CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.7. Thực trạng về phương pháp dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản tại nhà trường
2.7.9. Đối với giáo viên dạy module thực hành cắt gọt cơ bản
* Thông tin cá nhân:
Qua khảo sát nhận thấy:
- Trình độ chuyên môn của giáo viên tốt nghiệp trình độ đại học chiếm tỉ lệ 5.4%, trình độ cao học chiếm tỉ lệ 75.7%, nghiên cứu sinh chiếm 8.1%, trình độ tiến sĩ chiếm 8.1%. Các giáo viên tốt nghiệp từ trường đại học Sư phạm kỹ thuật chiếm tỉ lệ 21.6%, còn lại các giáo viên, giảng viên đều được đào tạo sư phạm bậc hai và sư phạm dạy nghề đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nhà trường .
- Phần lớn giáo viên nhà trường dao động trong độ tuổi từ 28-30 chiếm 30.1%.
Những giáo viên này xét về thâm niên giảng dạy còn ít nên kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế nhất định. Phần nhiều họ giảng dạy chỉ theo sát đề cương, lịch giảng dạy ,giáo trình, kinh nghiệm thực tế còn ít nên hạn chế trong giảng dạy thực hành. Mặt khác đối với việc tổ chức dạy học theo phương pháp mới thực tế họ còn nhiều bỡ ngỡ, cùng với điều kiện ở trường cũng chưa thật sự đáp ứng đủ để bù vào kinh nghiệm của họ, mặc dù họ là những người được đào tạo ở các trường đại học, cập nhật hơn so với trước đây.
- Những giáo viên có độ tuổi trên 40 chiếm tỉ lệ rất ít (23,3 %), đa phần họ là lớp người đã tốt nghiệp đại học trên 15 năm. So với những tri thức họ học được trước đây thì nội dung và chương trình đào tạo trong các trường đại học đã có rất nhiều thay đổi. Do vậy những giáo viên này thường phụ trách giảng dạy những môn học có nội dung ít thay đổi mà lâu nay họ vẫn giảng dạy như các môn học An toàn lao động, thực hành phay- bào – mài cơ bản….
* Xác định mục tiêu dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản của GV
Kết quả khảo sát nhận thấy rằng các GV đồng ý cho rằng việc xác định mục tiêu dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản nhất là học sinh: hoàn thành nhiệm vụ học tập được giáo viên phân công chiếm tỉ lệ 60%, tái hiện kiến thức bài học chiếm tỉ lệ 45%, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tế nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 25%, rèn luyện thái độ nghề nghiệp trong học tập cho HSSV chiếm tỉ lệ 5%. Qua đó chứng tỏ rằng giáo viên chỉ quan tâm đến mục tiêu HSSV hoàn thành nhiệm vụ học tập phân công, chưa được chú trọng đến việc vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tế nghề nghiệp và rèn luyện thái độ nghề nghiệp cho HSSV.
MỤC TIÊU
Hoàn thành nhiệm vụ học
tập
Tái hiện được kiến thức bài
học
Vận dụng GQVĐ thực tế
Rèn luyện thái độ nghề nghiệp
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Tốt 12 60% 9 45% 5 25% 1 5%
Khá 6 30% 5 25% 6 30% 5 25%
Trung bình 0 0% 4 20% 6 30% 9 45%
Yếu 2 10% 2 10% 3 15% 5 25%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát việc xác định MTDH module THCG cơ bản của giáo viên
0 2 4 6 8 10 12 14
Hoàn thành nhiệm vụhọc
Tái hiện được kiến thức bài học
Vận dụng GQVĐ thực tế
Rèn luyện thái độ nghềnghiệp
Tốt Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát việc xác định MTDH module THCG cơ bản của giáo viên
* Nhận xét nội dung chương trình module thực hành cắt gọt cơ bản hiện đang áp dụng tại trường:
Kết quả khảo sát nhận thấy rằng giáo viên đồng ý cho rằng nội dung module thực hành cắt gọt cơ bản hiện đang áp dụng tại trường: rất chi tiết chiếm tỉ lệ 5%, chi tiết chiếm tỉ lệ 15%, tạm được chiếm tỉ lệ 40%, chưa chi tiết chiếm tỉ lệ 40%.
Từ kết quả khảo sát cho thấy nội dung chương trình module thực hành cắt gọt cơ bản trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tuy được xây dựng theo hướng năng lực thực hiện nhưng vẫn còn mang tính chung chung, chưa chi tiết về các kỹ năng cần giảng dạy nên gây khó khăn cho giáo viên khi thiết kế hoạt động dạy học tích hợp.
* Chất lượng giảng dạy module thực hành cắt gọt cơ bản tại trường:
Kết quả khảo sát nhận thấy rằng giáo viên đồng ý cho rằng chất lượng giảng dạy module thực hành cắt gọt cơ bản hiện nay tại trường tốt chiếm tỉ lệ 30%, trung bình chiếm tỉ lệ 35%, không tốt 35%. Qua đó nói lên chất lượng giảng dạy module thực hành cắt gọt cơ bản chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Muốn nâng cao kết quả giảng dạy kỹ thuật luôn gắn lý thuyết đi đôi với thực hành. Mặt khác dù chương trình mang tính tích hợp nhưng hầu hết giáo viên đều giảng dạy theo kiểu học lý thuyết trước rồi mới học thực hành, làm học sinh rất khó vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Việc sau thời gian học lý thuyết mới bố trí thực hành, kiến thức học sinh khi học lý thuyết quên đi nhiều, khi dạy thực hành phải giới thiệu lại rất mất thời gian.
* Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học:
Kết quả khảo sát nhận thấy rằng giáo viên đồng ý cho rằng những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học là: phương pháp dạy học chiếm tỉ lệ 85%, phương tiện -hình thức tổ chức dạy học chiếm tỉ lệ 85%, kiểm tra - đánh giá kết quả học sinh tỉ lệ 75% và trình độ đầu vào học sinh tỉ lệ 70%. Qua đó chứng tỏ phương pháp dạy học là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Bởi vì nó là cái cách tác động trực tiếp đến quá trình hình thành năng lực của người học. Thực tế qua khảo sát vẫn còn 15% giáo viên phân vân về phương
pháp dạy học chứng tỏ rằng họ chưa muốn thay đổi phương pháp dạy học do những nguyên nhân khác nhau như tốn thời gian, ngại soạn giáo án, cơ sở vật chất…Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến kết quả giảng dạy module thực hành cắt gọt cơ bản.
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học module THCG cơ bản
YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG Phương pháp dạy học
Phương tiện Hình thức tổ chức dạy học
Kiểm tra- Đánh giá kết quả học
sinh
Trình độ đầu vào học sinh Số
phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ% Số phiếu
Tỉ lệ% Số phiếu
Tỉ lệ%
Rất đồng ý 6 30% 15 75% 5 25% 4 20%
Đồng ý 11 55% 2 10% 10 50% 10 50%
Phân vân 3 15% 1 5% 3 15% 3 15%
Không đồng ý 0 0% 2 10% 2 10% 3 15%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
0 1 2 3 4 5 6
Phương pháp dạy học
Phương tiện - Hình thức tổchức
dạy học
Kiểm tra- Đánh giá kết quảhọc sinh
Trình độđầu vào học sinh
Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học
* Sử dụng phương pháp dạy học cho module thực hành cắt gọt cơ bản Kết quả khảo sát nhận thấy rằng giáo viên đồn ý cho rằng phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên là Phương pháp thuyết trình chiếm tỉ lệ 60%, đàm thoại chiếm tỉ lệ 15%, trực quan chiếm tỉ lệ 70%, thảo luận nhóm nhỏ chiếm tỉ lệ 10%, Phương pháp dạy học logic chiếm tỉ lệ 5%, dạy học thực hành theo hướng dẫn chiếm tỉ lệ 80%, phương pháp dạy học định hướng hoạt động và giải quyết vấn đề
15%. Qua đó cho thấy đa số giáo viên khi giảng dạy môn học đều áp dụng giống y như phương pháp dạy thực hành trước đây: Làm mẫu rồi cho học sinh bắt chước quan sát làm theo (phần lý thuyết trong chương trình được giáo viên hiểu và xem như là lý thuyết xưởng). Do đó chưa làm phát huy tính tích cực, tự lực, tự giác cho HSSV.
Qua trao đổi trực tiếp giáo viên dạy thực hành hiện nay hầu hết các giáo viên vẫn còn sử dụng thường xuyên những phương pháp dạy học truyền thống mà ít sử dụng phương pháp dạy học hiện đại điều này là do thói quen của giáo viên hoặc giáo viên chưa thật sự hiểu về phương pháp dạy học mới, kết hợp với điều kiện tại trường không đảm bảo cho việc dạy theo phương pháp mới.
Bảng 2.11a: Kết quả khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy module THCG cơ bản
SỬ DỤNG PPHD
Thuyết trình Đàm thoại Trực quan Thảo luận nhóm nhỏ Số
phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Thường xuyên 12 60% 3 15% 14 70% 2 10%
Thỉnh thoảng 8 40% 6 30% 2 10% 4 20%
Rất ít dùng 0 0% 11 55% 3 15% 10 50%
Không dùng 0 0% 0 0% 1 5% 4 20%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
Bảng 2.11b: Kết quả khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy module thực hành cắt gọt cơ bản
SỬ DỤNG PPDH
PP logic
PP thực hành theo hướng
dẫn
Định hướng hoạt động &
GQVĐ
Các phương pháp khác Số
phiếu Tỉ lệ
%
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Số
phiếu Tỉ lệ
%
Thường xuyên 1 5% 16 80% 0 0% 0 0%
Thỉnh thoảng 7 35% 3 15% 3 15% 0 0%
Rất ít dùng 6 30% 0 0% 7 35% 2 10%
Không dùng 6 30% 1 5% 10 50% 18 90%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
0 2 4 6 8 10 12 14 16
Thuyết trình Đàm thoại Trực quan Thảo luận nhóm nhỏ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít dùng Không dùng
Biểu đồ 2.9a: Kết quả khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy học
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
PP logic PP thực hành theo hướng dẫn
Định hướng hoạt động & GQVĐ
Các phương pháp khác
Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít dùng Không dùng
Biểu đồ 2.9b: Kết quả khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy học
* Định hướng việc sử dụng phương pháp dạy học đối với module thực hành cắt gọt cơ bản
Qua kết quả khảo sát nhận thấy:
- Giáo viên cho rằng thông tin về dạy học tích hợp là chưa từng biết đến chiếm tỉ lệ 30%, biết nhưng không áp dụng được chiếm tỉ lệ 10%, biết và có thể áp dụng được chiếm tỉ lệ 20%, đã áp dụng vào dạy học nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 40%.
- Giáo viên khái quát dạy học tích hợp là: Một dạng của dạy học định hướng hoạt động chiếm tỉ lệ 5%, giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 85%, học sinh tự kiến tạo tri thức chiếm tỉ lệ 10%.
- Giáo viên cho rằng dạy học bài dạy tích hợp module thực hành cắt gọt cơ bản là rất thích hợp chiểm tỉ lệ 75%, phân vân chiếm tỉ lệ 20%, không thích hợp chiếm tỉ lệ 5%.
- Giáo viên đồng ý chọn quan điểm dạy học định hướng hoạt động và giải quyết vấn đề chiếm tỉ lệ 95%, dạy học theo năng lực thực hiện chiếm tỉ lệ 75%, dạy học theo hướng tích cực hóa học sinh chiếm tỉ lệ 65%.
Kết quả khảo sát thấy rằng phần lớn giáo viên hình dung khái quát được bài dạy tích hợp và rất đồng tình, ủng hộ cho việc dạy học bài dạy tích hợp. Qua đó chứng tỏ rằng quan điểm dạy học bài dạy tích hợp vào module thực hành cắt gọt cơ
bản là rất phù hợp với xu hướng hiện nay của xã hội. Tuy vậy vẫn còn giáo viên phân vân, e ngại và cho là không thích hợp do nhiều lý do khác nhau.
* Khó khăn GV khi thực hiện dạy học bài dạy tích hợp vào module thực hành cắt gọt cơ bản Kết quả khảo sát nhận thấy rằng giáo viên đồng ý cho rằng những khó khăn khi thực hiện bài dạy tích hợp là xác định các tình huống trong bài học chiếm tỉ lệ 95%; thiết kế nội dung bài dạy tích hợp chiếm tỉ lệ 50%; liên hệ thực tiễn nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 90%; trình độ, sĩ số lớp, ý thức học tập học sinh chiếm tỉ lệ 70%; nghiệp vụ sư phạm của giáo viên chiếm tỉ lệ 45%; ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên chiếm tỉ lệ 45%; cơ sở vật chất nhà trường chiếm tỉ lệ 70%; sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ chiếm tỉ lệ 65%. Qua đó chứng tỏ giáo viên đang giảng dạy môn học thường gặp khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học tích hợp với các lý do như sau:
- Để tổ chức dạy học tích hợp thì nội dung giảng dạy trong môn học phải được xây dựng thành các kỹ năng nhưng hiện tại đa số giáo viên còn lúng túng trong việc biên soạn các kỹ năng cho nội dung giảng dạy môn học, module.
- Khi thiết kế hoạt động dạy học tích hợp theo mẫu giáo án tích hợp thì do nội dung mẫu giáo án có nhiều điểm mới, cấu trúc tổng quát nên gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của giáo viên có khác nhau nên cách hiểu và biên soạn từng nội dung trong giáo án chưa thống nhất. Vì vậy, lỗi thường gặp nhất trong dạy học tích hợp là giáo viên cứ thiết kế hoạt động dạy học theo kiểu phép cộng là phần lý thuyết dạy trước giống như hướng dẫn ban đầu còn phần thực hành dạy sau giống như hướng dẫn thường xuyên trong giáo án thực hành trước đây.
- Việc biên soạn bài giảng tích hợp cũng là vấn đề rất khó do đa số giáo trình được biên soạn trước đây chỉ phục vụ giảng dạy lý thuyết và thực hành nên việc yêu cầu dạy tích hợp là dạy theo các kỹ năng thì biên soạn ra sao?
- Để có thể dạy học kết hợp lý thuyết và thực hành, cần bố trí hợp lý các phòng học cho hoạt động dạy và học. Cả hai hoạt động này được thực hiện tại cùng một địa điểm. Do vậy, phòng dạy học tích hợp được bố trí hợp lý và phải có đầy đủ
máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy tích hợp module này cũng còn lạc hậu, không bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ. Ngoài ra, trình độ học sinh không đồng đều, ý thức học tập không tốt, lớp học đông (thực tế có những lớp học có tổng số học sinh rất đông 30 đến 40 học sinh) nên với phòng xưởng theo thiết kế cũ thì không thể nào bố trí dạy tích hợp. Nếu chia lớp ra cho phù hợp thì việc tính giờ cho giáo viên lại gặp vướng mắc về tài chính; nếu thực hiện đúng thời gian qui định của chương trình thì gây thiệt thòi cho người học do không đủ trang thiết bị thực hành;
do thời gian không đủ cho từng em luyện tập làm giảm kỹ năng thực hiện công việc.
Tóm lại tất cả những khó khăn đó là cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để xác định được những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc thực hiện bài dạy tích hợp vào module thực hành cắt gọt cơ bản.
Bảng 2.12a: Kết quả khảo sát những khó khăn khi thực hiện bài dạy tích hợp KHÓ KHĂN Xác định tình
huống trong bài học
Thiết kế nội dung bài dạy
tích hợp
Liên hệ thực tiễn nghề
nghiệp
Trình độ, sỉ số lớp, ý thức học
tập HS Số
phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
Rất đồng ý 13 65% 1 5% 10 50% 5 25% %
Đồng ý 6 30% 9 45% 8 40% 9 45%
Phân vân 1 5% 9 45% 1 5% 2 10%
Không đồng ý 0 0% 1 5% 1 5% 4 20%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
Bảng 2.12b: Kết quả khảo sát những khó khăn khi thực hiện bài dạy tích hợp
KHÓ KHĂN
Chuyên môn, nghiệp vụ SPN
Kế hoạch giảng dạy giáo viên
Cơ sở vật chất nhà trường
Sử dụng PT- TB công nghệ Số
phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Rất đồng ý 6 30% 8 40% 9 45% 11 55%
Đồng ý 3 15% 1 5% 5 25% 2 10%
Phân vân 4 20% 1 5% 4 20% 3 15%
Không đồng ý
7 35% 10 50% 2 10% 4 20%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
0 2 4 6 8 10 12 14
Xác đình tình huống trong bài
học
Xác đình tình huống trong bài
học
Liên hệthực tiễn nghề
nghiệp
Trình độ, sỉsố lớp, ý thức học
tập HS
Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Biểu đồ 2.10a: Kết quả khảo sát những khó khăn khi thực hiện bài dạy tích hợp
0 2 4 6 8 10 12
Chuyên môn, nghiệp vụ
SPN
Kếhoạch giảng dạy giáo viên
Cơsởvật chất nhà trường
Sửdụng PT- TB công nghệ
Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Biểu đồ 2.10b: Kết quả khảo sát những khó khăn khi thực hiện bài dạy tích hợp
* Nhiệm vụ của giáo viên khi sử dụng PPDH vào bài dạy tích hợp module thực hành cắt gọt cơ bản
Kết quả khảo sát nhận thấy rằng giáo viên đồng ý cho rằng những nhiệm vụ thường xuyên khi sử dụng phương pháp dạy học bài dạy tích hợp là xác định tình huống dạy học từ thực tiễn nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 90%; định hướng sản phẩm sau khi giải quyết vấn đề chiếm tỉ lệ 80%; tổ chức hoạt động nhóm, báo cáo kết quả nhận xét, động viên, giúp đỡ học sinh chiếm tỉ lệ 90%; thiết kế phiếu qui trình,
phiếu kiểm tra - đánh giá sản phẩm chiếm tỉ lệ 75%. Qua đó chứng tỏ việc dạy học từ tình huống thực tiễn nghề nghiệp, định hướng sản phẩm, tổ chức hoạt động nhóm, báo cáo kết quả nhận xét, động viên, thiết kế phiếu qui trình, phiếu kiểm tra - đánh giá luôn là những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của giáo viên khi tổ chức dạy học bài dạy tích hợp.
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát nhiệm vụ GV khi sử dụng PPD bài dạy tích hợp NHIỆM VỤ Xác định
GQVĐ
Định hướng sản phẩm
Tổ chức hoạt động nhóm
Xây dựng phiếu KT-ĐG Số
phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ
%
Số phiếu
Tỉ lệ Rất thường xuyên 12 60% 12 60% 10 50% 12 60% %
Thường xuyên 6 30% 4 20% 8 40% 3 15%
Thỉnh thoảng 2 10% 3 15% 0 0% 4 20%
Không thực hiện 0 0% 1 5% 2 10% 1 5%
Tổng cộng 20 100% 20 100% 20 100% 20 100%
0 2 4 6 8 10 12 14
Xác định và GQVĐ Định hướng sản phẩm
Tổ chức hoạt động nhóm
Xây dựng phiếu KT-ĐG
Rấ t thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoả ng Không thực hi ện
Biểu đồ 2.11: Kết quả khảo sát nhiệm vụ GV khi sử dụng PPD bài dạy tích hợp
* Điều kiện khi sử dụng PPDH vào bài dạy tích hợp module thực hành cắt gọt cơ bản.
Qua kết quả khảo sát nhận thấy: Giáo viên cho rằng điều kiện quan trọng khi sử dụng phương pháp dạy học bài dạy tích hợp là tài liệu, giáo trình, sách tham khảo phục vụ tự học chiếm tỉ lệ 100%, nội dung chương trình gắn với thực tiễn nghề nghiệp chiếm tỉ lệ 80%, trang bị đầy đủ phương tiện dạy học chiếm tỉ lệ 90%, thái độ, kinh