CHƯƠNG 3:DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN THEO
3.6. Thực nghiệm sư phạm
• Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Trên cơ sở các tiến trình dạy học đã thiết kế ở trên, tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm thực hiện hóa, kiểm tra, đánh giá và chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết trong luận văn.
Chứng minh cho tính khả thi và hiệu quả cho việc dạy học module THCG cơ bản theo quan điểm tích hợp tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
• Đối tượng thực nghiệm
Theo mục đích của đề tài, tác giả chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng có số lượng HSSV bằng nhau và tương đương về chất lượng. Tác giả không lấy tất cả HSSV trong mỗi lớp làm đối tượng nghiên cứu mà bỏ ngoài danh sách những HSSV giỏi trội và những HSSV quá kém và lấy tổng số HSSV sao cho các nhóm đối tượng khá, giỏi, trung bình, yếu, kém bằng nhau. Giờ học vẫn tiến hành bình thường nhưng khi phân tích, đánh giá thì chỉ xét số HSSV đã được lựa chọn.
• Chuẩn bị thực nghiệm Chọn bài giảng
Chọn các lớp thực nghiệm đối chứng có trình độ tương đương nhau (căn cứ vào điểm thi đầu vào vào kết quả học tập của học kỳ trước).
Lớp thực nghiệm: Lớp CĐCK1
Lớp đối chứng: Lớp CĐCK2
Bảng 3.3: Đặc điểm chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm và đối chứng
Lớp Sĩ số
Kết quả học tập trung bình của các môn kỳ IV năm học 2014-2015
Số hs Giỏi,
khá % Số hs trung
bình % Số hs yếu,
kém %
CĐCK1 31 9 29.03 14 45.16 8 25.81
CĐCK2 31 8 25.81 15 48.38 8 25.81
Lựa chọn và thực nghiệm: tác giả đã nhờ sự giúp đỡ của thầy Hoàng xuân Thịnh trưởng bộ môn thực hành nghề cơ khí, Trung tâm cơ khí tại trường với kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm các môn chuyên ngành cơ khí. Sau khi trao đổi đã thống nhất thực nghiệm những vấn đề sau:
- Mục đích nhiệm vụ và nội dung thực nghiệm - Quy trình và phương pháp thực nghiệm
- Nội dung, phương pháp và phân bố thời gian cho từng nội dung.
- Nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho bài giảng.
• Nội dung thực nghiệm
Tại lớp đối chứng, bài giảng được tiến hành theo phương pháp giảng dạy truyền thống. Nội dung, kiến thức được truyền đạt qua hình vẽ, phấn và bảng. Phần nội dung này chỉ thuần túy lý thuyết, còn trước buổi thực hành được diễn ra sau, HSSV sẽ có một khoảng thời gian “Hướng dẫn ban đầu để biết nhiệm vụ và cách thức thực hành”.
Tại lớp thực nghiệm bài giảng sẽ được tiến hành với sự hỗ trợ của máy tính, các phần mềm mô phỏng lý thuyết cũng như các kỹ năng thực hành, thao tác mẫu.
Phần nội dung này sẽ được bao gồm cả phần lý thuyết và phần hướng dẫn thực hành, để sau khi lĩnh hội lý thuyết HSSV có thể tiến hành thực hành.
• Phương pháp đánh giá thực nghiệm a. Hình thức thu nhận thông tin
Trong quá trình học tập của HSSV quan sát theo dõi thái độ, sự hứng thú tập trung, mức độ tham gia xây dựng bài, tốc độ và chất lượng trả lời câu hỏi của HSSV.
Lắng nghe ý kiến đóng góp từ giáo viên giảng dạy và dự giờ
b. Xử lý kết quả đưa ra bài kiểm tra nhỏ lúc cuối giờ dựa trên cơ sở đánh giá sau:
- Khả năng thao tác thực hiện kỹ năng trong giờ thực hành.
- Sản phẩm thực hành đạt được.
- Kiểm tra lý thuyết ba câu hỏi ngắn
• Kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua quan sát quá trình học tập của HSSV ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tác giả nhận thấy rằng, thái độ học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng ở những mặt sau:
- Mức độ tập trung hứng thú trong giờ học cao hơn.
- Khả năng hiểu và nắm vững lý thuyết tốt hơn được thể thiện thông qua việc trả lời các câu hỏi có chiều sâu của giáo viên.
- Tốc độ phản hồi trước các câu hỏi nhanh hơn, với độ chính xác cao.
- Về khả năng thực hành: các kỹ năng thao tác được thực hiện đầy đủ và chính xác, tỉ lệ làm sai, làm hỏng thấp
Bảng 3.4: Kết quả quan sát các biểu hiện của tính tích cực, tự lực của HSSV
Những dấu hiệu TN ĐC
1. Số HSSV tập trung, chú ý nghe giảng 91% 75%
2. Số HSSV ghi chép bài 94% 85%
3. Bình quân số lần giơ tay của HSSV 4 17
4. Số HS chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây
dựng bài 9,6% 6,4%
5. Bình quân số HSSV trả lời đúng những nội dung đã học 7/10 4/10
6. Số HS tham gia thảo luận nhóm 90% 39%
7. Số HSSV thực hiện đầy đủ các kỹ năng, thực hiện chính
xác, tỉ lệ làm sai, làm hỏng thấp 82% 57%
8. Số HSSV vận dụng được kiến thức vào thực hiện yêu
cầu công nghệ, viết được chương trình thành thạo 91% 60%
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra đánh giá
Nhóm Lớp Sĩ số Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN CĐCK1 31 0 0 1 3 3 5 7 6 4 1 1
ĐC CĐCK2 31 0 0 2 3 6 7 5 4 2 2 0
Bảng 3.6: Bảng xếp loại học lực HSSV học module THCG cơ bản
Nhóm Số HS Kém Yếu Trung
bình Khá Giỏi
TN 31 1 5 13 10 2
Tỉ lệ % 3.2 16.1 41.9 32.3 6.5
ĐC 31 2 8 12 8 1
Tỉ lệ % 6.5 25.8 38.7 25.8 3.2
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại học lực HSSV học module THCG cơ bản
• Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua việc theo dõi và phân tích diễn biến các giờ học thực nghiệm, trao đổi với
giáo viên, HSSV cộng tác trong đợt thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý số liệu qua bảng xếp loại học lực HSSV học module THCG cơ bản trên, tác giả có những nhận định sau đây:
1. Những biểu hiện của tính tích cực, tự lực trong quá học tập đối với lớp thực nghiệm, tỉ lệ HSSV đạt loại khá, giỏi tốt hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điều đó thể hiện khả năng vận dụng cũng như tiếp thu của HSSV lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng.
2. Sự hứng thú và năng lực tự học tập, thảo luận nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Khi được tiếp cận với phương pháp dạy học theo nhóm.
HSSV tích cực tham gia phát biểu ý kiến, mạnh dạn trao đổi về những vấn đề còn thắc mắc, tỉ lệ HSSV không chăm chú học, nói chuyện riêng trong lớp giảm hẳn.
3. Qua kết quả phân tích từ các bài kiểm tra, đánh giá cho thấy chất lượng của nhóm thực nghiệm tăng rõ rệt so với nhóm đối chứng.
Có thể thấy rằng, việc áp dụng dạy học theo quan điểm tích hợp đối với module THCG cơ bản là khả thi. Dạy học module THCG cơ bản theo quan điểm tích hợp góp phần năng cao chất lượng dạy học. Điều này được thể hiện thông qua:
Khả năng tiếp thu bài của HSSV, mức độ tập trung, sự hứng thú trong giờ giảng, khả năng tự phán đoán, nghiên cứu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội, tác giả đã:
Đề xuất một số phương pháp dạy học tích cực thường được sử dụng trong bài giảng theo quan điểm tích hợp. Tích hợp nhiều phương pháp trong một bài giảng nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học module thực hành cắt gọt cơ bản.
Đề xuất quy trình xây dựng bài giảng module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp giúp cho giáo viên thuận tiện cũng như dễ dàng thực hiện các bước soạn bài giảng theo yêu cầu và ý đồ sư phạm của chính giáo viên, phân bố lượng thời gian hợp lý cho cả phần nội dung và lý thuyết, thực hành.
Xây dựng một bài giảng của module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp, đồng thời lấy ý kiến của các chuyên gia, các thầy cô giáo đang giảng dạy tại Trung tâm cơ khí của trường và tiến hành dạy thực nghiệm. Qua đó bước đầu khẳng định việc áp dụng đề tài vào thực tế mang tính khả thi, hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
• Kết luận
Với sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học công nghệ, việc cập nhật liên tục kiến thức và kỹ năng mới là một điều cần thiết. Song hành với quá trình đó là những phương pháp giảng dạy truyền đạt mới được sáng tạo và cải tiến dựa trên những ưu điểm của phương pháp cũ với mục đích giúp người học lĩnh hội được cái mới một cách sâu sắc và thành thục nhất.
Không nằm ngoài xu thế chung trong việc ứng dụng phương pháp dạy học mới trong dạy học, với đề tài “Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ Cao đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội”, tác giả đã đạt được một số kết quả sau:
Trình bày cơ sở lý luận về dạy học theo quan điểm tích hợp như tích hợp của lý thuyết và thực hành, tích hợp nội dung của nhiều môn, ngành học…Trong đó có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại.
Giới thiệu một số phương pháp dạy học mang tính tích cực, nâng cao hiệu quả dạy học của giáo viên và HSSV.
Đánh giá về thực trạng dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ Cao đẳng tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội. Từ đó đề xuất phương pháp dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp giúp rút ngắn thời gian đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề cho HSSV cũng như mức độ thành thục trong công việc thực tế.
Xây dựng một bài giảng điển hình, có nội dung đặc thù, tính ứng dụng thực tế cao của module thực hành cắt gọt cơ bản với cấu trúc và các bước xây dựng giáo án theo quan điểm tích hợp.
• Kiến nghị
Bên cạnh những kết quả đạt được ban đầu, để phát triển và mang lại hiệu quả cao hơn trong thực tế, tác giả cũng xin đưa ra một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến nội dung cũng như phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học cũng như chất lượng của đào tạo nghề nghiệp.
- Đầu tư và quan tâm đến chất lượng giáo viên giảng dạy. Thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo về phương pháp giảng dạy mới, nâng thời gian tự nghiên cứu của giáo viên, tạo điều kiện tiếp xúc với công nghệ mới trong môi trường thực tế tại các doanh nghiệp, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Về cơ sở vật chất sửa chữa và thay thế những trang thiết bị cũ, đầu tư xây dựng các phòng học đa chức năng với các thiết bị hiện đại có khả năng sử dụng cho việc dạy học theo quan điểm tích hợp.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bài giảng module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp và triển khai dạy thực nghiệm để đánh giá, so sánh kết quả với dạy học theo phương pháp truyền thống.