Độ bền đường may

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 31 - 57)

1.2. Nghiên cứu các yêu cầu về chất lượng đường may thực hiện gia công sản phẩm sơ mi cao cấp

1.2.1. Độ bền đường may

1.2.1.1. Khái niệm [2], [3], [20]

Độ bền đường may được hiểu là khả năng chịu bền của các đường lắp ráp trên sản phẩm may. Các yếu tố chính tạo nên độ bền của đường may là loại đường may, mật độ mũi may, độ bền của vải, độ bền của chỉ và độ căng của chỉ được áp dụng trong đường may. Trong quá trình tạo mũi may và quá trình sử dụng sản phẩm may các đường liên kết sản

phẩm may thường xuyên chịu lực tác dụng, có thể dưới nhiều dạng khác nhau như : tác dụng cơ học, lý học, hoá học vv...

Khi chịu tác dụng cơ học, các đường may liên kết chủ yếu chịu sự kéo giãn, chịu uốn, chịu mài mòn do ma sát với các vật thể xung quanh. Sự kéo giãn có thể

19

theo hướng ngang hay hướng dọc tương đối so với đường liên kết hoặc theo theo nhiều hướng khác nhau khi chịu tải có tính chu kỳ hoặc nhiều lần. Ngoài ra, đường liên kết may còn chịu nhiều tác động của môi trường và các nhân tố khác: hoá chất trong quá trình giặt, nhiệt độ, không khí, bức xạ mặt trời, vi sinh vật... Tất cả các tác động này diễn ra không đồng nhất và thời gian tác dụng cũng rất khác nhau làm cho đường may và sản phẩm bị biến dạng, bị thay đổi cấu trúc dẫn đến suy giảm về chất lượng và dần dần dẫn đến hiện tượng phá huỷ đường may như: tuột mũi, đứt chỉ, rách vải...

Vì vậy, đối với mỗi sản phẩm may để đảm bảo chất lượng đường may phải tính toán và thử nghiệm sao cho đường may đạt những chỉ tiêu về độ bền cần thiết để sản phẩm đạt được giá trị chất lượng nhất định.

Để xác định độ bền của đường may trên sản phẩm may mặc, có thể sử dụng công thức tính từ loại mũi may thông thường (SPI – stiches per inches), từ đó xác định được lực tối đa mà đường may có thể chịu trước khi bị phá vỡ. Điều này rất quan trọng, nó cho phép các nhà sản xuất kiểm tra được độ bền đường may trên các loại sản phẩm dựa trên phép đo định lượng.

Các công thức độ bền đường may ước tính cho hai mũi may phổ biến được sử dụng trong sản xuất là:

May mũi xích: SPI x độ bền chỉ may (lbs) x 1.7 = độ bền đường may (lbs) Mũi thoi: SPI x độ bền chỉ may (lbs) x 1.5 = độ bền đường may (lbs) 1.2.1.2. Độ bền kéo đứt [2] [3]

Độ bền kéo đứt (còn gọi là độ bền tuyệt đối hoặc tải trọng đứt) của đường may là lực lớn nhất giữ đường may cho đến khi bị phá huỷ khi kéo giãn đường may theo hướng ngang.

Kí hiệu: P ddm ( N hoặc kglực).

Vì các đường may trên sản phẩm có chiều dài khác nhau nên trong thực tế để so sánh độ bền của các đường may với nhau người ta thường dùng khái niệm độ bền kéo đứt hay độ bền tuyệt đối của một đường may có chiều dài nhất định.

20

Kí hiệu: Pddm hay Pdm( N/cm đường may hoặc kglực/cm đường may).

Quy ước: Một đường may bị phá huỷ khi xảy ra các hiện tượng sau:

− Hiện tượng đường may bị tuột chỉ;

− Hiện tượng đường may bị đứt chỉ;

Độ bền kéo đứt của đường may khi kéo theo hướng ngang được xác định trên máy kéo đứt trong thí nghiệm nửa chu trình.

Hình 1.7. Kéo giãn đường may theo hướng ngang [2] [3]

Công thức xác định [2] [3]

Trong quá trình kéo đứt đường may theo hướng ngang, tải trọng kéo đứt đường may phải được tác dụng theo hướng vuông góc với đường may.

Theo tác giả А.И.Назарова; И.А.Куликова, А.В.Савостицкий [2] trong công trình nghiên cứu của mình, đã chứng minh rằng tải trọng đứt của đường may khi kéo liên kết theo hướng ngang phụ thuộc vào độ bền của chỉ, mật độ mũi may, dạng mũi may và đường may, mật độ và chiều dày của vải. Độ bền kéo đứt của một đường may có chiều dài nhất định được xác định theo công thức sau:

Pđ = m.Qđ.η (1.1)

Trong đó : Pđ - tải trọng đứt của đường may ( N/cm đường may);

m - mật độ mũi may ( số mũi/1cm đường may);

Qđ - tải trọng đứt của vòng chỉmay (N/mũi);

η- hệ số thực nghiệm tính đến sự giảm độ bền của chỉ khi tạo đường may trên máy và tương quan tỉ lệ giữa độ bền của vòng chỉ trong đường liên kết với độ bền của đường may.

Giá trị hệ số η đối với các loại vật liệu khác nhau của đường may với các mật độ mũi may khác nhau dao động từ 0,8 đến 1,2.

21

1.2.1.2. Độ giãn đứt [2] [3]

Độ giãn đứt của đường may là độ tăng chiều dài của đường may khi kéo giãn đường may theo hướng dọc cho đến khi bị phá huỷ (thời điểm đứt).

Người ta chia độ giãn đứt của đường may làm hai loại:

− Độ giãn đứt tuyệt đối của đường may: là chiều dài của đường may được tăng thêm dưới tác dụng của tải trọng cho đến thời điểm đứt. Kí hiệu là Lđ (cm)

− Độ giãn đứt tương đối của đường may: là tỷ số bằng phần trăm (%) của độ giãn đứt tuyệt đối với khoảng cách giữa hai miệng kẹp mẫu thử trước khi thực hiện quá trình kéo đứt. Kí hiệu εdm (%)

Trong thực tế thường xác định độ giãn đứt tương đối.

Hình 1.8. Kéo giãn đường may theo hướng dọc

Công thức xác định [2] [3]

Độ giãn của đường may khi bị kéo theo hướng dọc ( εdm ) được xác định trên máy kéo đứt bằng cách kéo đứt băng vải thực hiện đường may trong thí nghiệm nửa chu trình (hình 3.1b).

− Độ giãn đứt tuyệt đối của đường may Lđ được xác định theo công thức:

Lđ = Ldm - L0 (cm) (1.2)

− Độ giãn đứt tương đối của một đường may mũi thoi 301 có chiều dài nhất định khi kéo giãn đường may theo hướng dọc được xác định theo công thức sau:

×100

− −

o o dm

dm L

L

ε L (%) (1.3)

Trong đó: Lđ : Độ giãn đứt tuyệt đối của đường may (cm);

εdm : Độ dãn đứt tương đối của đường may (%);

Ldm : Chiều dài đường may tại thời điểm đứt (cm);

22

L0 : Chiều dài đường may trước khi tiến hành kéo đứt (cm).

1.2.1.3. Hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi 301 [2] [3]

Khái niệm: Là tỉ số đánh giá sự tương thích giữa độ bền kéo đứt của vải và độ bền kéo đứt của đường may [14].

Công thức tính toán: Hệ số này đặc trưng cho hệ quả liên kết của đường may [14].

Hs= (1.4)

Pdm: là độ bền đứt của đường may (N/cm).

Pʋ: Là độ bền đứt của vải may (N).

Sản phẩm may mặc đạt chất lượng tối ưu về độ bền khi hệ số hiệu dụng đường may đạt trong khoảng 0.85÷1 [4].

1.2.1.4. Phương pháp xác định độ bền đường may [3]

Độ bền của đường may quyết định chất lượng sản phẩm. Độ bền là một trong những thành phần quan trọng nhất của đường may. Độ bền đường may mũi thoi bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nên có rất nhiều tiêu chuẩn tiến hành xác định độ bền. Bản chất của các phương pháp này là xác định lực kéo lớn nhất phá hủy mẫu đường may có chiều dài qui định với tải trọng tác động vuông góc với đường may, đơn vị đo trực tiếp là N hoặc Kglực. Độ bền đường may được sử dụng thiết bị kéo đứt loại CRE để tiến hành thí nghiệm.Sau đây là một số phương pháp xác định độ bền đường may mũi thoi

- Tiêu chuẩn ASTM 1683-81 - Tiêu chuẩn ISO 13935-1 - Tiêu chuẩn ISO 13935-2

23

Bảng 1.1. So sánh một số phương pháp xác định độ bền đường may mũi thoi.

Tiêu chuẩn

Nguyên liệu Thiết bị sử dụng Nguyên lý đo Đại lượng đo ASTM

1683-81

Vải dệt thoi không giãn

-Máy thử độ bền kéo đứt loại CRE.

-Thời gian kéo đứt trung bình mẫu thử khoảng: ±3(s).

-Tốc độ kéo giãn:

305±10 mm/phút.

-Chiều dài mẫu thử:

150±2mm.

-Sử dụng hàm kẹp chuyên dụng sao cho diện tích kẹp vải có kích thước

(±1mm)x (±1mm).

-Thực hiện đường may mũi thoi kết cấu can chắp hai lớp vải.

-Tải trọng tác dụng vuông góc với đường may.

-Kéo giãn mẫu với tốc độ không đổi cho đến khi đường may bị phá hủy

-Phép thử Grab: chỉ phần giữa của mẫu thử được kẹp trong các hàm kẹp chuyên dụng của máy thử.

-Lực lớn nhất làm đứt đường may có chiều dài quy định (N).

ISO 13935-1

-Vải dệt thoi và vải được sản xuất bằng các kỹ thuật khác.

-Không áp dụn cho vải địa kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt thoi từ sợi thủy tinh và xơ cacbon

-Máy thử độ bền kéo giãn loại CRE.

-Tốc độ kéo giãn:

100mm/phút 10%

-Chiều dài mẫu thử:

200 1mm

-Rộng hàm kẹp phải lớn hơn chiều rộng mẫu thử: ≥ 60mm.

-Thực hiện đường may mũi thoi kết cấu can chắp hai lớp vải.

-Tải trọng tác dụng vuông góc với đường may.

-Kéo giãn mẫu với tốc độ không đổi cho đến khi đường may bị phá hủy

-Lực lớn nhất làm đứt đường may có chiều dài quy định (N).

24

hoặc sợi bằng poly-olephin

-Phép thử băng vải:

toàn bộ bề rộng của mẫu thử được kẹp trong các hàm kẹp của máy thử.

ISO 13935-2

-Vải dệt thoi và vải được sản xuất Bằng các kỹ thuật khác.

-Không áp dụng cho vải địa kỹ thuật, vải không dệt, vải dệt thoi từ sợi thủy tinh và xơ cacbon hoặc sợi bằng poly-olephin.

-Máy thử độ bền kéo giãn loại CRE.

-Tốc độ kéo giãn:

50mm/phút ±10%

-Chiều dài mẫu thử:

100±1mm

-Sử dụng hàm kẹp chuyên dụng sao cho diện tích kẹp vải có kích thước

(±1mm)x (±1mm).

-Thực hiện đường may mũi thoi kết cấu can chắp hai lớp vải.

-Tải trọng tác dụng vuông góc với đường may.

-Kéo giãn mẫu với tốc độ không đổi cho đến khi đường may bị phá hủy.

-Phép thử Grab: chỉ phần giữa của mẫu thử được kẹp trong các hàm kẹp chuyên dụng của máy thử.

-Lực lớn nhất làm đứt đường may có chiều dài quy định (N).

1.2.2. Độ nhăn đường may 1.2.2.1 Khái niệm [4], [6].

Trên quan điểm các chỉ tiêu chất lượng đường may có thể định nghĩa nhăn đường may như sau: [4].

“Nhăn đường may là hiện tượng vải bị biến dạng uốn và co bởi đường may tạo nên những sóng nhăn liên tục của một hay nhiều lớp vải tham gia liên kết may từ mũi may này sang mũi may khác dọc theo đường may”.

25

Hiện tượng nhăn đường may xuất hiện trong quá trình may khi nối ghép hai hay nhiều tấm vải với nhau hoặc trong quá trình giặt, là cũng như trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Theo nghiên cứu của S. Hati và B.R.Das trong bài báo Seam Pucker in Apparels: Acritical review of Evaluation Methods – Asian J. Textile, 1(2):60-73, 2011 nhận định:

Hiện tương nhăn đường may là hiện tượng xuất hiện nếp nhăn dọc theo đường may, ảnh hưởng đến sự xuất hiện ở một mức độ đáng kể. hiện tượng nhăn đường may, là một vấn đề về khả năng may được xác định cách đây khoảng bảy mươi năm trước, đã được coi là một trong những thông số quan trọng nhất của kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất hàng may mặc. Như được định nghĩa trong Từ điển Oxford, nếp nhăn đường may là một đường vân, nếp nhăn hoặc nếp gấp của vật liệu hoặc một số nếp nhăn nhỏ chạy ngang qua nhau và xuất hiện khi may hai mảnh vải với nhau. Nó thường được gây ra bởi sự lựa chọn không đúng các thông số may và tính chất vật liệu, dẫn đến sự không đồng đều trên các loại vải được khâu lại với nhau, do đó làm giảm giá trị thẩm mỹ của chúng. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhăn đường may có thể xuất hiện như mặt phải của quần áo, bắt nguồn từ đường may và kéo dài đến toàn bộ quần áo, ví dụ, khi đường may nối hai mảnh vải thân sau quần nam. Trong các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, sự hình thành nếp ít rõ rệt hơn, nhưng vẫn có thể nhận thấy. Thật vậy, hàng may mặc xuất hiện nếp nhăn đường may chắc chắn sẽ ko nhận được sự chảo đón từ khách hàng (Mark và Li, 2008 ).Thực tế đã được công nhận rằng việc loại bỏ hoàn toàn nếp nhăn đường may là gần như không thể và thường là chấp nhận một lượng nhỏ nếp nhăn . Do đó, trong hoàn cảnh như vậy,việc đánh giá chính xác và xác thực về độ đường may mang nhiều tầm quan trọng đối với các nhà sản xuất cũng như đối với khách hàng.

[6].

Nguyên nhân của hiện tượng nhăn đường may [6].

Sự co lại của cấu trúc đường may: Trong quá trình hình thành đường may, các mũi khâu được thực hiện bằng cách xen kẽ suốt chỉ và chỉ kim. Những sợi chỉ may

26

này thay thế các sợi vải từ vị trí ban đầu của nó. Sợi vải cố gắng trở về vị trí ban đầu và chúng bị ngăn không cho làm như vậy bởi các sợi may. Điều này làm cho các lớp vải bị dịch chuyển trong một mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vải và dẫn đến hiện tượng nhăn đường may. Loại nếp nhăn này có thể nhìn thấy chủ yếu trong các loại vải có cấu trúc chặt chẽ, không có đủ không gian để chứa các chỉ may. Sử dụng các chỉ may tốt có thể giúp giảm bớt vấn đề, nhưng việc loại bỏ chỉ có thể được thực hiện với việc lựa chọn vải phù hợp. Mật độ mũi may cao đòi hỏi nhiều không gian hơn cũng gây ra co bóp cấu trúc trong các loại vải có cấu trúc chặt chẽ.

Loại nếp nhăn này có thể nhìn thấy ở cả hai mặt của vải.

Việc cấp khác nhau: việc cấp thiếu tạo ra nếp nhăn. Trong quá trình vận hành may, lớp vải dưới cùng được di chuyển về phía trước bằng cách cấp vải tích cực. Nhưng sự chuyển động của vải lớp trên cùng được thực hiện thông qua tiếp xúc ma sát giữa vải trên và dưới. Do đó, chuyển động từ lớp vải trên cùng không thể một cách độc lập . Vận tốc của lớp vải trên cùng thường thấp hơn vải lớp dưới cùng. Điều này gây ra sự tích tụ của các lớp vải dưới cùng và tạo ra nếp nhăn, chỉ nhìn thấy được ở một bên.

Độ căng chỉ may: Nếp nhăn xảy ra khi chỉ may ở dưới độ căng cao. Chỉ may kéo dài do độ căng cao, sau đó cố gắng duỗi ra. Nếu độ phục hồi đàn hồi của chỉ và độ co của vải trùng khớp, thì hiện tượng nhăn không xây ra. Nhưng trong hầu hết các tình huống, sự phục hồi của sợi chỉ nhiều hơn sự co rút của vải làm cho vải bị nhăn.

Điều này là không thể tránh khỏi từ những đặc điểm của hoạt động may, đòi hỏi độ căng chỉ kim cao hơn độ căng chỉ trên suốt để hình thành mũi may.

Co rút chỉ may: khả năng co rút cao của vải là một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng nhăn đường may. Các sợi làm bằng bông và các sợi tự nhiên khác thường co lại, khi ướt. Điều này có thể gây ra hiện tượng nhăn đường may khi co rút vải và co rút chỉ khác nhau. Vấn đề này phần lớn có thể được khắc phục bằng việc sử dụng chỉ may tổng hợp. Những sợi này thường được ổn định nhiệt khô để chịu được nhiệt độ lên tới 150 °C. Chúng cũng có thể gây ra hiện tượng nhăn đường may trong quá trình ép, nếu nhiệt độ ép cao hơn nhiệt độ cài đặt.

27

Co rút của vải: Sự co rút khác nhau của các lớp vải làm cho hiện tượng nhăn đường may chỉ nhìn thấy được sau vài chu kỳ giặt. Chúng sẽ không bao giờ xảy ra trong quá trình may. Họ quan tâm đến sự ổn định kích thước của các lớp vải.

Các mẫu không khớp: Nếu các mẫu vải được ráp nối với nhau có độ dài không bằng nhau, thợ may có kinh nghiệm sẽ cung cấp thêm chiều dài của mẫu dài hơn.

Điều này sẽ bù thêm cho chiều dài , nhưng vải tích lũy dưới dạng nếp nhăn và hiện tượng nhăn đường may xuất hiện.

1.2.2.2. Các phương pháp xác định độ nhăn đường may [6].

Phương pháp đánh giá chủ quan AATCC [4] [6].

Trong phương pháp đánh giá chủ quan, các chuyên gia hoặc những người đánh giá có kinh nghiệm chấm điểm xuất hiện đường may vải theo tiêu chuẩn nhất định.

Nhiều tiêu chuẩn đã được đề xuất và tiêu chuẩn 88B của AATCC là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Hình1.9a : Đường may tham chiếu cho việc kiểm tra đường may [4]

28

Theo phương pháp AATCC, sự xuất hiện của đường may được phân thành năm lớp: lớp 1là loại vải xấu nhất được đánh bóng và lớp 5 là loại vải mịn có ít vết rỗ hoặc không có vết nhăn nào. Hình 1 minh họa các bức ảnh của mẫu đường may tham chiếu từ AATCC. Các mẫu vải được may theo quy trình tiêu chuẩn và sự xuất hiện của đường may được so sánh với các mẫu tham chiếu tiêu chuẩn. Loại vải tiến hành thí nghiệm là loại gần giống với mẫu thử tham chiếu nhất .

Phương pháp đánh giá chủ quan được nêu ở trên mặc dù đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên còn có những thiếu sót như tính chủ quan, sự thiên lệch của con người đối với một màu sắc hoặc mẫu cụ thể, thời gian đánh giá cao hơn, sự không nhất quán giữa những người đánh giá và cần đào tạo. Do đó đánh giá dựa trên kỹ thuật chủ quan là không đáng tin cậy.

Phương pháp dựa trên đo chiều dày và chiều dài [6].

Có hai phương pháp khác, được thực hiện để đánh giá đường may. Phương pháp đầu tiên dựa trên việc đo độ dày của vải. Độ dày của vải tăng do biến dạng của các lớp vải từ mặt phẳng vải. Độ dày của đường may không nhăn bằng với việc thêm độ dày của các lớp vải riêng lẻ. Sự gia tăng độ dày có thể được sử dụng như là một chỉ số về mức độ nhăn:

(4) Trong đó:

- SP là độ nhăn đường may%, - T 2 là độ dày của đường may nhăn,

- T 1 là độ dày của đường may vải (độ dày của các lớp vải riêng lẻ được thêm vào với nhau).

Phương pháp này mặc dù được coi là tốt hơn so với đánh giá chủ quan, nhưng bị giới hạn như mất nhiều thời gian hơn và không nhất quán.

Phương pháp thứ hai sử dụng sự khác biệt về chiều dài của vải do độ nhăn làm chỉ số. Chỉ may được làm từ vải may và chiều dài của vải được đo sau khi vải được ép. Sự khác biệt giữa chiều dài ban đầu và chiều dài khi bị nhăn đưa ra một

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 31 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)