THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD Lớp 10 (Trang 34 - 37)

< tiết 1>

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Học sinh nắm khái niệm Nhận thức, nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính, so sánh sự khác nhau giữa 2 giai đoạn nhận thức .

2 . Kỹ năng :

a. Kĩ năng bi học

Học sinh phân biệt được nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính . b. Kĩ năng sống.

Rèn luyện kỹ năng hợp tác, thu thập xử lý thông tin, lắng nghe tích cực 3 . Thái độ : Học sinh nhận thức sự vật hiện tượng một cách đầy đủ hơn,đúng đắn hơn .

II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo luận, thuyết trình,

III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Đồ dùng trực quan: quả chanh, viên phấn……, SGK, SGV, tài liệu có liên quan.

IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Bi cũ.

2 . Giới thiệu bài mới : Con người có khả năng nhận thức, nhưng nhận thức bằng cách nào …

3 . Hoạt động dạy học .

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học

Hoạt động 1 : Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm nhận thức cảm tính .

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác, quan sát.

* Cách tiến hành :

- GV : sử dụng một số đồ dùng trực quan : Viên phấn, quả Chanh , … cho Học sinh quan sát -> diễn tả - > những đồ vật mà học sinh quan sát rồi diễn tả chính là giai đoạn nhận thức cảm tính .

=> Vậy nhận thức cảm tính là gì ? HS dựa vào sách giáo khoa để trả lời .

- GV : Cho Học sinh lấy ví dụ về nhận thức cảm tính ?

VD : Học sinh nhìn Bức tường lớp, sờ vào Vở … < Sẽ có những Học sinh lấy ví dụ ở dạng Biểu tượng . GV giải thích cho học sinh hiểu hơn đây giai đoạn chuyển tiếp từ Nhận thức cảm tính lên Nhận thức lý tính >

- GV : Cho Học sinh thảo luận tìm ra hạn chế của giai đoạn Nhận thức cảm tính ?

TL : Chỉ nhận thức được bên ngoài chứ không nhận biết được bản chất bên trong của sự vật , hiện tượng

* Kết luận : Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với các sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người sự hiểu biết bên ngoài sự vật, hiện tượng .

1 . Thế nào là nhận thức ?

Quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn : nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính .

- Nhận thức cảm tính : là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với các sự vật, hiện tượng ,đem lại cho con người sự hiểu biết bên ngoài sự vật, hiện tượng .

Hoạt động 2 : Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm nhận thức lý tính .

Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, hợp tác.

* Cách tiến hành :

- GV : Cho Học sinh thảo luận : sử dụng các giác quan nhận biết về con cá Heo, cá Mập

Cá Heo Cá Mập + Thân hình lớn Thân hình lớn + Sống trong môi Sống trong nước

- Nhận thức lý tính : là giai đoạn tiếp theo của nhận thức cảm tính dựa trên những tài liệu của nhận thức cảm tính đem lại, sử dụng tác thao tác của tư duy như :phân tích , so sánh, tổng hợp … tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng .

trường nước

+Di chuyển bằng vây

+ Bản tính hiền Hung dữ

+ Sinh con ….. Đẻ trứng ……

-> Cá Heo (- thú Cá Mập (- Cá)

- GV : hỏi Học sinh đâu là giai đoạn nhận thức cảm tính ,đâu là giai đoạn nhận thức lý tính ?

Gợi ý cho Học sinh việc sử dụng các giác quan để nhận biết bên ngoài con cá Heo và Cá Mập là giai đoạn nhận thức cảm tính >

- GV : Vậy Nhận thức lý tính là gì ?

HS : dựa vào sách giáo khoa để trả lời câu hỏi . - GV : Cho Học sinh lấy những ví dụ mà qua quá trình phân tích loài người đã rút ra một kết luận mới về một sự vật, hiện tượng ?

VD : Những hạt có hai lá mầm thì rễ của nó là rễ cọc . Hạt bưởi có hai lá mầm => cây Bưởi có rễ cọc .

* Kết luận : Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo của nhận thức cảm tính dựa trên những tài liệu của nhận thức cảm tính đem lại ,sử dụng ác thao tác của tư duy như :phân tích, so sánh, tổng hợp … tìm ra bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng .

Hoạt động 3 : Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm nhận thức.

Kỹ năng so sánh

* Cách tiến hành :

- GV : Cho Học sinh so sánh giữa hai giai đoạn nhận thức : cảm tính và lý tính ?

Khác nhau :

NTCT NTLT + Giai đoạn thấp Giai đoạn nhận thức cao

+ Nhận thức trực tiếp Nhận thức gián tiếp + Nhận biết bên ngoài Nhận biết bên trong sự vật,hiện tượng sự vật, hiện tượng Giống nhau : đều đem lại cho con người hiểu biết sự vật, hiện tượng .

- GV : Vậy nhận thức là gì ?

HS : dựa vào sách giáo khoa để trả lời .

* Kết luận :

= > Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giói khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về sự vật ,hiện tượng .

Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về bên ngoài sự vật, hiện tượng .

4 . Củng cố : Niwton ngồi dưới gốc cây Táo nhì thấy quả Táo rơi xuống đất . Ông ta đặt ra câu hỏi tại sao quả táo không rơi lên phía trên mà lại rơi xuống đất . qua quá trình nghiên cứu Ong rút ra kết luận gì về lý do rơi của quả Táo ? => từ lý luận của Ong loài người có thêm nhận thức gì ?

5. Dặn dò : Học sinh về nhà học bài và đọc trứơc mục 2, 3 bài 7 . 6. Rút kinh nghiệm.

………

………

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD Lớp 10 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w