Bài 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
+ Điều gì em thấy hài lòng, điều gì em thấy chưa hài lòng về bản thân cần phải khắc phục?
+ Em có biết bạn bè suy nghĩ về em như thế nào không?
+ Vi phạm gì trong cuộc sống em cho là nghiêm trọng?
+ Em sẽ khắc phục khuyết điểm như thế nào?
- GV : Thế nào là tự nhận thức về bản thân?
* Kết luận :
Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khản năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thân.
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
- Khái niệm : là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu, … của bản thân.
Hoạt động 2 : Vấn đáp
* Mục tiêu : Học sinh hiểu thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
Kỹ năng trình bày
* Cách tiến hành :
- GV : Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK -> Có ý kiến cho rằng chỉ những người có hành vi sai trái mới cần hoàn thiện bản thân? Ý kiến của em?
- GV : Thế nào là tự hoàn thiện bản thân - GV : Tại sao Đê-mốt-xten phải khắc phục tật nói lắp? Tại sao Phranh-clin dành tiền mua nhiều sách như vậy?
TL : Để bản thân ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu xã hội.
* Kết luận :
Tự hoàn thiện bản thân là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người, để bản thân có ích hơn cho xã hội.
2 . Tự hoàn thiện bản thân.
a. Thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn.
b. Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân.
Vì để bản thân mỗi người ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Hoạt động 3: Thảo luận
* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm bùng nổ dân số.
Kỹ năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề
* Cách tiến hành :
- GV : Lấy một mẫu của học sinh đã thực hiện ở mục 1 : cho học sinh thảo luận với những ưu nhược điểm đã đưa ra thì cách giải quyết ?
- GV : Để tự hoàn thiện bản thân mỗi người cần thực hiện điều gì ?
TL : sgk
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
- Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội;
- Lập kế hoạch phấn đấu, phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể;
- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện;
- Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua khó khăn đó.
- Xác định những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình;
- Có quyết tâm thực hiện.
4 . Củng cố :
Thế nào là tự nhân thức ? Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
5 . Hoạt động nối tiếp : Học sinh về lập kế hoạch rèn luyện trong hè . Chuẩn bị ơn tập kiểm tra học kỳ II.
6. Rút kinh nghiệm.
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Tiết 34 Ngày soạn :
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học từ bài 12 – 15 . 2. Kỹ năng : Tổng hợp lại các vấn đề đã học .
3. Thái độ : Có cách nhìn nhận đánh giá bản thân, nêu cao tinh thần tách nhiệm với bản thân và những người xung quanh, cộng đồng, nhân loại.
II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo Luận, Vấn Đáp, Nêu vấn đề . III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK
IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động : Vấn đáp
* Mục tiêu : Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học từ bài 12 – bài 15 .
* Cách tiến hành :
- GV : Công dân có trách nhiệm gì với cộng đồng?
- GV : Nhân nghĩa là gì? Hòa nhập là gì? Hợp tác là gì?
- GV : Lòng yêu nước là gì? Truyền thống yêu nước? Những việc thể hiện lòng yêu nước ở địa phương?
- GV : Trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- GV : Nhân loại có những vấn đề cấp thiết nào cần mọi người phải chung tay góp sức để giải quyết?
1 . Trách nhiệm của công dân với cộng đồng.