghĩ và tích cực cùng cộng tác với thầy trong quá tình chiếm lĩnh kiến thức và làm chủ kỹ năng nghề. Mặt khác dạy tích hợp này cho phép giáo viên có khả năng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong cùng một giờ giảng, phát huy thế mạnh của mỗi phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Tuy nhiên cách dạy này đòi hỏi mỗi giáo viên phải vừa nắm vững lý thuyết vừa phải có kỹ năng thực hành.
Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm của phương pháp dạy học theo mô-đun hiện tại với phương pháp dạy học tích hợp lý thuyết và thực hành.
Phương pháp dạy Phương pháp dạy hiện tại: Dạy lý thuyết trước sau đó dạy thực hành
Phương pháp tích hợp: Dạy lý thuyết và thực hành gói gọn trong một bài giảng
Đặc điểm
- Thời gian giảng dạy kéo dài do có sự trùng lặp nội dung trong quá trình học lý thuyết và thực hành. Giáo viên dạy thực hành thường xuyên phải nhắc lại lý thuyết trước khi thực hành.
- Có thể tách riêng giáo viên dạy lý thuyết và dạy thực hành.
- Trang bị phòng thực hành đầy đủ. Bố trí phòng học lý thuyết và xưởng thực hành
- Thời gian dạy học được rút ngắn do học sinh được tiếp thu kiến thức lý thuyết và thực hành một cách liên tục trong quá trình học tập. Đồng thời có thể điều chỉnh được tỷ lệ giảng dạy lý thuyết, thực hành ở một giờ học để mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy học.
- Đòi hỏi giáo viên dạy học có đủ khả năng về tay nghề cũng như kiến thức chuyên môn.
- Đòi hỏi cơ sở vật chất đầy đủ, bố trí phòng học hợp lý với phòng học lý thuyết và xưởng
75