I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Học sinh nắm được khái niệm cộng đồng, vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng . 2 . Kỹ năng : Tự biết đánh giávà kết hợp trách nhiệm của mình đối với cộng đồng .
Kỹ năng hợp tác, lắng nghe
3 . Thái độ : Phê phán với những hành vi đi ngược với lợi ích cộng đồng,xã hội .Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh .
II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo Luận, Vấn Đáp ,Nêu vấn đề . III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK,SGV
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 . Giới thiệu bài mới :
2 . Bài mới : Giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm Cộng đồng và vai trò của cộng đồng .
Hợp tác, lắng nghe
* Cách tiến hành :
- GV : Cho Học sinh thảo luận nêu những đặc điểm giống nhau của 54 thành phần dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam ?
TL : Truyền thống đoàn kết, yêu nước…
Chung tiếng nói, chữ viết …
=> Vậy cộng đồng là gì ?
1 . Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
a . Cộng đồng là gì ?
Là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội .
Hoạt động 2 : Vấn đáp
* Mục tiêu : Học sinh hiểu vai trò của cộng đồng với cuộc sống của con người .
Lắng nghe tích cực
* Cách tiến hành :
- GV : Cho Học sinh nêu vai trò của cộng đồng với cuộc sống của con người ?
- GV : kể cho học sinh tình huống năm 1967 ở Anh người ta phát hiện có 2 chị em sống trong bầy sói , … đưa về sống với cộng đồng rất khó hoà nhập ……
VD :
* Kết luận :
- Duy trì cuộc sống của con người : Thông qua lao động .
- Là môi trường để cá nhân thể hiện các mối quan hệ, liên hệ xã hội của con người và là môi trường để con người hoàn thiện mình .
b . Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
- Khơng ai cĩ thể sống ngồi cộng đồng v x hội.
- Cộng đồng là hình thức để cá nhân thể hiện các mối quan hệ, liên hệ xã hội của con người và là môi trường để con người hoàn thiện mình .
- Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống cá nhân, đảm bảo cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện .
Hoạt động 3: Thảo luận
* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm nhân
2 . Trách nhiệm của công dân với cộng đồng .
nghĩa, biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa . Lắng nghe, phê phán
* Cách tiến hành :
- GV : Một chàng thư sinh trên đường đến kinh thành dự thi, bụng đói mà trong túi chỉ còn một miếng lương khô, không dám ăn vì đường đến kinh còn 1 ngày nữa mới mua được thức ăn, thì gặp 2 bà cháu đang run lên vì đói, lạnh nằm lay lắt bên đường, anh quyết định lấy miếng lương khô cuối cùng, 2 tay mời bà cụ ăn đỡ đói .
Với hành động của anh, người ta đánh giá anh như thế nào ?
TL : - Thương người,biết cư xử … - GV : Vậy nhân nghĩa là gì ? VD.
- GV : Nêu vai trò của lòng nhân nghĩa?
- GV : Cho Học sinh nêu biểu hiện của lòng nhân nghĩa ?
GV kể về Bác Hồ trong lần đi Thất Khê sau chiến thắng biên giới thu đông 1950, Bác đi thăm trại tù binh, nói chuyện với một bác sĩ
…,lúc đầu nó hiểu, gật đầu, rơm rớm nước mắt,Bác thấy nó lạnh Bác cởi áo ấm cho nó, nó càng khóc to hơn .Giọt nước mắt của kẻ hơn 100 năm qua đi khai hoá văn minh cho người bản xứ chỉ biết vơ vét,hà hiếp,bắn giết, khi bị bại trận đáng lẽ kết cục mà chúng nhận được sẽ là những việc mà chúng đã từng làm. Những đặc ân mà chúng nhận được lại là một điều mà chúng không tưởng tượng nổi ……
* Kết luận :
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
a. Nhân nghĩa
- Khái niệm : là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải .
- Biểu hiện của lòng nhân nghĩa :
+ Lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn .
+ Sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày .
+ Lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người hối cải…
+ Ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước ……
4 . Củng cố :
Tiết 29 Ngày soạn :
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG ( Tiết 2)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp cho Học sinh hiểu khái niệm Hoà nhập, hợp tác. Trách nhiệm của công dân trong việc sống hoà nhập, hợp tác .
2 . Kỹ năng : Tự biết đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình và đánh giá hành vi của mọi người trong quá trình tham gia hợp tác, hoà nhập với mọi người trong cuộc sống .
Hợp tác, xác định mục tiêu, tìm kiếm sự hợp tác…
3 . Thái độ : Phê phán tinh thần thiếu hoà nhập, bất hợp tác trong thời đại ngày nay,tham gia tích cực vào công việc chung của cộng đồng .
II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo Luận, Vấn Đáp ,Nêu vấn đề . III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK,SGV
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 . Bài cũ :
- Cộng đồng là gì? Nhân nghĩa là gì ?
- Nêu vai trò, biểu hiện và trách nhiệm của công dân trong việc duy trì truyền thống nhân nghĩa
2 . Giới thiệu bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm Hoà nhập , vai trò của sống hoà nhập .
Hợp tác
* Cách tiến hành :
- GV : Cho Học sinh thảo luận tình huống trong sách giáo khoa : lý do nào mà Bác Hồ được mọi người tin, yêu ?
TL : Bác có cách sống hoà đồng với mọi người .
- GV : Vậy hoà nhập là gì ?
- GV : Khi Bác sống hoà nhập như vậy thì tính cách, con người của Bác có giống mọi người và mọi người có giống Bác không ? < Hoà nhập mà không hoà tan >
- GV : Cho Học sinh nêu ý nghĩa của sống hoà nhập ?
b . Hoà nhập
- Khái niệm : là sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người;không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác;
có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng .
- Ý nghĩa của sống hoà nhập : có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống .
Hoạt động 2 : Vấn đáp
* Mục tiêu : Học sinh hiểu trách nhiệm của học sinh trong việc sống hoà nhập .
Kỹ năng trình bày
* Cách tiến hành :
- GV : Cho Học sinh nêu trách nhiệm của học sinh trong việc sống hoà nhập.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc sống hoà nhập :
+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi,vui vẻ,cởi mở, chan hoà với bạn bè,…
+ Tích cực tham gia các
- GV : Trong những ví dụ sau ,ví dụ nào được xem là sống hoà nhập ?
+ Thấy hàng xóm bắc rạp làm đám cưới A chạy sang giúp 1 tay .
+ Biết bố vợ rất thích đánh cờ A mua một bộ cờ đến ngồi đánh cùng bố vợ .
+ Để lấy lòng mẹ người yêu, khi đến nhà chơi thấy bà đang nhặt rau A chạy vội đến nhặt rau cùng bà .
* Kết luận :
Trách nhiệm của học sinh trong việc sống hoà nhập
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường địa phương tổ chức đồng thời vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia.
Hoạt động 3: Thảo luận
* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm hợp tác . Hợp tác
* Cách tiến hành :
- GV : Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . TL : Sức mạnh của tập thể
- GV : Hợp tác là gì ?
- GV : tại sao cần sự hợp tác của mọi người với nhau khi sống trong cộng đồng ?
- GV : Nguyên tắc hợp tác ?
- GV : Sự kết hợp giữa các đồng đảng giang hồ để tiến hành làm ăn có được xem là có tinh thần hợp tác không ?
TL : không , vì sự kết hợp đó không vì mục đích chung của cộng đồng .
- GV : Cho học sinh nêu trách nhiệm của hợp tác ?
* Kết luận :
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong một công việc,một lĩnh vực nào đó vì công việc chung .
c . Hợp tác
- Khái niệm : là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong một công việc,một lĩnh vực nào đó vì công việc chung .
- Biểu hiện :
+ Cùng nhau bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết.
+ Tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác .
4 . Củng cố :
- Hoà nhập là gì ? Trách nhiệm của thanh niên trong việc sống hoà nhập - Hợp tác là gì ? Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác .
5 . : Học sinh về học bài và đọc trước bài 14 .
6. Rút kinh nghiệm.
………
………
………
…………..
………
……….
Tiết 30 Ngày soạn :