Phương pháp thực nghiệm đo độ nhăn, độ bền đường may

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 104 - 109)

Để có thể xác định độ nhăn đường may, sử dụng các dụng cụ đo độ nhăn đường may theo tiêu chuẩn AATCC 88B - 2014. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới được xây dựng trên cơ sở phương pháp đo chủ quan độ nhăn đường may.

Sử dụng bộ ảnh tiêu chuẩn được AATCC 88B – 2014 sản xuất nhằm đánh giá đường may thực tế trên sản phẩm có được chấp nhận hay không. Tiêu chuẩn gồm 5 cấp độ chỉ ra sự thay đổi mức độ nhăn của vải trên đường may, từ 1 đến 5,

92

cấp 1 là xấu nhất và cấp 5 là tốt nhất. Phương pháp này đánh giá độ phẳng của đường may trên vải sau giặt, dựa trên sự quan sát của nhân viên thí nghiệm trong phòng tối với những điệu kiện quy định. Việc đánh giá sử dụng ánh sáng chuẩn và tầm nhìn bằng cách việc so sánh các mẫu vải với các tiêu chuẩn tương ứng. Thiết bị và dụng cụ đo gồm :

1. Máy giặt whirpool

2. Máy sấy thùng quay tự động

3. Các thiết bị sấy và làm khô bằng cách để chảy nhỏ giọt 4. Một thùng thí nghiệm 9,5l

5. Bột giặt tiêu chuẩn AATCC 88B - 2014 6. Vật cân bằng trọng tải kích thước

7. Ánh sáng và vùng đánh giá được tiến hành trong phòng tối, sử dụng đèn chiếu từ trên cao xuống.

8. Chuẩn bị những tấm dưỡng chụp ảnh độ phẳng đường may tiêu chuẩn AATCC 88B – 2014 cho đường may một kim và đường may hai kim.

9. Quy trình làm khô: phơi phẳng 10. Cân loại 5kg hoặc 10 1b

Hình 2.3. Cấp độ nhăn đường may AATCC 88B – 2014 - Các mẫu thí nghiệm

1. Chuẩn bị 3 mẫu thí nghiệm kích thước 38x38cm (15x15inch) cắt dọc song song với chiều dài và khổ vải. Nếu có thể, mỗi mẫu thí nghiệm bao gồm các nhóm sợi

93

theo canh sợi dọc và khổ vải khác nhau. Đánh dấu những mẫu để chỉ hướng theo canh sợi dọc đề phòng bị tước sợi trong khi giặt

2. Những mẫu thí nghiệm để cho các đường may chạy dọc ở giữa các mẫu thử sau khi được cắt theo hướng sợi dọc. Nếu như vải bị nhăn ta có thể là phẳng trước khi giặt cẩn thẩn tránh làm thay đổi chất lượng đường may.

- Các bước thực hiện 1. Giặt tiêu chuẩn..

2. Sấy

3. Giặt lại và tiếp tục sấy thêm theo một số chu trình sấy nào đó.

4. Trước khi đánh giá, điều kiện trước hết và sau đó là điều kiện mẫu thử ghi trong ASTM D1776. Điều kiện vật liệu dệt để thí nghiệm là: áp suất 21 + 10C (70 + 20F) và 65 + 2%RH. Treo từng mẫu ở 2 phía đầu góc dọc theo canh sợi dọc theo chiều thẳng đứng để không bị rách mẫu.

- Đánh giá

1. Ba người quan sát chuyên môn sẽ đánh giá từng mẫu thử riêng biệt.

2. Đèn huỳnh quang treo ở phía trên là nguồn sáng duy nhất để đánh giá. Tắt tất cả các đèn ở trong phòng.

3. Người quan sát đứng thẳng trực tiếp trước mẫu, cách bàn 120 + 3cm (4ft + 1 inch).

4. Đặt mẫu thử lên trên bàn quan sát, để đường may theo hướng thẳng đứng. Để mẫu dưỡng độ phẳng đường may 1 kim tiêu chuẩn bên cạnh mẫu thử để thuận tiện cho việc so sánh.

5. Hạn chế quan sát những vùng bị ảnh hưởng bởi đường may và không quan tâm tới ngoại quan của vải ở xung quanh.

6. Xác định mức độ từ 1-5 của hình ảnh chuẩn tương ứng nhất với ngoại quan của đường may trên mẫu thử.

7. Mức độ phẳng của đường may SS-5 tương ứng với tiêu chuẩn số 5, là đường may đạt yêu cầu nhất. Mức độ SS-1 tương ứng với tiêu chuẩn 1, đường may chất lượng xấu nhất.

94

- Báo cáo

1. Độ phẳng đường may trên vải.

1.1. Tính trung bình của 9 lần quan sát thực hiện trên từng mẫu thử (mỗi mẫu may x 3 lần quan sát x 3 mẫu khác nhau). Giá trị trung bình của kết quả đo lấy chính xác đến một số sau dấu phẩy, đó chính là đơn vị đo của phép thử này.

1.2. Cần nêu rõ trong báo cáo phép thử tiến hành với đường may đơn hay đường may kép ( 2 đường song song).

2. Các bước của quá trình giặt (số Arập và chữ số La mã) và quá trình sấy (chữ cái và chữ in hoa) trong bảng 2, cũng như dạng của vật cân bằng tải trọng (số Arập).

Nếu có sự khác thường so với quy định trong các quá trình đã nêu, ví dụ: thay đổi chu trình giặt, giảm hoặc tăng lượng bột giặt so với bình thường cần phải chú thích rõ ràng.

2.3.1.2. Phương pháp thực nghiệm đo độ bền đường may

Để xác định độ bền đường may, sử dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 13935-1- 1999, nhằm xác định lực lớn nhất làm đứt đường may theo phương pháp băng vải.

Mục đích của việc xác định độ bền đường may trên máy kéo đứt băng vải nhằm đánh giá sức chịu đựng của đường may trên vải khi tác động lực thẳng góc với đường may trên vải. Nó giúp cho nhà sản xuất may mặc đánh giá được hiệu suất đường may khi biết được độ bền kéo đứt băng vải.

Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho vải dệt thoi, không áp dụng cho vải đàn hồi, vải địa,vải không dệt,vải tráng phủ, vải thủy tinh, vải dệt từ sợi cacbon hoặc vải dệt từ sợi dệt polyolefin.

− Mẫu vải có đường may để thử có thể được lấy từ các sản phẩm may mặc hoặc chuẩn bị từ mẫu vải bên ngoài rồi tạo ra đường may trên đó.

− Đường may sử dụng là đường may thẳng, không dùng đường may vòng.

− Thiết bị kéo đứt băng vải là loại máy có tốc đọ kéo giãn băng vải với hệ số kéo giãn không đổi.

− Chuẩn bị mẫu thử có đường may (đơn vị sử dụng trong hình vẽ là mm):

95

Thực hiện đường may mũi thoi trên mẫu lớn

→ Từ mẫu lớn của phòng Thí nghiệm, cắt ra ít nhất 05 mẫu thử có chiều rộng 100 mm như hình vẽ

Hình 2.4. Mẫu vải thí nghiệm có đường may và chỉ dẫn cắt mẫu thử 1- Đường cắt

2- Đường may

3- Chiều dài mẫu trước khi may

Trên mỗi mẫu thử, cắt bỏ đi 4 phần có gạch chéo trên hình vẽ

Hình 2.5. Mẫu thí nghiệm – diện tích gạch cắt bỏ đi

Mẫu thí nghiệm cuối cùng có hình dạng như hình vẽ 2.6.

Hình 2.6. Mẫu đã chuẩn bị để tiến hành thí nghiệm

96

- Sử dụng máy kiểm tra độ bền kéo TENSILON – RTC 1250A để tiến hành thí nghiệm. Máy kéo mẫu với tốc độ không đổi. Trên máy có thiết kế 2 hàm kẹp trên, dưới để mắc mẫu, có thang đo lực và thước đo độ giãn của mẫu. Mẫu được mắc trong kẹp trên và kẹp dưới với khoảng cách 200±1mm. Đặt tải trọng ban đầu cho mẫu để mẫu đạt độ căng xác định sau đó tiến hành kéo đứt mẫu. Tại thời điểm mẫu bị đứt đọc độ bền đứt và độ giãn đứt trên thiết bị đo. Máy kéo đứt có tốc độ 100 mm/ph

- Nhiệt độ và ẩm độ trong phòng thí nghiệm để điều hòa mẫu và tiến hành thí nghiệm tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 1748 : 2007, ISO 139 : 2005.

+ Môi trường chuẩn phải có nhiệt độ 200C và độ ẩm tương đối 65,0%. Môi trường thay thế chuẩn phải có nhiệt độ 230C và độ ẩm tương đối 50,0%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)