Chương 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại chi may tới độ nhăn đường may và
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại chỉ may tới độ bền đườ ng may khi may
Điều kiện thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại chỉ đến độ nhăn đường may: cố định mật độ mũi may là 6 mũi/cm, chi số kim 14, tốc độ may là 3500 vòng/
pút, lực nén cân vịt
Để đảm bảo độ tin cậy mỗi phương án thí nghiệm đo độ bền kéo đứt lặp đi lặp lại 5 lần, tổng số có 60 mẫu đường may được thực hiện và thí nghệm tại Phòng thí nghiệm Dệt may – Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang Đại học Bách Khoa Hà Nội có kết quả như sau:
• Ảnh hưởng của các loại chỉ T1, T2, T3, T4 tới độ bền đường may vải 1 (Cotton pha sợi lanh)
Bảng 3.1. Kết quả xác định độ bền đường may trung bình của 5 lần thí nghiệm cho từng loại chỉ khi may vải 1
Độ bền đường may (N) Loại chỉ may
Mẫu thử T1 T2 T3 T4
1 169.29 224.86 205.63 211.92
2 216.53 260.33 208.54 181.56
3 194.27 242.48 194.26 223.46
4 180.08 228.89 201.58 196.21
5 206.65 256.26 204.05 215.12
Giá trị độ bền đường may trung
bình(N) 193.36 242.56 202.81 205.65
Tiến hành sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để xác định ảnh hưởng của các loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải 1, có được bảng số liệu sau:
Bảng 3.2. Kết quả phân tích phương sai của loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải 1 sau khi xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
117
Anova: Single Factor SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
T1 5 966.82 193.364 367.5061
T2 5 1212.82 242.564 250.907
T3 5 1014.06 202.812 29.23457
T4 5 1028.27 205.654 278.9079
ANOVA Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 7014.494 3 2338.165 10.09401 0.000567 3.238872 Within Groups 3706.222 16 231.6389
Total 10720.72 19
n = 20
a = 5
SS(T) = 10720.72
SS(A) = 7014.494 ʋ A = 4 SS(E) = 3706.222 ʋ E = 15
FA = 10.09401 Fth = 3.238872
H = 11.55 χ2 7.81413
Nhận thấy mức độ chênh lệch FA = 10.09401 > Fth = 3.238872, trong đó giá trị quan trọng Pvalue = 0.000567→ P-Pvalue = 0.95 - 0.000567 = 0.949433. Như vậy, có thể thấy rằng, có nhận thấy mức độ ảnh hưởng của loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải 1 với mức độ tin cậy 94.94%.
- Sử dụng trắc nghiệm kiểm định phi tham số Kruskal Wallis để kiểm định mức độ ảnh hưởng của yếu tố chỉ may tới độ bền đường may
118
+ Xác định giá trị χ: α = 0.05, k = 4 → df = k -1 = 3. Tra bảng giá trị tới hạn χ2= 7.81473
+ Giả thiết H là giá trị ảnh hưởng đến độ bền đường may
H ≥ χ2 → chứng tỏ yếu tố kiểm nghiệm có ảnh hưởng đến độ bền đường may của vải 1.
H < χ2 → chứng tỏ yếu tố kiểm nghiệm không ảnh hưởng đến độ bền đường may đường may của vải V1.
Giá trị: H xác định theo chuẩn Kruskal Wallis bằng công thức:
H = - 3(n+1) (3.1)
n: tổng số lần thí nghiệm xác định độ bền trên vải 1 của các loại chỉ may khảo sát
→ n = 20 Ni = 5
Ri: số thứ tự xác nhận của độ bền đường may trên vải 1 của chỉ T1/T2/T3/T4 Thực hiện xác định H từ các thông số đã có:
H = 11.55 > χ2= 7.81413 chứng tỏ có sự tác động thực sự tới giá trị độ bền đường may trên vải V1 chịu ảnh hưởng từ các loại chỉ đã chọn để nghiên cứu.
• Ảnh hưởng của các loại chỉ T1, T2, T3, T4 tới vải 2 (100% Cotton) Bảng 3.3. Kết quả xác định độ bền đường may trung bình của 5 lần thí nghiệm cho từng loại chỉ khi may vải V2
Độ bền đường may (N) Loại chỉ may
Mẫu thử T1 T2 T3 T4
1 312.34 226.48 232.85 232.55
2 272.05 233.49 251.60 256.29
3 265.32 249.88 278.62 314.74
4 279.73 242.56 242.86 249.45
5 286.75 230.69 265.89 286.24
Giá trị độ bền đường may trung
bình(N) 283.24 236.62 254.36 267.86
119
Tiến hành sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để xác định ảnh hưởng của các loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải V2, có được bảng số liệu sau:
Bảng 3.4. Kết quả phân tích phương sai của loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải V2 sau khi xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Anova: Single Factor SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
T1 5 1416.19 283.238 329.4482
T2 5 1183.1 236.62 89.72315
T3 5 1271.82 254.364 331.009
T4 5 1339.27 267.854 1063.787
ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 5895.007 3 1965.002 4.333049 0.020438 3.238872 Within Groups 7255.869 16 453.4918
Total 13150.88 19
n = 20
a = 5
SS(T) = 13150.88
SS(A) = 5895.007 ʋ A = 4 SS(E) = 7255.869 ʋ E = 15
FA = 4.333049 Fth = 3.238872
H = 9.3 χ 7.81413
Nhận thấy mức độ chênh lệch FA = 4.333049 > Fth = 3.238872 , trong đó giá trị quan trọng Pvalue = 0.020438 → P-Pvalue = 0.95- 0.020438 = 0.929562. Như vậy,
120
có thể thấy rằng, có nhận thấy mức độ ảnh hưởng của loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải V2 với mức độ tin cậy 92.95%.
H = 9.3 > χ2 = 7.81413 chứng tỏ có sự tác động thực sự tới giá trị độ bền đường may trên vải V2 chịu ảnh hưởng từ các loại chỉ đã chọn để nghiên cứu. .
• Ảnh hưởng của các loại chỉ T1, T2, T3, T4 tới vải 3 (Cotton pha PET/Spandex)
Bảng 3.5. Kết quả xác định độ bền đường may trung bình của 5 lần thí nghiệm cho từng loại chỉ khi may vải V3
Độ bền đường may (N) Loại chỉ may
Mẫu thử T1 T2 T3 T4
1 293.33 279.44 192.90 357.56
2 319.97 275.81 303.56 359.26
3 317.04 298.22 247.79 375.33
4 298.46 269.94 252.1 346.03
5 321.77 299.03 244.06 382.05
Giá trị độ bền đường may trung
bình(N) 310.11 284.49 248.08 364.05
Tiến hành sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để xác định ảnh hưởng của các loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải V2, có được bảng số liệu sau:
Bảng 3.6. Kết quả phân tích phương sai của loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải V3 sau khi xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
Anova: Single Factor SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
T1 5 1550.57 310.114 174.6227
T2 5 1422.44 284.488 178.118
121
T3 5 1240.41 248.082 1538.817
T4 5 1820.23 364.046 210.2557
ANOVA Source of
Variation SS df MS F
P-
value F crit Between
Groups 35644.8 3 11881.6 22.6121
5.35E-
06 3.238872 Within
Groups 8407.253 16 525.4533
Total 44052.06 19
n = 20
a = 5
SS(T) = 44052.06
SS(A) = 35644.8 ʋ A = 4 SS(E) = 8407.253 ʋ E = 15
FA = 22.6121 Fth = 3.238872
H = 14.87 χth 7.81413
Nhận thấy mức độ chênh lệch FA = 22.6121> Fth = 3.238872, trong đó giá trị quan trọng Pvalue = 5.35E-06 → P-Pvalue = 0.95 - 5.35E-06 0.95 . Như vậy, có thể thấy rằng, có nhận thấy mức độ ảnh hưởng của loại chỉ may tới độ bền đường may trên vải V3 với mức độ tin cậy xấp xỉ 95%.
H = 14.87 > χ2= 7.81413 chứng tỏ có sự tác động thực sự tới giá trị độ bền đường may trên vải V3 chịu ảnh hưởng từ các loại chỉ đã chọn để nghiên cứu.
• Dựa vào kết quả thí nghiệm đo độ bền đường may khi thực hiện may với các loại chỉ khác nhau. Tác giả vẽ được đồ thị thể hiện sự chênh lệch về độ bền đường may trên các loại vải khác nhau khi thực hiện đường may với các loại chỉ thí nghiệm T1/T2/T3/T4.
122
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về độ bền đường may khi thực hiện đường may với chỉ T1/T2/T3/T4 trên các loại vải V1/V2/V3.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T2 khi được may trên vải V1 thì độ bền đường may là tốt nhất, đây là loại chỉ có lõi PET spun bọc cotton, chỉ may T3 và chỉ may T4 khi được may thì có độ bền tương đương nhau, so với độ bền của 3 loại chỉ trên thì chỉ T1 khi được may trên vải V1 cho đường may có độ bền thấp hơn.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T1 khi được may trên vải V2 thì độ bền đường may là tốt nhất, đây là loại chỉ sử dụng 100% staple spun PET, sau đó đến chỉ may T4 với lõi là filament PET bọc PET, đường may kém bền nhất khi sử dụng may cho V2 được thực hiện bởi chỉ T2 có lõi PET spun bọc cotton.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T4 khi được may trên vải V3 thì độ bền đường may là tốt nhất, đây là loại chỉ với lõi là filament PET bọc PET, sau đó đến chỉ may T1 là chỉ 100% PET staple spun, chỉ T2 khi may với vải V3 cho đường may có độ bền thấp hơn, giá trị độ bền đường may kém nhất khi sử dụng may cho V3 được thực hiện bởi chỉ T3 là chỉ 100% cotton.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T1 khi được may trên vải V3 có độ bền đường may là lớn nhất, đây là loại vải cotton pha PET/spandex, độ bền đường may
123
giảm hơn khi thực hiện may trên vải V2 có thành phần 100% cotton, đường may kém bền nhất khi sử dụng may cho V1 là vải cotton pha sợi lanh.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T2 khi được may trên vải V3 thì độ bền đường may là tốt nhất, đây là loại vải cotton pha PET/spandex độ bền đường may giảm hơn khi thực hiện may trên vải V1 là vải cotton pha sợi lanh, đường may kém bền nhất khi sử dụng may cho V2 có thành phần 100% cotton.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T3 khi được may trên vải V2 thì độ bền đường may là tốt nhất, đây là loại vải có thành phần 100% cotton, độ bền đường may giảm hơn khi thực hiện may trên vải V3, đường may kém bền nhất khi sử dụng may cho V1.
- Thông qua biểu đồ nhận thấy, chỉ may T4 khi được may trên vải V3 thì độ bền đường may là tốt nhất, đây là loại vải có thành phần cotton pha PET/spandex, độ bền đường may giảm hơn khi thực hiện may trên vải V2, đường may kém bền nhất khi sử dụng may cho V1.
Sau khi thực hiện phương pháp so sánh trên biểu đồ excel, kết hợp với phân tích ANOVA và xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bằng trắc nghiệm Kruskal Wallis mới đưa ra được nhận xét về mức độ ảnh hưởng của yếu tố chỉ may, vải may tới độ bền đường may. Để đánh giá được độ tương thích của độ bền đường may với vải được may, cần phải kiểm tra giá trị hiệu dụng của đường may. Theo công trình nghiên cứu, một đường may đạt yêu cầu về độ bền là đường may có hệ số hiệu dụng lớn hơn 0.8. Hay giá trị hiệu dụng đường may Hs nằm trong khoảng: 0.8 ≤ Hs ≤ 1.