CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.3. Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo module thực hành cắt gọt cơ bản (Trình độ cao đẳng )
2.3.1. Mục tiêu đào tạo 2.3.1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu đào tạo là nhằm trang bị cho người học nghề có được kiến thức chuyên môn về lập phương án bảo trì, sửa chữa và năng lực thực hành các công việc của nghề bảo trì, sửa chữa các hệ thống thiết bị cơ khí, khuôn mẫu, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.3.1.2. Mục tiêu cụ thể
* Yêu cầu về kiến thức
- Nắm được phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và lao động sản xuất.
- Nêu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Khái quát hóa được về triết học Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật Việt Nam.
- Áp dụng được giải pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong quá trình sản xuất.
- Trình bày được thành phần hóa học và tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí.
- Mô tả được trình tự thiết kế những bộ truyền động cơ bản, thông dụng trong ngành cơ khí.
- Phân tích được nguyên lý hoạt động của máy điện cơ bản và các phần tử điện, điện tử.
- Trình bày được phương pháp bảo trì, sửa chữa hệ thống điện của máy vạn năng.
- Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo Tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế.
- Trình bày được đầy đủ công dụng, cấu tạo, nguyên lý, sử dụng và bảo quản được các loại dụng cụ đo thường dùng như các loại thước cặp, panme, đồng hồ so, thước đo góc vạn năng…
- Đọc và phân tích được bản vẽ chi tiết bản vẽ lắp.
- Gải thích được nguyên lý hoạt động máy công cụ.
- Trình bày được các phương pháp gia công trên các máy công cụ vạn năng và máy điều khiển theo chương trình số (máy CNC).
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết bị cơ khí, để phát hiện nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố của những bộ phận thường xảy ra sai hỏng.
- Nêu được các phương pháp kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị khi chạy thử không tải, chạy thử có tải và các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị để đánh giá chất lượng thiết bị sau chạy thử.
- Xây dựng được quy trình lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị cơ khí.
- Phát biểu được phương pháp tổ chức thực hiện cải tiến thiết bị và kiểm tra thiết bị sau khi cải tiến.
* Yêu cầu về kỹ năng
- Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ cắt cầm tay như: máy mài, máy khoan đục, giũa, cắt ren bằng bàn ren, ta rô, cưa tay.
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị đo kiểm.
- Sử dụng được các loại máy cắt gọt kim loại như: máy tiện vạn năng, máy phay, máy bào xọc và các máy CNC để gia công các chi tiết theo bản vẽ đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Có kỹ năng mềm và tham khảo các tài liệu kỹ thuật tiếng anh và tiếng việt chuyên ngành, sử dụng được máy tính trong công việc văn phòng, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, các ứng dụng phục vụ chuyên ngành và quản lý tổ chức sản xuất.
- Thiết lập được các bản vẽ kỹ thuật cơ khí từ đơn giản đến phức tạp để phục vụ cho công tác sửa chữa thay thế thiết bị.
- Làm được tốt các công việc kỹ thuật cơ khí cơ bản (nguội, gò, hàn).
- Đọc hiểu được các tài liệu kỹ thuật tiếng Việt và tiếng Anh đi kèm theo hệ thống các thiết bị cơ khí.
- Vận dụng được kiến thức chuyên môn ngành để thực hiện các công việc vận hành, bảo trì, sữa chữa và cải tiến các thiết bị cơ khí.
- Phát hiện sự cố, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện của máy vạn năng.
- Vận hành thử được hệ thống thiết bị công nghiệp sau khi lắp đặt, bảo trì.
- Xử lý sự cố kỹ thuật; thay thế các chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống.
- Sửa chữa và bảo dưỡng được các khuôn ép nhựa, khuôn dập thông thường.
* Yêu cầu về thái độ
- Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
- Thực hiện kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp.
- Học tập và tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc.
- Chủ động giải quyết công việc theo trình độ đào tạo, làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm.
2.3.1.3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp chương trình này, người học có thể thực hiện các công việc sau: Lập kế hoạch, phân tích quy trình bảo trì và thực hiện bảo trì các thiết bị cơ khí. Quản lý các thiết bị, kinh doanh sản phẩm cơ khí, cán bộ kỹ thuật bào trì sửa chữa thiết bị cơ khí.
- Có khả năng tổ chức và quản lý một phân bảo trì, sửa chữa thiết bị cơ khí độc lập.
- Có thể làm công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực sửa chữa cơ khí tại các c,ơ sở đào tạo nghề.
- Tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn.
2.3.2. Nội dung chương trình đào tạo
2.3.2.1. Danh mục các môn học chung và phân bố thời gian
Mã MH,
MĐ/HP Tên môn học, mô-đun
Số tín chỉ
Thời gian học tập (giờ) Tổng
số
Trong đó thuyết Lý
Thực hành/thực
tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận
Kiểm tra I Các môn học chung /đại
cương 14 255 121 119 15
MH 01 Chính trị 5 90 60 24 6
MH 02 Pháp luật 2 30 21 7 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 4 52 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng - An
ninh 5 75 36 36 3
MH 05 Tin học* 0
MH 06 Ngoại ngữ** 0
II Các môn học, mô-đun chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô-đun cơ sở
MH 07 Vẽ kỹ thuật 3 45 30 11 4
MH 08 Cơ ứng dụng 2 30 28 0 2
MH 09 Kỹ thuật an toàn và bảo
hộ lao động 2 30 25 2 3
MH 10 Dung sai 2 30 19,5 7,5 3
MH 11 Auto CAD 2 60 10 44 6
MH 12 Vật liệu cơ khí 2 30 28 0 2
MH 13 Máy cắt, nguyên lý cắt 2 30 28 0 2
MH 14 Quản lý sản xuất 2 30 27 0 3
MH 15 Kỹ thuật điện, điện tử 3 45 28 14 3
II.2 Môn học, mô-đun chuyên môn ngành, nghề
MH 16 Công nghệ sửa chữa 1 3 45
MĐ 17 Thực hành nguội, gò, hàn 3 90 MĐ 18 Thực hành cắt gọt cơ bản 3 90
MĐ 19 Thực hành CNC cơ bản 3 90
MH 20 Công nghệ sửa chữa 2 2 30
MĐ 21 Thực hành sửa chữa cơ
khí 4 120
MĐ 22 Bảo trì máy CNC 3 90
MĐ 23 Thực hành lắp ráp thiết bị
cơ khí 2 60
MĐ 24 Bảo trì hệ thống điện máy
công cụ 2 60
MĐ 25 Sửa chữa lắp ráp khuôn. 2 60 MĐ 26 Thực tập doanh nghiệp 6 270
MĐ 27 Thực tập tốt nghiệp 8 360
Tổng cộng 75 1815
Bảng 2.1 Nội dung chương trình đào tạo
Ghi chú:
* Môn Tin học do sinh viên tự đăng ký học để đạt chuẩn đầu ra kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và không tính khối lượng trong CTĐT
** Môn Ngoại ngữ do sinh viên tự đăng ký học để đạt trình độ năng lực ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam và không tính khối lượng trong CTĐT.