1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp
1.3.1. Khảo sát một số nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh
Nhóm tác giả Tarikul Islam1*, Md. Rahid Mia2, Shadman Ahmed Khan, Md. Rasel Hossen, Md. Atikur Rahman trong nghiên cứu “Effect of seam strength on different types of fabrics and sewing threads” từ các trường Đại học, Phòng thí nghiệm tại Bangladesh in trên Tạp chí Research Journal of Engineering Vol. 7(2), 1-8, February (2018) khẳng định mũi may và đường may là hai thành phần cơ bản tạo nên cấu trúc của một sản phẩm may mặc. Độ bền và hiệu quả của đường may phụ thuộc vào loại chỉ và loại mũi may trên các loại vải khác nhau. Các nhà sản xuất trang phục cần phải lựa chọn các loại mũi may và chỉ may phù hợp với vật liệu may, tạo nên hiệu suất tổng thể cao nhất cho trang phục được sản xuất, tăng tăng cường khả năng bảo trì và độ bền cho hiệu suất hoạt động của trang phục. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã khẳng định chất lượng vải ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng của quần áo mà còn tạo ra được các hình khối trang phục. Các thông số kỹ thuật của vải như trọng lượng, thành phần, mật độ vải .. được khảo sát và xem xét
45
kỹ lưỡng cho sản xuất hàng may mặc nhằm thiết lập các chế độ công nghệ, kỹ thuật phù hợp nhất nhằm tạo ra sản phẩm may đáp ứng được cả về yếu tố hình thức và chất lượng. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã lựa chọn các yếu tố để tiến hành nghiên cứu bao gồm: 3 loại vải cotton có trọng lượng khác nhau với các kiểu dệt khác nhau ( plain, twill, satin), lựa chọn 2 loại đường may: mũi thoi 301 và mũi xích – vắt sổ 501, chỉ được chọn là spun polyester với các chi số: 14/18/60 tex.
Thông qua hình thức xác định độ bền đường may bằng máy Tensile Strength tester machine t heo tiêu chuẩn ASTM-D1683, xử lý số liệu qua phần mềm Excel đã đưa ra một số nhận định:
- Xác định mức độ ảnh hưởng của mũi may và chỉ may đến độ bền đường may trên các loại vải cotton khác nhau.
- Đưa ra mức độ ảnh hưởng của các loại chỉ khác nhau trên thị trường sẽ có hiệu suất đường may khác nhau. …
Nhóm tác giả, Mahmoud Akter, Md. Mashiur Rahman Khan trong nghiên cứu “The effect of stitch types and sewing thread types on seam strength for cotton apparel” in trên tạp chí International Journal of Scientific & Engineering Research, Volume 6, Issue 7, July-2015/ISSN 2229-5518 đã tiến hành khảo sát và kiểm tra ảnh hưởng của các loại chỉ may và các loại mũi may tới độ bền đường may và ảnh hưởng tới đường may can trên quần áo cotton. Các thí nghiệm được sử dụng cho nghiên cứu bao gồm bốn loại sợi chỉ và hai kiểu mũi may cho trang phục cotton.
Các tính chất được khảo sát là độ bền và hiệu suất đường may. Độ bền của đường may và hiệu suất của vải được xác định bằng máy thử độ bền kéo (Tinius Olsen).
Sử dụng để đo và phân tích cả hai chiều theo hướng sợi dọc và sợi ngang ...
Số liệu thống kê trung bình và thấp (phân tích phương sai ở mức độ 0,05 alpha) được sử dụng để phân tích dữ liệu.
Chỉ may lựa chọn thí nghiệm là loại chỉ thường được sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc, khác nhau về thành phần sợi và cấu trúc:
46
Thread ID Substrate Tex
T1 100% Staple spun polyester thread 27
T2 Polyester core spun with cotton wrap 30
T3 100% Cotton 30
T4 Polyester-wrapped thread with a polyester filament core
Tiến hành thử nghiệm trên một loại vải cotton dệt thoi, lựa chọn đường may thí nghiệm là:
− Đường may mũi thoi loại 300 (301 và 304)
− Đường may mũi xích 400 (401 và 406)
Các tính chất được khảo sát là độ bền và hiệu suất đường may. Độ bền của đường may và hiệu suất của vải được xác định bằng máy thử độ bền kéo (Tinius Olsen) theo tiêu chuẩn ASTM D 1683 – 04. Tiến hành phân tích cả hai chiều theo hướng sợi dọc và sợi ngang ... Số liệu thống kê trung bình và thấp (phân tích phương sai ở mức độ 0,05 alpha) được sử dụng để phân tích dữ liệu.
Mục đích của nghiên cứu này
− Điều tra hiệu suất của các đường may được thực hiện bằng các chỉ may khác nhau.
− Xác định hiệu ứng của các mũi may khác nhau trên cường độ đường may.
− Tìm ra chỉ khâu nào tạo ra độ bền đường may và hiệu quả đường may tốt hơn.
− Xác định mức độ tác động đáng kể của các loại mũi khâu và các loại chỉ khâu trên đường may
Độ bền và hiệu quả của đường may được khảo sát bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu. Có rất ít luận án đáng chú ý và phân biệt đã được thực hiện trên độ bền đường may. Do đó, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà sản xuất hàng may mặc biết loại chỉ phù hợp trên thị trường để lựa chọn đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng về mặt đường may.
47
Qua nghiên cứu đã thiết lập (nếu có) sự khác biệt tồn tại giữa loại mũi may và loại chỉ may lựa chọn ảnh hưởng đến độ bền đường may. Các phân tích thống kê đã chứng minh hiệu quả của các loại mũi may và các loại chỉ may tới độ bền đường may ở mức đáng kể.
Độ bền đường may sẽ khác nhau khi lựa chọn các loại chỉ khác nhau. Phân tích thống kê cũng cho thấy tác động đáng kể và tích cực của các loại chỉ đối với hiệu suất đường may. Độ bền và hiệu suất của đường may có thể phụ thuộc vào loại chỉ và các loại mũi may cho vải cotton khác nhau. Từ đó đưa ra các thông tin lựa chọn chỉ thích hợp cho đáp ứng độ bền đối với loại đường may khác nhau. Nghiên cứu hiện tại có nhiều hạn chế đã chọn nhiều loại chỉ thay vì một. Điều này cũng thêm vào những hạn chế về khái quát hóa của các kết quả nghiên cứu. Dựa trên kết quả của nghiên cứu hiện tại, nó đưa ra khuyến nghị rằng các nhà sản xuất hàng may mặc nên có ý thức hơn về việc sử dụng các loại chỉ thích hợp trong việc sản xuất hàng may mặc; chú ý đến tác dụng của chúng đối với hiệu suất tổng thể của trang phục. Các loại chỉ phải được kiểm tra để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn trước khi vào sản xuất. Người tiêu dùng yên tâm về chất lượng của chỉ may trongthị trường. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng đạt được kết quả mong muốnvới sản phẩm lựa chọn.
Một lần nữa khẳng định, mức độ ảnh hưởng của cấu trúc chỉ may đến sức căng của chỉ trong quá trình thực hiện may liên quan đến việc lựa chọn các thông số công nghệ may, nhóm tác giả Rengasamy R S và Samuel Wesley D trong nghiên cứu” ” Effect of thread structure on tension peaks during lock stitc sewing” in trên tạp chí AUTEX Research Journal, Vol. 11, No1, March 2011 © AUTEX.
http://www.autexrj.org/No1-2011/ 1 đã tiến hành lựa chọn một số loại chỉ may đang thông dụng trên thị trường, khảo sát mức độ ảnh hưởng của chúng tới đường may khi sử dụng tốc độ may khác nhau với sức căng chỉ kim khác nhau. Qua phân tích các yếu tố liên quan, nhận thấy chỉ trong quá trình may chịu lực kéo căng được lặp đi lặp lại ở các tốc độ may, đặc biệt với tốc độ may cao, lực kéo căng sẽ ảnh hưởng đến chỉ gây ra sự giảm bền ảnh hưởng đến độ bền đường may. Do đó, hiểu rõ về
48
quy trình may và yêu cầu cụ thể cho từng loại chỉ là cần thiết để đạt được chất lượng đường may tốt nhất.
Theo nhóm tác giả Bhavesh Rajput, Madhuri Kakde, Sujit Gulhane, Sudhir Mohite và Raichurkar PP trong nghiên cứu “Effect of Sewing Parameters on Seam Strength and Seam Efficiency” – “Ảnh hưởng của các thông số may đến độ bền đường may và hiệu suất đường may” in trên Trends in Textile Engineering &
Fashion Technology, Volume - 4 Issue – 1. Published: August 07, 2018/ ISSN 2578-0271. Chất lượng đường may được xác định bởi sự tương quan giữa các loại vải, cấu trúc của vải, chỉ may và lựa chọn các mũi may và đường may.Hiệu suất của đường may cũng phụ thuộc vào các điều kiện may như kích thước kim, độ căng chỉ may, mật độ mũi may và cuối cùng là điều kiện làm việc phù hợp và việc bảo trì máy may. Mục tiêu của nghiên cứu hiện này là điều tra và xem xét kỹ lưỡng tác động của cấu trúc vải, các loại chỉ may và các loại mũi may về độ bền của đường may và hiệu quả của loại đường may cho vải cotton. Tiến hành thử nghiệm cho nghiên cứu bao gồm hai loại chỉ may và bốn loại mũi may. Độ bền và hiệu quả của đường may được xác định bằng cách sử dụng máy kiểm tra độ bền kéo, phân tích theo cả hai hướng sợi dọc và sợi ngang. Kết quả tiết lộ rằng sự khác biệt liên quan đến độ bền đường may và hiệu suất đường may phụ thuộc vào loại chỉ sử dụng khi may (chỉ bọc polyester với chỉ lõi polyester). Nghiên cứu này cũng hỗ trợ các nhà sản xuất hàng may mặc sử dụng chỉ phù hợp để đạt được các đường may chất lượng .
Bên cạnh mức độ ảnh hưởng của chỉ may đến độ bền đường may, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố khác tới độ bền đường may.
Nghiên cứu của tác giả Ayca Gurarda “Investigation of the Seam Performance of PET/Nylon-elastane Woven Fabrics´ in trên tạp chí Textile Research Journal Vol 78(1): 21–27 DOI: 10.1177/0040517507082636/
www.trj.sagepub.com © 2008 SAGE Publications.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành lựa chọn 2 loại vải vân điểm và vân chéo với 3 loại mật độ khác nhau cùng với 2 loại chỉ lựa chọn để tiến hành thí
49
nghiệm. Do đó, 12 mẫu có thông số kỹ thuật khác nhau đã thu được. Vải thí nghiệm sử dụng sợi bọc nylon-elastane làm sợi ngang và sợi phủ không khí PET làm sợi dọc. Độ bền đường may, độ dạt sợi, lực đâm kim, và hiệu suất đường may được xác định là các thông số ảnh hưởng đến chất lượng đường may. Mục đích của việc nghiên cứu này là xác định các điều kiện may phù hợp để đạt được hiệu suất đường may tốt nhất. Qua nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu suất và chất lượng đường may phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như độ bền đường may, dạt sợi, nhăn, hình dáng và các sợi liên kết. Các thông số quan trọng nhất có ảnh hưởng đến độ bền đường may là cấu trúc vải, xử lý hóa chất hoàn thiện của vải, độ dày kim và chỉ may. Hàm lượng xơ, cấu trúc sợi, độ chặt và mật độ vải cũng là thành phần quan trọng tạo nên cấu trúc vải ảnh hưởng đến độ bền của đường may. Bên cạnh đó các yếu tố thiết bị như kim hay yếu tố công nghệ như tốc độ may, mật độ mũi may cũng cần được chú trọng trọng để tạo nên đường may đạt chất lượng.
Bên cạnh những nghiên trên, một loạt các đề tài nghiên cứu về độ bền đường may trong nước cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình “Nghiên cứu những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ bền đường may và mối quan hệ của các yếu tố” in trên tạp chí Khoa học Công nghệ, 15/09/2014. Tác giả đã nhận định độ bền đường may là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định độ bền và chất lượng sản phẩm. Các yếu tố về độ bền, độ phẳng, tuổi thọ, tính phù hợp với nguyên liệu, và các yếu tố công nghệ tác động trong quá trình may cũng như tác động của nhiều yếu tố như biến dạng kéo, uốn, ma sát, nhiệt độ ánh sáng… làm ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của sản phẩm. Vậy để chất lượng đường may đáp ứng tốt các yêu cầu về độ bền, độ co sau may và trong quá trình sử dụng phải phù hợp với sản phẩm về độ bền màu, độ mài mòn, độ bền nhiệt, hoá chất …Muốn vậy, chỉ may phải chọn loại có chất lượng tốt, phù hợp với các loại nguyên phụ liệu khác trên sản phẩm và việc xác định mật độ mũi may tuỳ thuộc vào kiểu đường may. Từ các nguyên nhân trên, chúng ta cần có những nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu như mật độ mũi may, độ bền chỉ may nhằm góp phần tạo ra hiệu quả đường
50
may cao đối với một số loại vải may mặc. Đối tượng nghiên cứu của tác giả là tiến hành thực nghiệm khảo sát ảnh hưởng các yếu tố trong đó chú trọng là yếu tố mật độ mũi may tới độ bền đường may trên ba loại vải có chất liệu sợi nhân tạo, sợi thiên nhiên và sợi pha. Lọai nguyên liệu có cấu trúc là vân điểm và có khối lượng trung bình với 3 loại chỉ Chỉ Phong Phú, chỉ Coats/Astra, staple spun polyester có chi số lần lượt là 40/2, 40/3, 50/2. Từ đó xác lập mối quan hệ của các yếu tố tới độ bền đường may và ảnh hưởng của từng yếu tố trên đường may lựa chọn khảo sát là 301.
Theo nghiên cứu của Ths. Lê Thị Phương Thảo, tác giả đã chọn đề tài “ Xác định hệ số giảm bền của chỉ và hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi thực hiện may một số loại vải may mặc sản xuất áo khoác nhiều lớp” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền đường may, xác định hệ số hiệu dụng của đường may mũi thoi và hệ số giảm bền của chỉ khi thực hiện trên đường may mũi thoi trên vải may áo khoác nhiều lớp để lựa chọn chi số chỉ phù hợp khi may. Đối tượng nghiên cứu của tác giả là loại vải tráng phủ chống thấm có trọng lượng là 190 g/m2.
Vải nền có thành phần nguyên liệu 100% PET, tráng phủ nhựa PU dùng để may áo khoác nhiều lớp, chi số chỉ là sợi xe 3, chi số kim và mật độ mũi may khác nhau.
Xác định độ bền đường may mũi thoi 301, độ bền kéo đứt băng vải và độ bền kéo đứt vòng chỉ đều phải tiến hành xác định độ bền kéo đứt theo tiêu chuẩn ISO 13935-1. Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng riêng biệt của từng yếu tố công nghệ may đến độ bền của đường may tác giả nhận thấy chỉ còn hai yếu tố là chi số chỉ và mật độ mũi may có ảnh hưởng thực sự tới độ bền đường may, còn yếu tố chi số kim có ảnh hưởng nhưng không đáng kể tới độ bền đường may trên loại vải tráng phủ nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của Ths. Nguyễn Ngọc Thọ, nội dung luận văn “Nghiên cứu xác định điều kiện may tối ưu thực hiện đường may mũi thoi trên vải dệt kim” đã nêu ra những nhận định vải dệt kim đan ngang một mặt phải được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là các sản phẩm may mặc như áo T-Shirt, Polo-Shirt, Hi-neck, quần áo thể thao,… Đặc điểm chung của nhóm sản phẩm này là tiếp xúc trực tiếp
51
với bề mặt cơ thể nên yêu cầu vải và đường may phải mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hồi đem lại tính tiện nghi cho người mặc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ và sử dụng của sản phẩm, về kết cấu may, trong các sản phẩm này vẫn phải sử dụng một số đường may mũi thoi như: đường diễu nẹp, đường tra cổ, đường diễu nách, đường may túi, xẻ tà áo,... Khi thực hiện đường may mũi thoi trên vải dệt kim nói chung và vải đan ngang một mặt phải nói riêng, sự không tương thích về độ co giãn giữa vải và đường may là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đứt chỉ, phá hủy đuờng may trong quá trình sử dụng sản phẩm làm giảm độ bền sử dụng của đường may và sản phẩm. Từ đó, đã tập trung khảo sát ảnh hưởng riêng biệt và đồng thời của hai yếu tố công nghệ may quan trọng nhất đến độ bền đường may trên vải dệt kim đan ngang một mặt phải là mật độ mũi may và cặp chi số kim – chỉ may, từ đó đề xuất các biện pháp công nghệ may tối ưu nhằm nâng cao độ bền đường may. Đối tượng thực nghiệm của tác giả là vải dệt kim Single Jerseys thành phần 100% cotton, chỉ có thành phần 100% PET xe 3 và có hướng xoắn Z với các chi số 60/3 ; 50/3 ; 40/3 ; 30/3 ; 20/3 do công ty Coast Phong Phú TPHCM sản xuất. Tác giả sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm Design Expert qua phân tích phương sai và quy hoạch thực nghiệm đã xác định quy luật biến thiên ảnh hưởng của các yếu tố theo phương trình hai biến bậc hai từ đó đưa ra cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp công nghệ may tối ưu nhằm nâng cao giá trị độ bền đường may, đảm bảo chất lượng sản phẩm may trong thực tiễn sản xuất sản phẩm.
Luận văn thạc sĩ khoa học, Ths Tăng Thị Như Hà: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ may đến độ bền đường may vải dệt thoi đàn tính” tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của ba yếu tố công nghệ may là: sức căng chỉ kim, mật độ mũi may và tốc độ máy đến độ bền đường may vải dệt thoi đàn tính và vải dệt thoi không đàn tính, so sánh mức độ ảnh hưởng của 3 thông số công nghệ đó đối với hai loại vải dệt thoi đàn tính và vải dệt thoi không đàn tính, nhằm giúp cho việc lựa chọn các thông số công nghệ may tối ưu cho quá trình may với hai loại vải dệt thoi đàn tính và vải dệt thoi không đàn tính.