Tổ chức giảng dạy theo mô - đun

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT HUNG

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy nghề điện

3.2.1. Tổ chức giảng dạy theo mô - đun

a) Mục tiêu.

Xây dựng bài giảng theo mô-đun cho dạy nghề điện trong khoa điện. Tổ chức cho các giáo viên dạy học theo mô-đun đạt hiệu quả cao nhất.

b) Nội dung giải pháp.

Đào tạo theo mô-đun là phương pháp đào tạo theo tiếp cận mục tiêu dựa trên năng lực thực hiện trong đó nội dung đào tạo được chia thành các mô đun với tính mở, tính mềm dẻo và linh hoạt cao, phù hợp với thị trường lao động luôn biến đổi.

Mô-đun đào tạo là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, chúng gắn bó với nhau như một chỉnh thể và có tính độc lập tương đối. Các mô-đun đào tạo được xây dựng dựa trên lôgíc của hoạt động nghề nghiệp, trong đó kết hợp kiến thức lý thuyết với kỹ năng thực hành nghề nghiệp hướng tới năng lực thực hiện các công việc và nhiệm vụ trong nghề. Mỗi mô-đun là chương trình đào tạo năng lực thành phần cần thiết để thực hiện một công việc. Các mô đun có thể kết hợp với nhau linh hoạt để hình thành nên một chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo năng lực cho một nghề, một việc làm hay một phần việc làm phù hợp với nhu cầu cá nhân người học, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và với cấu trúc của nghề.

70

Theo quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ban hành ngày 09/06/2008 các trường phải triển khai chương trình đào tạo theo mô-đun với sáu yêu cầu cơ bản:

+ Đảm bảo được mục tiêu dạy nghề.

+ Tên nghề đào tạo phải tuân thủ theo danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ, của thị trường lao động.

+ Phân bố hợp lý thời gian giữa các khối kiến thức, kỹ năng nghề và trình tự thực hiện các môn học, mô-đun để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề có hiệu quả.

+ Bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, đồng thời có tính đến liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Tiếp cận với trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới

Hiện nay phương pháp dạy học theo mô-đun đã được áp dụng tại khoa Điện – Điện tử cũng như các khoa khác tại trường cao đẳng công nghiệp Việt Hung. Tuy nhiên các mô-đun chỉ được xây dựng cho chương trình học lý thuyết của mỗi môn học:

Môn học (lý thuyết) = Σ Mô-đun (lý thuyết).

Việc dạy lý thuyết nghề theo mô-đun đòi hỏi dạy thực hành nghề cũng phải theo mô-đun để bám sát nội dung của bài lý thuyết, làm sáng tỏ lý thuyết. Chính vì vậy việc xây dựng các mô-đun cho chương trình dạy thực hành là một giải pháp bắt buộc và thiết thực để nâng cao chất lượng dạy nghề điện:

Môn học (thực hành) = Σ Mô-đun (thực hành).

Từ đó ta có được các mô-đun hoàn chỉnh cho một môn học:

Môn học = Σ Mô-đun (lý thuyết) + Σ Mô-đun (thực hành) c) Cách thực hiện.

Do đó để mang lại hiệu quả cao khi triển khai dạy học theo mô-đun nhà trường và khoa cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Xây dựng chương trình cần kết hợp kiến thức với kỹ năng để hình thành các năng lực hành nghề đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời chú ý đúng mức tới lôgic

71

khoa học của các môn học nhằm tạo ra năng lực tư duy kỹ thuật phù hợp với cấp trình độ đào tạo.

- Phân tích và nhóm các thành phần khác nhau của nội dung đào tạo (kiến thức, kỹ năng, thái độ) theo lôgic của các bộ môn khoa học và lôgic hành nghề, từ đó xây dựng chương trình dạy học là một chỉnh thể thống nhất, được cấu trúc thành các môn học và mô-đun.

- Lựa chọn, phân tích và nhóm một cách hợp lý các kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở cần thiết thành các môn học, cũng như các kiến thức kỹ thuật và công nghệ cần thiết với các kỹ năng nghề nghiệp thành các mô-đun.

- Việc hình thành các môn học phải dựa trên lôgic của các bộ môn khoa học, có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Các môn học được hình thành bằng cách hệ thống và nhóm các kiến thức đã xác định theo lôgic khoa học và lôgic nhận thức của người học.

- Hình thành các mô-đun bằng cách hệ thống và nhóm các kiến thức, kỹ năng theo lôgic hành nghề, nhằm đạt được các mục tiêu thực hiện và dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp.

- Thực hiện việc phân tích lôgic trình tự dạy học theo các môn học và mô-đun trong chương trình (lập sơ đồ mối liên hệ giữa các môn học và mô đun trong chương trình).

- Xác định rõ các yêu cầu và công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các cấp độ mục tiêu đã đề ra.

- Xác định các vấn đề về tổ chức đào tạo, các nguồn lực các giới hạn cần thiết để thực hiện chương trình đào tạo.

- Tổ chức các tiết dự giờ trong khoa để đánh giá kĩ năng dạy lí thuyết, kĩ năng dạy thực hành của từng giáo viên.

- Tổ chức một số giờ giảng mẫu của những giáo viên giỏi để những giáo viên khác tham gia học hỏi kinh nghiệm.

- Xây dựng mô-đun hoàn chỉnh, thống nhất cho môn thực hành điện dân dụng và các môn học khác trong khoa.

72

3.2.2 Cải tiến phương pháp dạy học: tổ chức giảng dạy theo nguyên lý tích hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề điện tại trường Cao đẳng công nghiệp Việt Hung (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)