QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD Lớp 10 (Trang 61 - 67)

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp cho Học sinh hiểu khái niệm về đạo đức, phân biệt đạo đức với pháp luật .

2 . Kỹ năng :

a. Kĩ năng bài học.

Phn biệt được cc hnh vi vi phạm đạo đức với hnh vi vi phạm php luật. Nhận biết được vai trò những quy tắc mà đạo đức điều chỉnh trong cuộc sống .

b. Kĩ năng sống.

Kỹ năng hợp tác, so sánh ……

3 . Thái độ : Luôn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong cuộc sống . Coi trọng vai trị của đạo đức trong đời sống x hội.

II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Thảo Luận, Vấn Đáp, Nêu vấn đề . III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1 . Ổn định và kiểm tra bài cũ

Tại sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội và chỉ có CNXH mới đem lại sự phát triển toàn diện cho con người ?

2 . Giới thiệu bài mới : Dẫn dắt từ kiểm tra bài cũ.

3. Hoạt động dạy v học

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh hiểu những quy định trong cuộc sống .

Hợp tác

* Cách tiến hành :

- GV : Cho học sinh thảo luận các hành vi, cử chỉ, lời nói … như thế nào được xem là người có đạo đức ?

TL : lễ phép trước người lớn , vệ sinh sạch sẽ trường, lớp, phụng dưỡng cha, mẹ …

Vậy Đạo đức là gì ?

- GV Đưa ra TH : A thấy người hàng xóm xách chiếc túi nặng, là người có đạo đức A sẽ xử sự thế nào?

-> giáo dục biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống .

- GV giải thích tính lịch sử của đạo đức, ví

1. Quan niệm về đạo đức a. Đạo đức .

Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng,xã hội .

dụ trong xã hội phong kiến thì quy định của chuẩn mực đạo đức khác còn trong xã hội chúng ta quy định mang tính nhân đạo hơn . .. < phải sinh con trai mới được xem có hiếu với bố mẹ……, người phụ nữ không được tái giá ..>

* Kết luận : Đạo đức là hệ thống các quy tắc ,chuẩn mực mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng, xã hội . Hoạt động 2: Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh thấy vai trò quan trọng của đạo đức trong cuộc sống .

Kỹ thuật đọc hợp tác

* Cách tiến hành :

- GV : Cho Học sinh thảo luận giữa cái tài và đức trong mỗi cá nhân thì yếu tố nào quan trọng hơn ?

< GV trích câu nói của Bác Hồ : Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó ,Có tài mà không có đức là người vô dụng >

- GV : Giữa vật chất và đạo đức thì yếu tố nào quan trọng để duy trì một cuộc sống gia đình bền vững ?

TL : Đạo đức . * Kết luận :

- Đối với cá nhân : Đạo đức giúp con người hoàn thiện nhân cách .

- Đối với gia đình : Đạo đức là nền tảng hạnh phúc gia đình .

- Đối với xã hội : Một xã hội mà coi trọng đạo đức và lấy đạo đức làm trọng thì xã hội đó tồn tại bền vững, còn ngược lại thì xã hội bị tiêu vong .

2 . Vai trò của đạo đức đối với cá nhân , gia đình, xã hội a . Đối với cá nhân

Đạo đức giúp con người hoàn thiện nhân cách, giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu với Tổ quốc, đồng bào……

b . Đối với gia đình

Đạo đức là nền tảng hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn địch và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu cuả một gia đình hạnh phúc…

c . Đối với xã hội

Một xã hội mà trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được coi trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó tồn tại bền vững , còn ngược lại thì xã hội dễ xẩy ra mất ổn định, thậm chí dễ dẫn đến đổ vỡ nhiều mặt .

4 . Củng cố : Đạo đức là gì ?

Vai trò của đạo đức trong cuộc sống ?

5 . Hoạt động nối tiếp : Học sinh về học bài và đọc trước bài 11 . 6. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

………

………

………..

Tiết 23 Ngày soạn :

BÀI 11:

MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC.

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp cho Học sinh hiểu khái niệm về Nghĩa vụ, khái niệm Lương tâm và làm thế nào để trở thành người có lương tâm trong sáng .

2 . Kỹ năng : a. Kĩ năng bài học.

Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

b. Kĩ năng sống.

Tự biết đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống . Kỹ năng hợp tác, lắng nghe, phê phán ……

3 . Thái độ : Coi trọng việc giữ gìn lương tâm nhân phẩm và danh dự. Tôn trọng nhân phẩm danh dự của người khác, Phê phán với những hành vi ích kỷ, hẹp hòi . II . PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Thảo Luận, Vấn Đáp ,Nêu vấn đề . III . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC SGK,SGV

IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 . Ổn định và kiểm tra bài cũ.

Đạo đức là gì ? Phân biệt đạo đức với pháp luật ? Vai trò của đạo đức trong cuộc sống ?

2 . Giới thiệu bài mới :

Mỗi cá nhân khi sống trong xã hội với rất nhiều mối quan hệ, chịu sự điều chỉnh của vô vàn các quy tắc đạo đức. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một số phạm trù cơ bản cua những quy tắc đạo đức đó.

3 . Hoạt động dạy và học

Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm về Nghĩa vụ .

Kỹ năng hợp tác, lắng nghe

* Cách tiến hành :

- GV : Cho Học sinh nêu lên một số trách nhiệm trong cuộc sống :

VD : Trách nhiệm của cha mẹ đối với con?

Trách nhiệm con cái phải như thế nào với cha,mẹ ?

Sản xuất, kinh doanh thì phải làm gì ?...

-> Nghĩa vụ ? TL : sgk

- GV : Cha, mẹ nuôi con được xem là nghĩa

1. Nghĩa vụ

a . Khái niệm :

Là trách nhiệm của cái nhân đối với nhu cầu lợi ích của cộng đồng,xã hội .

 Cá nhân phải biết đặt nhu cầu lợi ích của xã hội lên trên , không những thế còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Xã hội phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thõa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân

vụ ,vậy con Sói mẹ nuôi con sói con có được xem là nghĩa vụ không ?Vì sao ?

GV cho học sinh thảo luận và trả lời .

< -> Nghĩa vụ là nét đặc trưng chỉ có ở người .>

- GV : Cho Học sinh nêu nhu cầu của mỗi cái nhân trong xã hội ?

TL : Sống, lao động, học tập và mưu cầu hạnh phúc .

Khi đất nước bị xâm lăng thì nhu cầu đó có thực hiện được không ? Trách nhiệm của công dân khi đất nước bị xâm lăng ?

Góp phần đẩy lùi kẽ xâm lăng ra khỏi bờ cõi

* Kết luận :

Nghĩa vụ là trách nhiệm của cái nhân đối với nhu cầu lợi ích của cộng đồng, xã hội .

. b . Trách nhiệm của người Thanh niên Việt Nam hiện nay .( đọc thêm)

Hoạt động 2: Thảo luận

* Mục tiêu : Học sinh hiểu khái niệm Lương Tâm

Kỹ năng hợp tác

* Cách tiến hành :

- GV : Đưa ra tình huống cho học sinh thảo luận :

+ Ông thợ săn sau khi bắn con khỉ …trước cảnh tượng con khỉ chết, người thợ săn không bao giờ còn đi săn nữa .

+ Anh K là thợ xây đã bất kể thời gian làm hết số hồ còn thừa ..anh cảm thấy rất hạnh phúc .

Trạng thái tình cảm ở 2 tình huống trên như thế nào ?

TL : Thanh thản và cắn rứt - GV : Lương tâm là gì ? TL : sgk

- GV : Lương tâm thanh thản hay cắn rứt có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của con người ?

TL : sk

* Kết luận :

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội .

2 . Lương tâm a . Khái niệm

Là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội .

+ Lương tâm thanh thản giúp con người tự tin vào cuộc sống và phát huy tính tích cực của bản thân .

+ Lương tâm cắn rứt giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sai trái .

b . Làm thế nào để trở thành người có lương tâm trong sáng ( đọc thêm)

4 . Củng cố :

Nghĩa vụ là gì ? Nghĩa vụ của học sinh hiện nay ? Lương tâm là gì ?

5 . Dặn dò : Học sinh về học bài và đọc trước mục 3,4 bài 11 . 6. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

………

………

………

………

Tiết 24 Ngày soạn :

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD Lớp 10 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w