Chương 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.2. Xác định hệ số hiệu dụng đường may
Hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi trên 3 loại vải sơ may áo sơ mi V1 – V2 – V3 được xác định thông qua độ bền giữa vải và đường may. Kết quả thí nghiệm kéo đứt băng vải và đường may được thực hiện song song 5 lần thí nghiệm.
Kết quả được trình bày trên bảng 3.7
Bảng 3.7. Kết quả xác định độ bền kéo đứt của băng vải (N).
124
Số lần thí nghiệm 1 2 3 4 5
Pbv1 285.63 288.67 353.44 320.46 298.08 309.25
Pbv2 696.83 798.53 613.34 804.26 825.43 747.68
Pbv3 439.28 355.79 471.39 408.12 436.19 422.15
Giá trị hiệu dụng của đường may Hs được xác định thông qua giá trị tương thích giữa độ bền của băng vải và đường may, tiến hành thí nghiệm có chiều dài 5cm và bằng chiều dài mẫu vải thử độ bền kéo đứt băng vải là 5cm .
Xác định giá trị hiệu dụng đường may của các loại vải khác nhau khi sử dụng chỉ T1/T2/T3/T4
Kết quả giá trị hiệu dụng về độ bền đường may của vải V1 khi sử dụng các loại chỉ T1/T2/T3/T4 thể hiện ở bảng 3.8
Bảng 3.8. . Giá trị xác định độ bền đường may trung bình của 1 khi may bằng các loại chỉ thí nghiệm (N)
Loại chỉ may
T1 T2 T3 T4
193.36 242.56 202.81 205.65
Kết quả tính các đại lượng đặc trưng thống kê của hệ số hiệu dụng đường may mũi thoi thực hiện trên vải nghiên cứu V1 khi sử dụng 4 loại chỉ có chi số khác nhau được trình bày trên bảng 3.9
Bảng 3.9. Kết quả xác định hệ số hiệu dụng của đường may.
Nội dung tính toán
Kết quả tính toán các đại lượng đặc trưng thống kê của hệ số hiệu dụng đường may sử dụng 4 chỉ khác nhau
T1 T2 T3 T4
Đại lượng TB 0.625255 0.78436 0.655819 0.665009
125
Độ lệch trung bình 0.04832 0.040695 0.012655 0.04338
Hệ số ko đều H (%) 7.728051% 5.188306% 1.929648272% 6.52322%
Phương sai 3.84x103 2.62 x103 0.3 x103 2.92 x103
Độ lệch chuẩn s 0.062 0.051 0.017 0.054
Hệ số biến sai CV (%) 9.915959868% 6.502116375% 2.592178635% 8.120190855%
Giới hạn sai số m 0.059059027 0.048580813 0.016193604 0.051438508
Giá trị Hs 0.63±0.059 0.78±0.048 0.66±0.016 0.67±0.051
Giá trị hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi trên vải 1 nghiên cứu được biểu hiện trực quan trên biểu đồ hình 3.10.
Hình 3.3. Đồ thị trực quan giá trị hệ số hiệu dụng đường may Hs trên vải 1 may áo sơ mi khi thay đổi 4 loại chỉ may.
Dựa vào kết quả tính toán trên chúng ta thấy rằng, với vải nghiên cứu, sử dụng chỉ may T2 là chỉ lõi PET spun bọc cotton với chi số 30/3 cho giá trị hiệu dụng đường may lớn nhất trong 4 loại chỉ, gần đạt yêu cầu về độ bền do có hệ số HS=0.78±0.048, cho thấy chỉ may chỉ ở mức độ tương đối tương thích với vải may.
126
Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất về độ bền đường may, yêu cầu giá trị hiệu dụng phải > 0.8. Giá trị trên của T2 mới đáp ứng được yêu cầu chất lượng đường may của vải V1.
Sử dụng các loại chỉ may T1/T3/T4 có cùng chi số 30/3 đều không đạt yêu cầu về độ bền đường may, chỉ may chưa tương thích với vải may do có hệ số hiệu dụng nhỏ hơn giá trị cho phép. Từ đồ thị trực quan và giá trị hiệu dụng đường may cho thấy đối với vải may 1 là cotton pha lanh, việc lựa chọn các chỉ T1/T2/T3/T4 có chi số 30/3 và thành phần cấu tạo sợi như bảng để thực hiện đường may chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền đường may. Kết quả đó, cho phép các nhà sản xuất làm cơ sở để lựa chọn các loại chỉ thích hợp với loại vải có thành phần cầu tạo tương tự V1.
• Kết quả về độ bền đường may của vải V2 khi sử dụng các loại chỉ T1/T2/T3/T4 thể hiện ở bảng 3.10
Bảng 3.10. . Giá trị xác định độ bền đường may trung bình của V2 khi may bằng các loại chỉ thí nghiệm (N).
Loại chỉ may
T1 T2 T3 T4
283.24 236.62 254.36 267.86
Kết quả tính các đại lượng đặc trưng thống kê của hệ số hiệu dụng đường may mũi thoi thực hiện trên vải nghiên cứu V2 khi sử dụng 4 loại chỉ có chi số khác nhau được trình bày trên bảng 3.11
Bảng 3.11. Kết quả xác định hệ số hiệu dụng của đường may.
Nội dung tính toán
Kết quả tính toán các đại lượng đặc trưng thống kê của hệ số hiệu dụng đường may sử dụng 4 chỉ khác nhau
T1 T2 T3 T4
Đại lượng tb 0.378825166 0.316472 0.3402 0.3582
Độ lệch trung bình 0.0174 0.0103 0.0191 0.0349
127
Hệ số không đều H (%) 4.59314786% 3.254632321% 5.614344503% 9.74316025%
Phương sai 0.589 x103 0.2 x103 0.59 x103 1.9 x103
Độ lệch chuẩn s 0.024 0.013 0.024 0.044
Hệ số biến sai CV (%) 6.335376359% 4.107788367% 7.054673721% 12.28364042%
Giới hạn sai số m 0.022861559 0.012383344 0.022861559 0.041912858 Giá trị Hs 0.39±0.023 0.32±0.0412 0.34±0.022 0.36±0.042
Giá trị hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi trên vải 2 nghiên cứu được biểu hiện trực quan trên biểu đồ hình 3.4.
Hình 3.4. Đồ thị trực quan giá trị hệ số hiệu dụng đường may Hs trên vải 2 may áo sơ mi khi thay đổi 4 loại chỉ may.
Dựa vào kết quả tính toán trên chúng ta thấy rằng, với vải nghiên cứu, sử dụng các loại chỉ may T1/T2/T3 T4 với chi số tương ứng 30/3 cho chất lượng đường may không đạt yêu cầu với giá trị hiệu dụng quá thấp chứng tỏ 4 loại chỉ may lựa chọn chưa tương thích với vải may. Độ bền băng vải của V2 có giá trị tương đối lớn vì vậy nếu không thhay đổi thành phần cấu tạo sợi chỉ cần lựa chọn loại chỉ có chi số phù hợp với vải. Đây là một khuyến cáo thích hợp cho các nhà sản xuất may.
128
• Kết quả về độ bền đường may của vải V3 khi sử dụng các loại chỉ T1/T2/T3/T4 thể hiện ở bảng 3.12
Bảng 3.12. Giá trị xác định độ bền đường may trung bình của V3 khi may với các loại chỉ thí nghiệm (N).
Loại chỉ may
T1 T2 T3 T4
310.11 284.49 248.08 364.05
Kết quả tính các đại lượng đặc trưng thống kê của hệ số hiệu dụng đường may mũi thoi thực hiện trên vải nghiên cứu V3 khi sử dụng 4 loại chỉ có chi số khác nhau được trình bày trên bảng 3.13
Bảng 3.13. Kết quả xác định hệ số hiệu dụng của đường may.
Nội dung tính toán
Kết quả tính toán các đại lượng đặc trưng thống kê của hệ số hiệu dụng đường may sử dụng 4 chỉ khác nhau
T1 T2 T3 T4
Đại lượng tb 0.7346 0.6739 0.5877 0.8624
Độ lệch trung bình 0.0269 0.0268 0.0564 0.0278
Hệ số ko đều H (%) 3.661856793% 3.976851165% 9.596733027% 3.22356215%
Phương sai 0.98 x103 1 x103 8.6 x103 1.2 x103
Độ lệch chuẩn s 0.031 0.0316 0.092 0.034
Hệ số biến sai CV (%) 4.219983665% 4.689123015% 15.65424536% 3.942486085%
Giới hạn sai số m 0.029529514 0.030101053 0.087635976 0.032387209 Giá trị Hs 0.73±0.029 0.67±0.03 0.59±0.088 0.86±0.032
129
Giá trị hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi trên vải 1 nghiên cứu được biểu hiện trực quan trên biểu đồ hình 3.5.
Hình 3.5. Đồ thị trực quan giá trị hệ số hiệu dụng đường may Hs trên vải 3 may áo sơ mi khi thay đổi 4 loại chỉ may.
Kết quả trên cũng chứng minh rằng, việc lựa chọn chỉ may cho vải cotton pha sợi PET/spandex có thể sử dụng loại chỉ T4 lõi PET filament bọc PET, chất lượng đường may của loại vải này khi sử dụng chỉ T4 cho giá trị hiệu dụng 0.86 đạt yêu cầu chất lượng về độ bền đường may, đặc biệt nằm trong khoảng tối ưu 0.85÷0.9.
Sử dụng các loại chỉ may T1/T2/T3 có cùng chi số đều không đạt yêu cầu về độ bền, chỉ may chưa tương thích với vải may do có hệ số hiệu dụng nhỏ hơn giá trị cho phép.
Ưu điểm của chỉ T4 có thành phần sợi lõi polyeste so với các sợi khác như sợi bông (chỉ T3) thì sợi bông không bền bằng sợi poly este khi có cùng chi số, và dễ bị mài mòn và kém bền hóa chất hơn.
Chỉ T1 làm từ xơ poly este cắt ngắn, chỉ T2 làm từ poly este cắt ngắn có bọc sợi bông, chỉ được tạo ra từ xơ cắt ngắn có khả năng may tốt do trên bề mặt xơ của chúng có nhiều lông nhỏ có tác dụng tản nhiệt tốt trong quá trình may, bằng cách này không những có thể làm giảm ma sát của kim với chỉ trong quá trình may, mà
130
một phần nhiệt sinh ra do ma sát của kim và vải có thể được truyền ra ngoài theo luồng không khí mà chỉ từ xơ ngắn tạo ra, so với chỉ T3 là chỉ từ 100% sợi bông thì chỉ T1, T2 là chỉ từ sợi kéo từ xơ cắt ngắn bền, có độ đàn hồi và độ bền mài mòn tốt hơn.
Tuy nhiên so với chỉ T4 là chỉ từ sợi lõi filament polyeste có độ vặn, ít nhăn hơn chỉ làm từ sợi kéo từ xơ cắt ngắn, do lõi filament mảnh hơn và bền hơn, có khả năng may tốt hơn chỉ từ sợi kéo từ xơ cắt ngắn do độ săn có thể bị tở bớt ra khỏi sợi kéo từ xơ cắt ngắn trong quá trình may, làm cho chỉ kém bền hơn.
Nhận xét chung:
- Với mỗi một loại vải được may bằng chỉ có độ bền tương đương ta có các hệ số hiệu dụng đường may khác nhau. Chỉ may có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả liên kết của đường may trên vải. Mức độ ảnh hưởng được thể hiện thông qua hệ số hiệu dụng Hs . Với vải mặc thông thường, độ bền đường may được xem là phù hợp nếu như đạt đến 80%. Tuy nhiên, trong thực tế đối với sản phẩm áo sơ mi thông dụng không yêu cầu độ bền đường may quá lớn do tính chất sử dụng của sản phẩm và tính chất đường may thường không thẳng và khong phải lúc nào cũng vuông góc với hệ sợi dọc hoặc ngang của vải.
Dựa vào yếu tố đó, các nhà sản xuất có thể linh động trong quá trình chọn chỉ cho may sao cho đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm.
- Tuy vậy, trong những trường hợp yêu cầu tối ưu hóa đối với chất lượng sản phẩm may thì trong tất cả các trường hợp chọn chỉ T1/T2/T3/T4 cho vải V1/V2/V3 chỉ có trường hợp chỉ T4 đáp ứng yêu cầu về giá trị hiệu dụng đường may. Theo đó, tác giả tiến hành lựa chọn tiếp các thông số công nghệ để xác định điều kiện may tối ưu cho vải V3 khi thực hiện đường may với chỉ T4.