Bản chất và đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp

Một phần của tài liệu Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

1.3. Bản chất và đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp

Bản chất của tổ chức dạy tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong cùng một không gian, thời gian. Điều này có nghĩa khi dạy một kỹ năng nào đó, phần kiến thức chuyên môn liên quan đến đâu sẽ được dạy

đến đó và được thực hành kỹ năng ngay. Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm. Như vậy, về cơ sở vật chất, phòng dạy tích hợp sẽ có những đặc điểm khác so với phòng chuyên dạy lý thuyết hoặc chuyên dạy thực hành theo cách dạy truyền thống. Có thể hiểu dạy học tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài dạy ở cùng không gian cùng thời gian nhằm hình thành năng lực hànhnghề ở người học. Lý thuyết và thực hành được lồng ghép, đan xen với nhau trong bài dạy sao cho tạo thành một thể thống nhất. Đồng thời nội dung và hoạt động dạy - học được gắn kết với các tình huống thực tế nghề nghiệp.

1.3.2. Một số đặc điểm của dạy học theo quan điểm tích hợp

- Tính khoa học, ứng dụng thực tiễn: vận dụng lý thuyết chỉ ra những ứng dụng trong thực tế.

- Tính đa chức năng, đa phương án: tạo ra sự phong phú của phương pháp và kỹ năng học tập, dạy học sinh biết cách lựa chọn công nghệ hợp lý trong mỗi trường hợp cụ thể.

- Tính tiêu chuẩn hóa: dạy học sinh thực hiện đúng quy trình thao tác thực hành, biết cách tra cứu và sử dụng đúng thông số kỹ thuật.

- Tính kinh tế: tiết kiệm thời gian, vật tư, công cụ lao động.

- Tính cụ thể và tính trừu tượng: tính cụ thể biểu hiện thông qua các phương tiện trực quan, thông qua thao tác mẫu của giáo viên, học sinh có thể thấy, nghe, nhìn được ngay trên đối tượng nghiên cứu. Tính trừu tượng được biểu hiện thông qua các khái niệm, nguyên lý kỹ thuật…để học sinh tiếp thu được các khái niệm, nguyên lý kỹ thuật này đòi hỏi phải hình dung, tưởng tượng thì học sinh phải nhận thức cảm tính. Do đó người ta dùng các ký hiệu, hình vẽ, sơ đồ, mô phỏng thay thế các nội dung trừu tượng.

- Tính tổng hợp và tích hợp: bao gồm các kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan với nghiên cứu đối tượng kỹ thuật. Đặc điểm này chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiện tượng kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật…đồng thời phân tích được khả năng áp dụng chúng trong những trường hợp tương tự.

1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng dạy học theo quan điểm tích hợp

1.3.3.1.Thuận Lợi:

Dạy học tích hợp đáp ứng được nhu cầu hiểu biết kiến thức lý thuyết và thực tế của người học cũng như đáp ứng được yêu cầu kĩ năng công việc của thị trường lao động.

Người học và trường học tiết kiệm được chi phí và thời gian tối đa trong khóa học do không phải học lại những kiến thức trùng lặp ở nhiều môn học/ module;

Mục tiêu của việc học được người học xác định một cách rõ ràng ngay tại thời điểm học;

Nội dung dạy học: Tránh những kiến thức, kỹ năng bị trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh;

Phương pháp dạy học: Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống, thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.

Đối với người học: cảm thấy quá trình học tập có ý nghĩa vì nó giải quyết được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống từ đó có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.

Dạy học tích hợp giúp người học không chỉ nắm vững kiến thức về mặt lý thuyết và kĩ năng của một nghề hay môn học mà còn mang lại cho người học những kĩ năng cũng như kiến thức cơ bản của nghề khác hay môn học khác được tích hợp;

Với dạy học tích hợp, các kiến thức lý thuyết cũng như kĩ năng luôn luôn được cập nhật mới giúp người học luôn nắm bắt được yêu cầu thực tế của công việc và đảm bảo dễ dàng chuyển sang một công việc khác;

1.3.3.2.Khó khăn:

Yêu cầu trang thiết bị và cơ sở vật chất cũng như nguồn nhân lực giảng dạy phải đồng bộ, đảm bảo chất lượng cũng như tính thực tế cao.

Yêu cầu đầu vào của người học đồng đều về kiến thức, khả năng tiếp thu cũng như kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)