Vị trí, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung chương trình module thực hành cắt gọt cơ bản

Một phần của tài liệu Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

2.4. Vị trí, tính chất, đặc điểm, mục tiêu và nội dung chương trình module thực hành cắt gọt cơ bản

2.4.1. Vị trí module thực hành cắt gọt cơ bản

Module thực hành cắt gọt cơ bản được bố trí dạy ở học kỳ III sau khi học xong các môn kiến thức cơ sở nghành và kiến thức chuyên nghành bắt buộc như Dung sai và kỹ thuật đo, hình họa vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, công nghệ chế tạo máy, nguyên lý máy...

2.4.2. Tính chất module thực hành cắt gọt cơ bản

Là module rất quan trọng của ngành cơ khí, là module bắt buộc vì học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thực hành cắt gọt như: Thao tác vận hành máy tiện; máy phay, máy bào và chuẩn bị được trang bị công nghệ cần thiết đề gá lắp được phôi, dụng cụ cắt trên máy và gia công được một số công nghệ cơ bản như: tiện mặt trụ ngoài, phay bào mặt phẳng song song vuông góc.

2.4.3. Đặc điểm module thực hành cắt gọt cơ bản

- Tính cụ thể: Thể hiện ở chỗ nội dung module thực hành cắt gọt cơ bản phản ánh những đối tượng cụ thể: Các bộ phận chính của máy ( trục chính , hộp tốc độ, hộp bước tiến, hộp xe dao,ụ động, các vị trí công tắc khởi động máy…) những tri thức này người học có thể trực tiếp tri giác được ngay trên các máy gia công cắt gọt.

- Tính trừu tượng: Thể hiện qua các nguyên lý hoạt động của các bộ phận của máy từ động cơ, buli, day đai, các hệ thống bánh răng ,các cơ cấu li hợp…Để tiếp thu được tri thức này người học cần có sự tư duy, hình dung, tưởng tượng.

- Tính thực tiễn: Trong module thực hành cắt gọt cơ bản, tính thực tiễn thể hiện ở nhu cầu gia công , chế tạo được các dạng chi tiết điển hình đến phức tạp

thông qua các loại máy gia công cắt gọt kim loại, lập trình, vận hành các máy cnc thông qua các công nghệ phần mềm có sự trợ giúp của máy tính.

- Tính tổng hợp: Module thực hành cắt gọt cơ bản được xây dựng trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp, kết hợp kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau như:

máy cắt , nguyên lý cắt, dung sai đo lường… Tính tổng hợp cũng được thể hiện ở chỗ module thực hành cắt gọt cơ bản được xây dựng là môn kỹ thuật ứng dụng, bao gồm lý thuyết và thực hành gắn kết với nhau, với thời lượng 19 giờ lý thuyết và 65 giờ học thực hành.

Với tính thực tiễn của module và cấu trúc lý thuyết gắn với thực hành như trên, Module thực hành cắt gọt cơ bản có thể áp dụng dạy học theo quan điểm tích hợp.

2.4.4. Mục tiêu module thực hành cắt gọt cơ bản

* Kiến thức:

- Trình bày được được cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc của máy tiện, máy phay vạn năng.

- Đọc được bản vẽ chi tiết gia công trên máy.

- Trình bày được phương pháp gia công chi tiết điển hình trên máy tiện, máy phay.

- Vận dụng được các kiến thức lý thuyết đã học để chọn dụng cụ cắt, chế độ cắt phù hợp khi tiến hành gia công.

* Kỹ năng:

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng như thước cặp, panme, thước đo sâu.

- Vận hành được máy tiện, máy phay vạn năng đúng quy trình, quy phạm, an toàn để gia công chi tiết điển hình.

- Gia công được các chi tiết điển hình đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ.

* Thái độ:

- Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, vệ sinh 5S.

- Có khả năng làm việc và học tập, nghiên cứu theo nhóm, cá nhân.

2.4.5. Nội dung module thực hành cắt gọt cơ bản

Bảng 2.2: Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

2.4.6. Nội dung chi tiết:

Bài 1. Nội quy và các quy định trong xưởng cơ khí. (Thời gian: HD: 1 tiết- TH:0) Bài 2. Sử dụng dụng cụ đo kiểm của cơ khí. (Thời gian: HD: 1 tiết- TH:4 tiết) 2.1. Sử dụng dụng cụ đo kiểm đơn giản

Số

TT Tên các bài trong môn học

Thời gian(giờ)

T.

số

thuyết

Thuc hành

K.

tra

1 Bài 1: Nội quy và các quy định trong xưởng cơ khí 1 1

2 Bài 2: Sử dụng dụng cụ đo kiểm của cơ khí 4 1 3

3 Bài 3: Thao tác vận hành máy tiện- Gá lắp dao, phôi 5 1 4 4 Bài 4: Mài dao tiện, gá lắp dao, phôi trên máy 5 1 4

5 Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn và mặt đầu. 10 2 8

6 Bài 6. Tiện trụ bậc 10 2 6 2

7 Bài 7: Thao tác vận hành máy phay. 5 1 4

8 Bài 8: Gá lắp đồ gá, phôi, dụng cụ cắt trên máy phay 5 1 4

9 Bài 9: Phay mặt phẳng ngang. 5 1 4

10 Bài 10: Phay mặt phẳng vuông góc 5 1 4

11 Bài 11: Phay mặt phẳng song song 10 2 6 2

12 Bài 12: Thao tác vận hành máy mài phẳng. 5 1 4

13 Bài13: Mài mặt phẳng song song, mặt phẳng vuông góc 5 1 4

14 Bài 14: Thao tác vận hành máy mài tròn 5 1 4

15 Bài 15: Mài trụ ngoài 10 2 6 2

Cộng 90 19 65 6

2.2. Sử dụng dụng cụ đo kiểm chính xác

Bài 3. Thao tác vận hành máy tiện, gá lắp dao - phôi.(Thời gian: HD: 1 tiết- TH:5 tiết) 3.1. Nguyễn lý hoạt động máy tiện vạn năng.

3.2. Công dụng.

3.3. Các bộ phận chính của máy tiện.

3.4. Các cơ cấu điều khiển, điều chỉnh trên máy.

3.5. Thao tác vận hành máy tiện.

3.6. Bảo dưỡng máy.

Bài 4. Tiện trụ trơn ngắn.(Thời gian: HD: 1 tiết- TH:5 tiết) 4.1. Yêu cầu kỹ thuật trụ trơn ngắn.

4.2. Phương pháp gia công trụ trơn ngắn.

4.3. Các dạng sai hỏng.

4.4. Các nguyên tắc an toàn.

Bài 5. Tiện trụ bậc và mặt đầu.(Thời gian: HD: 2 tiết- TH:10 tiết) 5.1. Yêu cầu kỹ thuật trụ bậc và mặt đầu.

5.2. Phương pháp gia công trụ bậc và mặt đầu.

5.3. Các dạng sai hỏng.

5.4. Các nguyên tắc an toàn.

Bài 6. Thao tác vận hành máy phay, máy bào. (Thời gian: HD: 1 tiết- TH:5 tiết) 6.1. Nguyễn lý hoạt động máy phay vạn năng.

6.2. Công dụng của máy phay.

6.3. Các bộ phận chính của máy phay.

6.4. Các cơ cấu điều khiển, điều chỉnh trên máy.

6.5. Thao tác vận hành máy phay.

6.6. Bảo dưỡng máy.

Bài 7: Gá, lắp đồ gá, phôi, dụng cụ cắt trên máy phay, máy bào.(Thời gian:HD:1 tiết- TH:5)

7.1. Gá lắp ê tô lên bàn máy 7.2. Gá lắp dao

7.3. Rà gá phôi lên ê tô.

Bài 8: Phay, bào mặt phẳng ngang. (Thời gian: HD: 1 tiết- TH:5 tiết) 8.1. Yêu cầu kỹ thuật của mặt phẳng ngang.

8.2. Phương pháp gia công mặt phẳng ngang.

8.3. Các dạng sai hỏng.

8.4. Các nguyên tắc an toàn

Bài 9: Phay, bào mặt phẳng vuông góc.(Thời gian: HD: 1 tiết- TH:5tiết) 9.1. Yêu cầu kỹ thuật của mặt phẳng vuông góc.

9.2. Phương pháp gia công mặt phẳng vuông góc.

9.3. Các dạng sai hỏng.

9.4. Các nguyên tắc an toàn

Bài 10: Phay, bào mặt phẳng song song.(Thời gian: HD: 1 tiết- TH:5tiết) 10.1. Yêu cầu kỹ thuật của mặt phẳng song song.

10.2. Phương pháp gia công mặt phẳng song song.

10.3. Các dạng sai hỏng.

10.4. Các nguyên tắc an toàn

Một phần của tài liệu Dạy học module thực hành cắt gọt cơ bản theo quan điểm tích hợp cho hệ cao đẳng tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)