Thực trạng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 86 - 99)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÀ NAM

3.1. Thực trạng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Hà Nam thuận lợi trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Hình 3.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Hà Nam và liên hệ vùng Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải

tỉnh Hà Nam đến 2020 [56]

Hà Nam là tỉnh nằm ở phía Nam của Đồng bằng sông Hồng, với diện tích tự nhiên 861,9 km2 [59]. Hà Nam có 06 đơn vị hành chính gồm: thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng.

Phía Bắc giáp Hà Nội, phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình, cách sân bay quốc tế Nội

Bài 80 km, cách Hải Phòng 90 km. Hà Nam có quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 21A, 21B, đường sắt Bắc - Nam... chạy qua, cách Thủ đô Hà Nội 55 km, trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc - Nam.

Hà Nam là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, đầu mối giao thông trọng điểm của trục giao thông chiến lược từ các tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam. Với vị trí chiến lược quan trọng, Hà Nam có lợi thế rất lớn trong ĐTXD KCHTGTĐB, thuận lợi trong thu hút các nguồn vốn đầu tư cũng như các nhà thầu tham gia xây dựng, triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dân số của tỉnh Hà Nam hiện nay trên 80 vạn người, mật độ dân số của tỉnh là 932 người/km2. Mật độ này cao gấp 3,8 lần so với mức trung bình của cả nước, đứng thứ 10 trong 63 tỉnh thành (sau Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương), tuy nhiên nếu so với vùng Đồng bằng sông Hồng thì mật độ dân số của Hà Nam vào loại thấp, đứng thứ 9, chỉ cao hơn tỉnh Vĩnh Phúc và Ninh Bình. Dân cư tập trung đông ở thành phố Phủ Lý (1.608 người/km2) và các huyện Duy Tiên (981người/km2), Lý Nhân (1.053 người/km2), Bình Lục (920 người/km2), thấp nhất ở 2 huyện Thanh Liêm (693 người/km2) và Kim Bảng (681 người/km2) là 2 huyện bán sơn địa [59].

Mật độ dân số cao dẫn đến sức ép lớn, gây ra nhiều khó khăn trong việc tổ chức bố trí không gian lãnh thổ của tỉnh, đặc biệt là việc phát triển và xây dựng thêm các trục, các tuyến đường giao thông, các khu công nghiệp, và các khu đô thị. Bên cạnh đó, trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận người dân còn thấp dẫn đến khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Mặc khác, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao, góp phần làm tăng chi phí đầu tư xây dựng cho các công trình.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Hà Nam đang được đẩy mạnh, với nhiều Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp được hình

thành, mở rộng các đô thị và xây dựng các khu đô thị mới, đặc biệt khi nhà nước có chủ trương di rời một số bệnh viện, trường đại học từ thủ đô Hà Nội về Hà Nam, đang đặt ra yêu cầu về ĐTXD, nâng cấp KCHTGTĐB của tỉnh trong thời gian tới. Nhu cầu về vốn đầu tư lớn cũng như yêu cầu về công tác quản lý cần phải nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí cũng tạo ra sức ép cho tỉnh.

3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế có ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Hà Nam

Giai đoạn 2011-2017, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định, tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân tăng 11,2%/năm; năm 2017, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực (tỷ trọng công nghiệp - xây dựng: 59,7%, dịch vụ: 29,7%, nông lâm nghiệp: 10,6%);

GRDP bình quân đầu người đạt 48,6 triệu đồng, tương đương mức bình quân chung của cả nước [17], [57]. Nguồn thu ngân sách hàng năm tăng cao là điều kiện thuận lợi để tỉnh chủ động đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 3.2: Tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 Nguồn: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Hà nam [17], [57]

* Tình hình thu chi ngân sách nhà nước

Trong giai đoạn 2011-2017, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh, trung bình 20%/năm. Trong kỳ, tuy năm 2014 thu ngân sách giảm so với năm trước nhưng đã phục hồi ngay vào năm sau. Riêng năm 2016 thu ngân sách tăng cao đột biến bằng 143,6% so với năm 2015, đạt mức 6.825 tỷ đồng, năm 2017 tăng 109% so với năm 2016, đạt mức 7.428 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay do có những đột biến về đầu tư trên địa bàn [17], [57].

Bảng 3.1: Thu ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Tỷ đồng Khoản thu/ Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thu cân đối ngân sách 2852 3320 4083 3995 4578 6627 7227

Thu nội địa 1584 1867 2212 2321 2787 3643 4243

Thu hải quan 394 445 639 757 677 1049 1342

Thu khác 875 1007 1233 917 1114 1934 1641

Các khoản thu để lại 303 351 341 150 174 198 202 Tổng thu 3.156 3.671 4.424 4.146 4.752 6.825 7.429

Nguồn: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Hà nam [17], [57]

Về nguồn thu: Nguồn thu nội địa của tỉnh có sự gia tăng vững chắc, mức tăng trung bình 21,7%/năm (trong đó, thu từ khu vực kinh doanh tăng nhanh, đạt trung bình 30,1%/năm, thu từ nguồn thuế đất, thuế thu nhập cá nhân và các nguồn khác tăng trung bình 14%/năm). Môi trường kinh doanh của tỉnh được cải thiện, số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đăng ký mới liên tục tăng, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động hiệu quả là những yếu tố tạo nền tảng cho sự gia tăng của nguồn thu nội địa [17].

Nguồn thu từ hải quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu) biến động theo từng năm nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Cùng với dòng vốn đầu

tư nước ngoài đổ mạnh vào tỉnh, số lượng doanh nghiệp FDI gia tăng, thì nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là những yếu tố đang củng cố thêm cho xu thế này.

Trên cơ sở thu ngân sách tăng, giai đoạn 2011-2017 chi ngân sách tỉnh Hà Nam cũng tăng trung bình 19,4%/năm. Chi ngân sách cho những lĩnh vực ưu tiên cao như giáo dục và đào tạo, y tế, môi trường, an sinh xã hội tăng nhanh. Chi đầu tư phát triển, bao gồm đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục tăng.

Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới được duy trì ở mức khoảng 2.750 tỷ cho 06 đơn vị hành chính cấp huyện, đảm bảo bộ máy chính quyền hoạt động ổn định, đồng thời là nguồn lực để thành phố và các huyện chủ động đầu tư các hạng mục ở cấp địa phương [17], [57].

Bảng 3.2: Chi ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017

Đơn vị: Tỷ đồng

Khoản chi/ Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Chi cân đối ngân sách 3543 4334 5081 5284 6105 6513 7213 Chi đầu tư phát triển 522 892 1215 881 809 1094 1494 Chi thường xuyên 1854 2621 3050 3388 3397 3598 4260

Chi khác 1168 821 815 6438 6785 6994 7858

Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN

226 382 337 92 129 92 162 Chi bổ sung cho ngân

sách cấp dưới 0 0 0 2778 2745 2845 3041

Tổng chi 3.769 4.716 5.418 8.154 8.979 9.450 10.416 Nguồn: Niên giám thống kê 2016 tỉnh Hà nam [17], [57]

Tuy thu ngân sách tăng nhanh nhưng chênh lệch tổng chi ngân sách và tổng thu ngân sách Hà Nam vẫn còn lớn, ngân sách tỉnh hiện vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn thu cân đối từ ngân sách Trung ương, đặc biệt trong các khoản

mục lớn như chi đầu tư cơ sở hạ tầng, chi bổ sung ngân sách cấp dưới. Riêng năm 2016, cán cân thu - chi cân đối ngân sách cấp tỉnh được cải thiện rõ rệt nhờ thu ngân sách tăng đột biến.

* Về vốn đầu tư toàn xã hội

Trong giai đoạn 2011-2017, quy mô vốn đầu tư hàng năm tăng trung bình 12%/năm, từ mức 13,01 nghìn tỷ (2011) lên 23,5 nghìn tỷ đồng (2017).

Cấu trúc tổng vốn đầu tư có sự chuyển dịch rõ rệt từ vốn nhà nước sang vốn tư nhân: tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước giảm dần từ 43,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (2011) xuống còn 27,7% (2017), tỷ trọng vốn tư nhân, vốn FDI tăng dần từ 56,2% (2011) lên 72,3% (2017) [17], [57]. Vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân đang có vai trò ngày càng lớn hơn trong tổng đầu tư toàn xã hội. Đây là xu hướng tích cực, biểu hiện môi trường kinh tế của tỉnh đang dần được cải thiện, tính hấp dẫn đầu tư ngày càng tăng, khơi dậy được dòng vốn đầu tư nội tỉnh, thu hút được vốn đầu tư ngoại tỉnh, nước ngoài.

* Các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác

Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư và nhận được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.

Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Thương mại, dịch vụ có bước phát triển, thu hút thành công các bệnh viện Trung ương, trường đại học, cao đẳng về đầu tư cơ sở II tại tỉnh, tạo tiền đề đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp về y tế, giáo dục - đào tạo và du lịch.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, tạo động lực phát triển và môi trường đầu tư thuận lợi. Những thành tựu về phát triển kinh tế thời gian qua cùng với vị trí cửa ngõ của Thủ đô tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh hơn nữa đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đáp ứng nhu cầu, nhịp độ phát triển ngày càng nhanh của tỉnh. Trong đó cần chú ý tới công tác quy hoạch, bố trí không gian với tầm nhìn dài hạn để tránh đầu tư lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Như vậy, nhìn chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nam rất thuận lợi cho việc quản lý ĐTXD KCHTGTĐB. Điều quan trọng là cần làm tốt công tác quản lý, từ việc quy hoạch, kế hoạch đầu tư, tới việc nâng cao năng lực và tổ chức bộ máy quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN.

3.1.2. Thực trạng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017

3.1.2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Hà Nam hiện nay

Hiện nay, mạng lưới GTVT trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, trong đó các phương tiện vận tải tập trung chủ yếu là trên các tuyến đường bộ. Hệ thống đường bộ có khả năng kết nối với hệ thống đường sắt và đường thủy nội địa. Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh hiện có tổng chiều dài hơn 5.419km, bao gồm tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường ra đồng).

Đường cao tốc: Đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình qua địa bàn tỉnh Hà Nam có chiều dài 28,9 km được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2011 với quy mô 4 làn xe đã góp phần giảm tải cho tuyến QL.1A, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh [47].

Các tuyến Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 06 đoạn tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 218,8 km (QL.1 dài 35,2 km; QL.21 dài 40,5 km; QL.21B dài 44 km; QL.38 dài 28,2 km; QL.37B dài 32,5 km;

QL.38B dài 38,3 km) các tuyến đường cơ bản đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng trở lên, đáp ứng yêu cầu khai thác; tuyến tránh QL.1A (dài 23,81 km; quy mô đạt cấp II đồng bằng), tuyến tránh QL.38 (dài 8,5 km; quy mô đạt cấp II đồng bằng) và tuyến nối 2 cao tốc Hà Nội - Phải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (dài 16,48 km; quy mô đạt cấp II đồng bằng) được đầu tư bằng hình thức BOT [47].

Đường địa phương: Tổng số km đường địa phương là 5.171,3 km (đường tỉnh: 281,1 km, đường huyện: 272,3 km, đường đô thị: 107,2 km, đường xã: 1.012 km, đường thôn xóm: 2.447,6 km), ngoài ra còn hơn 1.000Km đường trục chính ra đồng phân bố đồng đều trên toàn tỉnh và ngày càng hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương [47], cụ thể:

Đường tỉnh, gồm 17 tuyến (từ ĐT.491 đến ĐT.499B), chiều dài 281,1km theo quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND tỉnh Hà Nam. Hệ thống đường tỉnh chưa được nâng cấp đồng bộ, quy mô đường tỉnh cơ bản từ cấp VI đồng bằng đến cấp III đồng bằng và cá biệt có một số đoạn tuyến đạt đường phố chính cấp II. Khả năng khai thác nhìn chung đáp ứng yêu cầu tuy nhiên vẫn còn một số tuyến đường và cầu đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp đảm bảo khả năng khai thác chung cho hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh như: ĐT.492, ĐT.493, ĐT.495, ĐT.496, ĐT.498 và ĐT.498B [47].

Đường đô thị, dài 107,2 km tập trung chủ yếu ở thành phố Phủ Lý; kết cấu mặt đường chủ yếu bê tông nhựa, láng nhựa, chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu khai thác [47].

Đường huyện, theo Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 của UBND tỉnh Hà Nam gồm 52 tuyến dài 272,3 km: Huyện Lý Nhân 11 tuyến dài 50,2 km; Huyện Bình Lục 07 tuyến dài 34,5 km; Huyện Duy Tiên 13 tuyến dài 58,6 km; Huyện Kim Bảng 08 tuyến dài 45,0 km; Huyện Thanh Liêm 14 tuyến dài 84,0 km [47]. Cấp hạng kỹ thuật hiện tại của đường huyện hầu hết đạt tiêu chuẩn đường cấp VI đồng bằng trở lên. Nhìn chung các tuyến đường huyện có chất lượng mặt đường trung bình, kết cấu mặt đường là đá dăm láng nhựa, bê tông xi măng hoặc cấp phối.

Đường xã, toàn tỉnh có 1.012 km đường xã, nền đường 3,5m÷ 7m; mặt đường 2,5÷ 5m, kết cấu chủ yếu là bê tông xi măng hoặc cấp phối [47].

Đường thôn xóm, tổng chiều dài 3.498,7 km, mặt đường rộng 2,0m÷3,5m; kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông xi măng, đường cấp phối và đá lẫn đất. Hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện cứng hóa bằng đá thải, đá lẫn đất theo chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh [47].

Bảng 3.3: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Hà Nam hiện nay

TT Phân loại

Chiều dài (Km)

Phân theo kết cấu mặt đường (Km) BTN BTXM Láng

nhựa CPĐD Đá đất 1 Đường cao tốc 28,9 28,9 - - - - 2 Đường Quốc lộ 218,7 218,7 - - - - 3 Đường tỉnh 281,1 124,2 79,2 77,7 - - 4 Đường đô thị 107,2 79,7 25,4 2,1 - - 5 Đường huyện 272,0 24,9 125,2 80,4 41,5 - 6 Đường xã 1.012,0 4,3 677,4 79,7 148,4 102,2 7 Đường thôn xóm 2.447,6 - 2.209,1 2,4 118,7 117,4 8 Đường ra đồng 1.051,1 - 65,7 2,0 218,2 765,2 Tổng cộng 5.418,6 480,8 3.182,0 244,3 526,8 984,9

Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nam [47]

3.1.2.2. Kết quả nổi bật trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017

Trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn đầu tư do thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội, song được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu phát huy tối đa các nguồn lực, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương tập trung thực hiện cơ bản hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra. Hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được hoàn thiện, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh. Đặc biệt, công tác quy hoạch đường giao thông nội tỉnh được gắn với quy hoạch phát triển chung của vùng đồng bằng sông Hồng và trong khu vực cũng như của cả nước tạo thành mạng lưới liên hoàn, thuận tiện, khép kín, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong giai đoạn 2011-2017, hệ thống KCHT GTVT nói chung và KCHTGTĐB nói riêng của tỉnh Hà Nam ngày càng được hoàn thiện, các công trình giao thông quan trọng định hình nên khung hạ tầng giao thông của tỉnh, các tuyến trục chính đô thị mới phía Bắc, phía Đông, đường vành đai thành phố Phủ Lý và các tuyến kết nối vào các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới... đã được đầu tư cơ bản hoàn thành tạo được bước phát triển đột phá về KCHT GTVT, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư của tỉnh. Cụ thể:

Thứ nhất, đối với hệ thống Quốc lộ

Tỉnh Hà Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đầu tư xây dựng hoàn thành các dự án quan trọng như: Tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 28,9 km; nâng cấp, cải tạo tuyến QL.1A đoạn Cầu Giẽ - cầu Đoan Vỹ (Ninh Bình) và nút giao thông Đồng Văn dài 35,2 km; tuyến QL21B Phủ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 86 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)