Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 144 - 162)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH HÀ NAM

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà

4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Để hoàn thiện cơ chế, chính sách QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB, trước tiên ở tầm vĩ mô cần phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững KCHTGTĐB, bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển KCHT, xây dựng mạng lưới GTĐB công cộng, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực KCHTGTĐB.

Cần rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm quy định, hướng dẫn QLNN về ĐTXD nhằm hình thành hệ thống văn bản, quy định đồng bộ có tính thực tiễn để thống nhất thực hiện tại địa phương.

Nghiên cứu, ban hành cơ chế quản lý đầu tư xây dựng góp phần chống khép kín trong hoạt động ĐTXD, tách chức năng QLNN với Chủ đầu tư, Ban QLDA trong tất cả các khâu của quá trình ĐTXD.

Hoàn thiện cơ chế đấu thầu, thể chế hợp đồng phù hợp với đặc thù ĐTXD KCHTGTĐB và thông lệ quốc tế; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ĐTXD KCHTGTĐB theo hướng Nhà nước quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, thị trường quyết định giá cả để phù hợp với thông lệ quốc tế, tiến tới thực hiện giá cả xây dựng theo thị trường. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng và sớm ban hành các quy định chế tài cụ thể chi tiết đủ mạnh, đủ sức răn đe, bổ sung sửa đổi các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo... sao cho phù hợp với thực tế, đó là cơ chế chống khép kín, cơ chế công khai minh bạch, cơ chế cạnh tranh...

Thứ hai, cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các cơ chế chính sách liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đặc biệt là việc người dân

được đền bù theo giá thị trường và tự lựa chọn nơi ở mới (thuê, mua...), chuyển các nhà "tái định cư" thành các nhà ở giá khác nhau (giá rẻ, giá trung bình và giá cao, nhà cho thuê... để dân tự chọn theo khả năng của mình không bị cơ chế xin cho).

Rà soát, sửa đổi bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng lạc hậu, không phù hợp; nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông lệ quốc tế; hoàn thiện, bổ sung hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phục vụ việc xác định chi phí dự án như xuất vốn ĐTXD KCHTGTĐB, chỉ tiêu khái toán.

Đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN theo hướng:

Một là, Nhà nước ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật tổng hợp.

Các định mức kinh tế - kỹ thuật chi tiết chỉ mang tính tham khảo;

Hai là, chuyển hình thức giá xây dựng theo khu vực sang xác định giá xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu đặc điểm yêu cầu riêng của từng công trình xây dựng và yếu tố khách quan của thị trường;

Ba là, bỏ việc nhà nước công bố giá vật liệu xây dựng, giá ca máy, các giá này theo cơ chế thị trường... Nếu có biến động lớn nhà nước công bố chỉ số giá xây dựng cùng trong thời kỳ để điều chỉnh chi phí xây dựng phù hợp.

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác công - tư (PPP) trong ĐTXD KCHTGTĐB. Xây dựng khung pháp lý tổng thể về kinh doanh, thương mại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Bao gồm các quy định về tôn trọng hợp đồng và cưỡng chế thực thi thông qua hệ thống tư pháp nhà nước. Có cơ chế quản lý tài chính hiệu quả và giám sát các tổ chức ngân hàng, các quy định về kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Rà soát lại và hoàn chỉnh có chính sách hỗ trợ, giảm rủi ro cho nhà đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cho các dự án BOT. Ngoài ra, nhà

nước cần nhanh chóng sửa đổi các quy chế về đầu tư theo hình thức BOT để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia với mức vốn chủ sở hữu thấp hơn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, tích cực triển khai chủ trương nhượng quyền thu phí và tiến tới nhượng bán thương quyền để hấp dẫn các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng đất đai, phát triển KCHTGTĐB, chính sách ưu đãi dành riêng cho lĩnh vực đầu tư KCHT GTVT nói chung và KCHTGTĐB nói riêng như ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Mức độ ưu đãi đầu tư tùy thuộc vào từng hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh), vào quy mô đầu tư, vào loại hình giao thông đầu tư, vào khu vực đầu tư... Các ưu đãi này càng cụ thể càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện dự án.

4.2.2. Đổi mới, hoàn thiện quản lý nhà nước để nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước

Kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống GTVT của tỉnh. Quy hoạch phát triển KCHTGTĐB là căn cứ để xây dựng phát triển hệ thống GTĐB hiện đại và cũng là căn cứ để lập kế hoạch huy động vốn đầu tư. Quy hoạch có chất lượng tốt sẽ tạo ra các điều kiện cần thiết để thu hút các nguồn lực đầu tư, phân bổ vốn phù hợp, tránh thất thoát lãng phí, xác định được thứ tự ưu tiên đầu tư. Công tác lập kế hoạch ĐTXD sẽ không đạt hiệu quả đề ra nếu không dựa trên quy hoạch phù hợp. Do đó, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều này, từ giác độ QLNN cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, thực hiện Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, UBND tỉnh Hà Nam cần chỉ đạo các cấp, các ngành chuẩn bị các điều kiện để triển khai, tập huấn, phổ biến sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực. Đồng thời, triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, đặc biệt là sau khi có Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hai là, tiến hành xây dựng Quy hoạch tỉnh trên cơ sở rà soát, điều chỉnh toàn bộ các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh và phải kết nối đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn. Trong đó, xác định các luận cứ khoa học để định rõ hướng ưu tiên đầu tư phát triển KCHTGTĐB.

Bên cạnh đó, cần tiến hành rà soát hệ thống KCHTGTĐB hiện có, phát hiện những điểm chưa phù hợp cũng như những điểm ách tắc cần giải quyết ngay, từ đó xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phù hợp. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần chú ý đến xu hướng phát triển hệ thống KCHTGTĐB hiện đại, để có một đồ án quy hoạch cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Xây dựng quy hoạch phải đảm bảo đầy đủ các nội dung, trình tự lập quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch như: Quy hoạch phát triển KCHTGTĐB của tỉnh cần thể hiện các dự án ĐTXD KCHTGTĐB cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng; định hướng phát triển, xắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí ở địa bàn cấp huyện.

Phân tích, đánh giá và dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng đô thị, nông thôn. Nêu được quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển GTVT của tỉnh bao gồm: mạng lưới đường cao tốc,

quốc lộ, đường sắt, các tuyến đường thủy nội địa; mạng lưới đường thủy, đường bộ liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới đường tỉnh.

Ba là, quá trình xây dựng quy hoạch phải dựa trên các luận cứ khoa học và thực tiễn, căn cứ vào lợi thế tự nhiên, chính trị, xã hội của tỉnh và dự báo nhu cầu phát triển của tỉnh trong tương lai. Phải đảm bảo kết hợp hài hòa, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; đồng thời tính đến sự kết nối giữa các loại quy hoạch ngành, lĩnh vực trong tỉnh và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bốn là, cung cấp đầy đủ thông tin, công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch để cộng đồng tăng cường tham gia công tác giám sát. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm cần có sự tham gia của các tầng lớp dân cư nhằm tập hợp trí tuệ tập thể, hạn chế sai sót. Công khai quy hoạch để các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư dễ dàng tiếp cận, sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng KCHTGTĐB. Phát hiện những phản ánh về sự bất cập trong quy hoạch phải tổng hợp ý kiến và thông qua nhiều hình thức như xin ý kiến chuyên gia, hội thảo các cấp… để lựa chọn phương án sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Năm là, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo phù hợp, theo hướng hiện đại và có tầm nhìn xa. Với các dự án ĐTXD KCHTGTĐB thường có quy mô đầu tư lớn, thiết kế phức tạp, liên quan đến nhiều khâu nên khi lập dự án đầu tư phải hết sức cẩn trọng, lường trước các khó khăn, vướng mắc có thể xảy ra. Khi triển khai lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư cần tính toán đến thứ tự ưu tiên để thực hiện bởi vì nguồn vốn và năng lực có hạn nên cần tập trung vào những công trình quan trọng, mang lại hiệu quả cao, tránh xây dựng một cách dàn trải, dẫn đến tình trạng các dở dang, lãng phí nguồn lực.

4.2.2.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng của quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Quy hoạch xây dựng KCHTGTĐB là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển GTVT của tỉnh. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các vùng, ngành và quy hoạch phát triển KCHTGTĐB là căn cứ để thu hút và phân bổ các nguồn vốn đầu tư cho các mục tiêu, lĩnh vực ưu tiên. Một quy hoạch hợp lý, lâu dài, ít thay đổi sẽ tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư, tận dụng được các lợi thế so sánh của tỉnh, tránh thất thoát, lãng phí trong đầu tư, nâng cao hiệu quả QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB.

Để làm tốt công tác quy hoạch, trước hết cần nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ tác nghiệp tầm quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch. Tỉnh cũng cần có quy định gắn trách nhiệm của cá nhân trong việc phê duyệt quy hoạch của người có thẩm quyền: cách chức, đền bù vật chất, hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự tùy từng hậu quả của mỗi dự án đầu tư xây dựng; xóa bỏ tư tưởng làm quy hoạch theo nhiệm kỳ, theo ý đồ cá nhân, cục bộ của người có thẩm quyền.

Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức cho người dân về quy hoạch và tầm quan trọng của quy hoạch phát triển KCHTGTĐB. Muốn quy hoạch tốt phải tính toán hết các yếu tố liên quan trong quá trình quy hoạch và thực thi quy hoạch đó trên thực tiễn. Quy hoạch phát triển KCHTGTĐB sẽ động chạm rất nhiều đến lợi ích của người dân do hệ thống giao thông này được xây dựng trong các khu dân cư đông đúc. Vì thế, việc di dời đền bù, giải phóng mặt bằng đất đai, tính toán khoảng không gian để phát triển KCHTGTĐBT trong các quy hoạch xây dựng khác phải được công khai và đảm bảo cân đối giữa lợi ích chung của xã hội, Nhà nước cũng như lợi ích của người dân. Điều này sẽ tạo ra sự đồng thuận trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đồng thời tránh những kiện tụng không mong muốn trong quá trình thực hiện.

Khi hiệu quả của công tác tuyên truyền phát huy tác dụng, người dân sẽ chủ động phối hợp với chính quyền trong việc di dời, nhường đất để ĐTXD KCHTGTĐB. Thực tế ở Hà Nam và rất nhiều địa phương trong cả nước, việc tuyên truyền về tầm quan trọng của quy hoạch và phát triển KCHTGTĐB cũng đã mang lại những kết quả khả quan, nhiều người dân đã hiến tặng đất cho Nhà nước để làm đường giao thông phát triển kinh tế mà không đòi hỏi đền bù.

Bên cạnh đó, cần có sự đồng thuận cao giữa Chính quyền và nhân dân trong các định hướng phát triển tỉnh nói chung và định hướng phát triển KCHTGTĐB của tỉnh nói riêng. Có như vậy mới có thể huy động đa dạng các nguồn lực vốn, đặc biệt là nguồn lực tài chính trong nhân dân cho việc ĐTXD KCHTGTĐB trong điều kiện NSNN càng ngày càng hạn hẹp so với nhu cầu vốn đầu tư.

Cần tiến tới công khai, minh bạch hóa các chủ trương, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho ĐTXD KCHTGTĐB để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền chính sách, pháp luật mới về ĐTXD KCHTGTĐB trên địa bàn tỉnh.

4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước

Hoàn thiện tổ chức bộ máy là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, phải xác định rõ vai trò của các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh trong quản lý điều hành các hoạt động ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, khắc phục tình trạng chồng

chéo giữa các cơ quan QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc thẩm định chủ trương đầu tư, kế hoạch đấu thầu; thực hiện chức năng giám sát, đánh giá đầu tư trong suốt quá trình thực hiện các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Sở Tài chính có nhiệm vụ cấp phát và quyết toán vốn đầu tư. Sở GTVT thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành trong quá trình thực hiện các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN, trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định thành công của các dự án đó là chủ trì việc thẩm định dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN. Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành xây dựng như tham mưu ban hành hệ thống định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng… và chủ trì việc thẩm định dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các dự án ĐTXD KCHTGTĐB từ NSNN trong các khu đô thị.

Khi phân định rõ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của các Sở và thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch ĐTXD KCHTGTĐB theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống GTVT của tỉnh sẽ hạn chế được việc đầu tư dàn trải, không theo quy hoạch, kế hoạch, định hướng đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý của nhà nước. Ngoài ra, còn nâng cao chất lượng công trình KCHTGTĐB và tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư do sai sót trong quá trình thẩm định, phê duyệt theo các bước của quá trình đầu tư xây dựng.

Hai là, cần phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của Chủ đầu tư với các Ban QLDA và các cơ quan QLNN về ĐTXD KCHTGTĐB nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý của các Chủ đầu tư, Ban QLDA trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 144 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)