CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
1.4. Khả năng vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học module “thực hành cắt gọt cơ bản” tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội
1.4.2. Khả năng vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học module “thực hành cắt gọt cơ bản”
1.4.2.1. Chương trình đào tạo
Phát triển chương trình đào tạo là quá trình thiết kế, tổ chức dạy học. Chương trình đào tạo nó là mục tiêu quan trọng nhất của các trường Đại học, Cao đẳng, các trung tâm đào tạo ngề. Có thể nói mục tiêu “học được cái gì” không quan trọng bằng “học như thế nào”, nghĩa là học cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề trong một chương trình đào tạo ngày nay. Muốn người học học được cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề thì phải tạo điều kiện tối đa cho họ làm và vận dụng.
Đó là cách học không giống như hiện nay vì không phải lên lớp nghe giảng nhiều, chủ yếu là học nhóm, học bằng cách làm dự án, làm bài tập, có sự thắc mắc là hỏi
thầy cô. Một chương trình đào tạo phù hợp, có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp cho người học hình thành các năng lực nghề nghiệp (năng lực thực hiện). Theo xu thế hiện nay các chương trình dạy thực hành, dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
1.4.2.2. Phương tiện và cơ sở vật chất:
Trước đây hầu hết trường đều dạy thực hành với máy móc lạc hậu, cũ kỹ nên năng lực của người học không đáp ứng được với yêu cầu của người sử dụng lao động.
Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp sẽ khác phòng dạy lý thuyết và phòng chuyên dạy thực hành, tức là phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, cũng như dụng cụ thực hành phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất và công việc, giúp người học sau khi học xong có thể làm việc, cập nhật ngay trên thiết bị mới mà không bị bỡ ngỡ.
Phương pháp học kết hợp giữa lý thuyết liên quan và thực hành ngay tại xưởng. Vì vậy các trường học, cơ sở đào tạo nghề đã tiến hành xây dựng phòng học đa năng để có thể giúp cho quá trình học được thuận lợi, giúp cho người học có thể tiếp thu kiến thức nhanh và nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Phòng học chuyên môn đảm bảo đủ phương tiện dạy và học cần thiết để có thể thực hiện tốt các phương pháp dạy học mới. Các trường cũng như các cơ sở đào tạo đã ý thức được rằng phương tiện dạy học là một yếu tố cần thiết và quan trọng đặc biệt trong quá trình dạy học tích hợp. Phương tiện dạy học hiện đại sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc truyền tải và tiếp thu kiến thức đảm bảo cho quá trình dạy cũng như quá trình học đạt được hiệu quả cao.
Hiện nay các trường học cũng như các cơ sở đào tạo nghề đã được đầu tư đầy đủ phương tiện trang bị cho các phòng học để có thể giảng dạy tích hợp. Bao gồm:
-Máy tính, máy chiếu (loại ti vi màn hình lớn)
-Các phần mềm phục vụ cho dạy và học chuyên ngành
-Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ việc luyện tập kỹ năng thực hành cho người học
1.4.2.3. Về đội ngũ giáo viên
Bài dạy tích hợp kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy cả lý thuyết và thực hành nghề. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. Điều này thật không dễ đối với giáo viên không được đào tạo từ các trường Sư phạm kỹ thuật.
Muốn vậy đội ngũ giáo viên cần được nâng cao, bồi dưỡng chất lượng giảng dạy. Chất lượng hướng dẫn của giáo viên là điều kiện quan trọng nhất trong việc hình thành kỹ năng ở người học. Để đạt được điều này thì sự chuẩn bị kỹ lưỡng của giáo viên là yếu tố quyết định mức độ tích cực hóa hoạt động học tập của người học. Để có một bài dạy tốt nhất là dạy kỹ năng thực hành trong đó có sự hoạt động tích cực của người học trong suốt quá trình, người giáo viên luôn phải nhớ và trả lời đầy đủ các câu hỏi: Vì sao dạy, dạy cái gì, dạy ai, dạy ở đâu, dạy khi nào?
Thực chất việc trả lời câu hỏi trên chính là việc lập kế hoạch cho bài dạy. Vì vậy việc đào tạo nâng cao bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là một vấn đề rất cần thiết trong quá trình đào tạo nâng cao nghiệp vụ sư phạm bằng cách thường xuyên mở các lớp học nâng cao bồi dưỡng cho giáo viên. Người giáo viên phải luôn luôn có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Giỏi cả mặt lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành.
Để có thể dạy học tích hợp, các trường đã tạo điều kiện cho giáo viên xâm nhập thực tế để dạy kỹ thuật và công nghệ sát với nhu cầu của thị trường lao động, thường xuyên được tham gia các khóa tập huấn phương pháp giảng dạy mới và làm các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tiễn trong quá trình đào tạo.
Như vậy có thể kết luận rằng khả năng ứng dụng dạy học tích hợp trong dạy học module “Thực hành cắt gọt cơ bản” tại Trường đại học công nghiệp Hà Nội mang tính khả thi và hiệu quả cao. Điều đó mang lại lợi ích cho người học cũng như cơ sở đào tạo khi nhận lại những kết quả từ ưu điểm phương pháp dạy học mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã đề cập tới một số vấn đề về dạy học theo quan điểm tích hợp với những nội dung sau:
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu dạy học theo quan điểm tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam
- Một số khái niệm cơ bản về tích hợp, dạy học theo quan điểm tích hợp -Bản chất và đặc điểm của dạy học quan điểm tích hợp
- Ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng dạy học tích hợp tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
Việc phân tích những vấn đề trên là cơ sở cho việc tổ chức có hiệu quả dạy học tích hợp trong dạy học module “thực hành cắt gọt cơ bản” tại trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
2.1. Một vài nét chung về trường Đại học công nghiệp Hà Nội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, có truyền thống đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kinh tế, công nhân kỹ thuật lâu đời nhất Việt Nam (tiền thân là Trường Chuyên nghiệp Hà Nội thành lập năm 1898 và Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng thành lập năm 1913) và là một trong những trường trọng điểm quốc gia trong hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Hình 2.1: Hình ảnh về Trường Đại học công nghiệp Hà Nội
- CƠ SỞ VẬT CHẤT
+ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có 03 cơ sở đào tạo với tổng diện tích gần 50ha. Cơ sở 1 (chính) tại số 298, đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Cơ sở 2 tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Cơ sở 3 tại phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Cơ sở vật chất: 369 phòng học lý thuyết, 50 phòng máy tính, 48 phòng học ngoại ngữ trang bị thiết bị hiện đại, 60 phòng trung tâm học liệu, 10 phòng thí nghiệm, 135 phòng thực hành, nhà tập đa năng, sân tenis, sân vận động khép kín, đồng bộ và đảm bảo chất lượng đào tạo, an toàn lao động.
Giáo trình, tài liệu tham khảo: Trung tâm Thông tin - Thư viện có nhiều loại phòng đọc với nhiều công năng khác nhau, cung cấp gần 8.000 đầu sách trong nước và quốc tế với trên 110.000 cuốn. Trường có mạng thông tin nội bộ kết nối với mạng Internet. Thư viện điện tử của Trường là thư viện lớn và hiện đại nhất trong các trường đại học của Việt Nam.
Hệ thống tiện ích: Hệ thống ký túc xá, nhà ăn, siêu thị… tiện nghi, khang trang, sạch đẹp phục vụ sinh hoạt đời sống cán bộ, giảng viên, học sinh-sinh viên Nhà trường.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe: Trạm Y tế với các bác sĩ và y tá vững chuyên môn được trang bị đầy đủ thiết bị y tế cần thiết, cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và duy trì tốt khám sức khỏe định kỳ cho học sinh - sinh viên.
- Truyền Thống
Trong lịch sử xây dựng và phát triển, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có truyền thống 119 năm ( 1898- 2017) xây dựng, trưởng thành và phát triển. Trường vinh dự đón nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước về thăm. Đặc biệt, Trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 4 lần: lần thứ nhất tháng 9 năm 1945, lần thứ 2 tháng 9 năm 1955, lần thứ ba tháng 1 năm 1957 và lần thứ tư tháng 5 năm 1957. Trường ĐHCN Hà Nội đã được nhà nước tặng các danh hiệu cao quý:
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới - 02 Huân chương Độc lập hạng Nhất
- 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất - 01 Huân chương độc lập hạng Ba
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học công nghiệp Hà Nội - 01 Huân chương chiến công hạng Ba
- 12 Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều cờ thưởng và bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành.
• Đảng bộ Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Các tổ chức Đoàn Thanh niên và Công đoàn luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
- Cơ cấu tổ chức Trường Đại học công nghiệp Hà Nội:
+ Trường Đại học công nghiệp Hà Nội hiện có 1563 cán bộ viên chức. Trong đó đội ngũ giảng viên có 13 phó giáo sư, 164 tiến sĩ, 1112 thạc sĩ, trình độ đại học có 250 người.
+ Cơ cấu bộ máy: Ban giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 03 phó Hiệu trưởng, 08 phòng chức năng; 15 khoa , viện; 14 Trung tâm.
Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các Bộ, Ngành liên quan và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công thương trong thời gian tới , trường Đại học công nghiệp Hà Nội thực hiện chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020:
a. Chiến lược phát triển đào tạo
Xây dựng Trường Đại học Công nghiệp trở thành một cơ sở đào tạo chất lượng cao theo định hướng ứng dụng, nhiều ngành, nhiều loại hình, nhiều cấp trình độ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
- Các chương trình đào tạo được thiết kế theo định hướng ứng dụng và thường xuyên được cập nhật, chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo được công khai và đảm bảo đánh giá định lượng được;
- Ít nhất 10% thời lượng của mỗi chương trình đào tạo được dành cho thực tập thực tế và hoạt động giảng dạy, báo cáo chuyên đề, seminar bởi các giảng viên thỉnh giảng, các chuyên gia, báo cáo viên có uy tín hoặc kinh nghiệm thực tế ở trong và ngoài nước;
- Tổ chức và quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ với tất cả các chương trình đào tạo;
- Quy mô đào tạo chính quy dài hạn duy trì trong khoảng 30.000 – 32.000 sinh viên, trong đó đào tạo trình độ đại học chiếm trên 90%; tỉ lệ sinh viên/giảng viên đảm bảo đúng quy định của Nhà nước; giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 25% vào năm 2020; Số chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình liên kết đào tạo, đồng cấp bằng với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài chiếm ít nhất 10% tổng số chương trình đào tạo;
- Có ít nhất 03 chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên với các trường đại học nước ngoài;
- Nâng cao chất lượng đào tạo và khảo thí tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp.
b. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
- Xây dựng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thành trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ uy tín và tin cậy, đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên tiến, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của đất nước;
- Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng và phát triển đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020, hoạt động khoa học và công nghệ một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới;
- Đưa khoa học và công nghệ đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Nhà trường và sự phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, Ngành, Nhà nước.
Đóng góp tích cực vào việc nâng cao vị thế và thương hiệu của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Phấn đấu đến năm 2020 doanh thu từ hoạt động khoa học và công nghệ chiếm 20% tổng doanh thu của toàn Trường.
c. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất, nguồn tài chính
- Xây dựng cơ sở vật chất (giảng đường, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, ký túc xá, cơ sở văn hoá-thể thao) của trường đạt tiêu chuẩn TCVN 20-1985 theo hướng hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực ASEAN;
- Xây dựng phương án tự chủ đại học, đa dạng hóa nguồn thu, phấn đấu tăng doanh thu tài chính 10% mỗi năm; Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực tài chính cho các hoạt động của Nhà trường, từng bước cải thiện nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức và người lao động.
d. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển hợp lý nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển cơ cấu tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, yêu nghề, gắn bó với Nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường;
- Quy mô đội ngũ đến năm 2020: Toàn trường có 1800 cán bộ, viên chức, trong đó có 1500 giảng viên. Đảm bảo tỷ lệ quy đổi giảng viên/sinh viên đạt 1/20 đối với khối ngành kỹ thuật, 1/25 đối với khối ngành KT-XH;
- Về chất lượng đội ngũ: Đến năm 2020, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 25%, đạt trình độ thạc sĩ là 75%, 50% giảng viên dưới 40 tuổi có trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài; 100% cán bộ quản lý có trình độ từ thạc sĩ; 100% cán bộ phục vụ có trình độ từ đại học trở lên, sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác quản lý, nghiệp vụ;
- Xây dựng và chuẩn hoá đội ngũ viên chức và cán bộ quản lý theo yêu cầu của từng vị trí công tác trong trường;
- Xây dựng chính sách thu hút, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm, tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.
e. Chiến lược nâng cao năng lực quản trị Nhà trường và đảm bảo chất lượng
- Nâng cao năng lực quản tri ̣ đa ̣i ho ̣c theo mô hình quản tri ̣ tiên tiến, phù hợp với xu thế Quốc tế; Thiết lập và áp dụng hệ thống Đại học Điện tử theo mô hình BPM (Business Process Management – Quản trị quá trình tác nghiệp) vào thực hiện và quản lý các hoạt động của Nhà trường;
- Đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo du ̣c trường đa ̣i ho ̣c theo quy đi ̣nh của Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o;
- 100% chương trình đào ta ̣o được tự đánh giá theo chuẩn quốc gia hoặc quốc tế trong đó ít nhất 20% được kiểm định và công nhận.
f. Chiến lược phát triển quan hệ doanh nghiệp và việc làm cho sinh viên - Trở thành trường đại học có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp và hỗ trợ việc làm cho sinh viên hàng đầu ở khu vực phía Bắc. Khẳng định hợp tác với doanh nghiệp là nhân tố tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường;
- Phát triển quan hệ hợp tác với doanh nghiệp theo chiều sâu, hiệu quả, bền vững theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi;