CHƯƠNG 3:DẠY HỌC MODULE THỰC HÀNH CẮT GỌT CƠ BẢN THEO
3.1. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng theo quan điểm tích hợp
Trong những giờ học truyền thống với cách thức dạy truyền thống, các phương pháp dạy học được sử dụng theo hướng một phương pháp được áp dụng cho toàn bộ một buổi học hoặc một số phương pháp được sử dụng trong cùng một buổi học nhưng rời rạc không gắn kết với nhau. Những buổi học như vậy thường cung cấp cho học sinh những kiến thức có sẵn theo một hệ thống, mọi tri thức đều được giảng giải, minh họa đầy đủ. Điều này dẫn tới kết quả hoạt động nhận thức của học sinh mang tính tái hiện, trí nhớ được nhấn mạnh; khả năng tư duy sáng tạo, tính tích cực độc lập của người học không được phát huy đầy đủ. Hiện nay, vấn đề cần thiết là tìm ra cách khắc phục nhược điểm này. Theo đó, xu hướng tích hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp hiện đại một cách hợp lý, khoa học có thể giải quyết những vấn đề nêu trên. Sau đây là một số phương pháp dạy học thường được sử dụng để tăng tính hiệu quả cho một giờ học.
3.1.1.Phương pháp gợi mở
Phương pháp vấn đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được GV đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt của GV, HS thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập.
Dựa vào tính chất nhận thức của người học có thể đưa ra một số loại câu hỏi như vấn đáp tái hiện gợi nhớ lại những kiến thức đã học mà không cần suy luận, vấn đáp giải thích nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó có kèm theo minh họa và đàm thoại
Hình 3.1: Minh họa phương pháp gợi mở
gợi mở (ơrixtic) giúp người học tự giải quyết những mâu thuẫn gặp phải trong quá trình thu nhận kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc , giáo viên làm thực hành kết hợp với các câu hỏi.
Thực hành như sau: khi thực hành gia công trụ bậc. Hãy quan sát chi tiết gia công và cho biết
"Để gia công các vai bậc vuông góc cần chú ý đến những điều kiện gì ?"
Với ví dụ trên, người giáo viên có thể hỏi
những câu hỏi nhỏ mang tính gợi ý cho câu hỏi lớn. Lúc này người học sẽ lần lượt thu thập thông tin, dựa trên thực tế quan sát được và đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi chính mà giáo viên muốn người học giải đáp. Như vậy người giáo viên có thể kích thích người học chủ động suy luận từ những kiến thức cũ để trả lời và tìm kiếm kiến thức mới.
3.1.2. Phương pháp giải quyết vấn đề
Với phương pháp này, giáo viên đặt ra những tình huống có một hoặc một hệ thống vấn đề có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa người học vào tình huống có vấn đề, qua việc giải quyết vấn đề, người học hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác nhau.
Ví dụ: khi giải thích về các phương pháp tiện côn. Vấn đề được đặt ra là tại sao khi gia công chi tiết có chiều dài ngắn lại sử dụng phương pháp tiện côn bằng xoay xiên bàn trượt dọc phụ, còn nếu gia công chi tiết có chiều dài lớn thì phương pháp này có làm được không?
Hình 3.2. Hình minh họa Trụ bậc
. Hình 3.3: Hình minh họa tiện côn
Ở đây “cái đã biết” là tiện các chi tiết côn có chiều dài ngắn dùng phương pháp xoay xiên bàn trượt dọc, còn “cái chưa biết” là nếu tiện các chi tiết có chiều dài lớn thì có tiện được không và tiện như thế nào. Lúc này, giáo viên đưa giả thuyết trong trượng hợp gia công bề mặt côn có chiều dài lớn và cùng người học tìm cách giải quyết vấn đề.
3.1.3. Phương pháp dạy học thực hành
Phương pháp da ̣y ho ̣c thực hành là phương pháp giảng da ̣y trên cơ sở sự quan sát giáo viên làm mẫu và thực hiê ̣n tự lực của ho ̣c sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm hoàn thành các bài tâ ̣p, các công viê ̣c thuô ̣c chuyên ngành, từ đó hình thành các kỹ năng, kỹ xảo mà người học sẽ phải thực hiê ̣n trong hoa ̣t đô ̣ng nghề
nghiê ̣p sau này. Thêm vào đó, phương pháp da ̣y ho ̣c thực hành còn giúp ho ̣c sinh củng cố tri thức chuyên ngành, xây dựng phẩm chất, tác phong công nghiê ̣p và phát triển năng lực tư duy để có đủ khả năng xử lí các tình huống nghề nghiê ̣p trong thực tế cuô ̣c sống.
Thông thường mô ̣t quá trình da ̣y ho ̣c thực hành trải qua 3 giai đoa ̣n: giai đoa ̣n chuẩn bi ̣, giai đoa ̣n thực hiê ̣n có làm mẫu và giai đoạn kết thúc có đánh giá kết quả.
Chính trong giai đoa ̣n thực hiê ̣n, các PPDH thực hành cu ̣ thể mới được bô ̣c lô ̣ rõ
nét. Các phương pháp da ̣y ho ̣c thực hành chủ yếu được xây dựng dựa theo quan điểm của thuyết hành vi, lấy viê ̣c lă ̣p đi lă ̣p la ̣i nhiều lần các đô ̣ng tác kết hợp quá
trình tư duy để hoàn thiê ̣n dần các đô ̣ng tác, từ đó hình thành kỹ năng kỹ xảo nghề
nghiê ̣p.
Trong quá trình da ̣y thực hành, giáo viên không chỉ vâ ̣n du ̣ng khéo léo các phương pháp da ̣y ho ̣c thực hành mà còn phải có khả năng sáng ta ̣o và linh đô ̣ng ngay trong từng bước của mỗi phương pháp da ̣y ho ̣c thực hành đã cho ̣n, cũng như tâ ̣n du ̣ng triê ̣t để các phương pháp, các thủ thuâ ̣t da ̣y ho ̣c để nâng cao hiê ̣u quả da ̣y ho ̣c thực hành.
Ví dụ: Khi thực hiện bài giảng Tiện Trụ Bậc, giáo viên thực hiện thao tác phương pháp gá dao thông qua trình chiếu hình ảnh trên slide cho người học quan sát để nắm rõ yêu cầu kỹ thuật khi gá dao để tiện trụ bậc.
Hình 3. 4a. Hình minh họa dạy thực hành gá dao gia công trụ bậc
Hình 3. 4b. Hình minh họa dạy thực hành gá dao gia công trụ bậc
Gá dao có góc lệch φ
> 90°
3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học
Để quá trình dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, người giáo viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Với phương pháp mô phỏng có ứng dụng công nghệ thông tin, giờ học sẽ dễ hiểu hấp dẫn và lôi cuốn học sinh.
Phương pháp mô phỏng sẽ phát huy hiệu quả cao khi được kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác trong giờ giảng. Ví dụ: khi kết hợp với phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở sẽ kích thích quá trình tưởng tượng của học sinh, từ các biểu tượng mà họ tri giác và cảm giác trước đó, dự đoán hiện tượng mới, lựa chọn giải pháp, đề xuất giải pháp mới và kiểm chứng giả thuyết đã có.
Hiện nay có rất nhiều công cụ mô phỏng hỗ trợ cho quá trình dạy học, tuy nhiên có thể nói tới phần mềm phổ biến nhất là powerpoint trong bộ công cụ văn phòng office. Ví dụ: với slide mô phỏng quá trình mở máy, dừng máy trong quá trình vận hành máy tiện , qua quá trình quan sát các quá trình diễn ra trên slide, người học có thể hiểu sâu hơn về quá trình diễn ra trong thực tế khi mở máy cũng như dừng máy.