Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 71 - 93)

1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp

1.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp

Qua phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước, trong phạm vi luận văn của mình, tác giả tiến hành lựa chọn phân tích, nghiên cứu về chỉ may và ảnh hưởng của chỉ đến chất lượng đường may trên sản phẩm áo sơ mi cao cấp. Để từ đó tiến hành đưa ra các thực nghiệm khảo sát trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.

1.3.3.1 Chỉ may trong sản xuất may công nghiệp [2], [3], [29]

a. Khái niệm

Chỉ may là phụ liệu quan trọng nhất ngành may mặc, cần phải cần có chỉ mới kết nối các mảnh vải lại với nhau tạo nên một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh. Vải được coi là gạch trong xây dựng thì chỉ như là vữa xi măng vậy. Chỉ may là thành phần không thể tách rời của ngành may mặc. Chức năng cơ bản của chỉ là để tạo hiệu ứng thẩm mĩ và thực hiện nhiệm vụ may ghép các bộ phận chi tiết với nhau Theo định nghĩa được đưa ra bởi ASTM thì chỉ may là các sợi mềm dẻo, dễ uốn, đường kính sợi nhỏ, rất đều, thường được xử lý gia công bề mặt ngoài bằng cách nhuộm, quét dầu. Chỉ dùng để may ghép hai hay nhiều miếng vải hoặc vật dụng với nhau thông qua đường may. Nó có thể được đưa ra bởi độ nhẵn, đều, gia công xử lí bề mặt thông qua quá trình hoàn tất để làm cho chỉ có độ bền khi di chuyển qua mắt kim và xuyên qua vải trong quá trình may.

59

b. Phân loại chỉ may

Chỉ may có thể được làm từ các nguyên liệu khác nhau như: xơ có nguồn gốc tự nhiên như bông, len, tơ tằm …, Nguồn gốc nhân tạo như Vixco, PES, PA, PAN,

… hay kết hợp cả hai nguyên liệu trên. Các loại chỉ may khác nhau có tính chất riêng biệt khác nhau. Có thể phân biệt chỉ may theo nhiều cách sau đây.

Phân loại chỉ may theo nguyên liệu gia công

Tùy theo nguyên liệu gia công mà ta có các loại chỉ bông, chỉ len, chỉ tơ tằm, chỉ PeCo,… Dưới đây là một số loại nguyên liệu phổ biến dùng làm chỉ may và mục đích sử dụng của chúng.

+ Cotton: Chỉ xe săn truyền thống, sử dụng chung

+ Cotton/Polyester: Một sợi cotton với một sợi lõi polyester có khả năng kéo giãn ít nhưng lại giữ được hình dáng của sợi cotton, bền và không óng ánh

+ Sợi lanh: Sợi xe săn. Có thể trộn để tăng độ bền và khả năng chống mốc, dùng may yên ngựa bằng da truyền thống, túi xách và các phụ kiện

+ Kim loại: Một lớp kim loại phủ ngoài tạo ra sản phẩm màu sắc rực rỡ và lấp lánh + Nylon: Tơ filament đơn có khả năng bị nung nóng chảy khi là. Thường được phổ biến hơn PES, rất bền, tỏng suốt

+ PE: Sợi pha tổng hợp, bền và giãn hơn cotton, bông

+ Rayon: Làm từ cellulose nhưng thành phần xơ tự nhiên không nhiều + Tơ: Rất mảnh, thời gian phân hủy lâu

+ Len: chỉ dày hơn, thô, đơn giản

Phân loại chỉ may theo cấu trúc chỉ

Chỉ làm từ sợi kéo, từ xơ cắt ngắn gồm có xơ cắt ngắn: Có thể dùng nhiều loại xơ nhưng xơ phổ biến nhất là PES. Hai tới sáu sợi được se lại với nhau, có độ đàn hồi và độ bền mài mòn tốt. Chỉ làm từ sợi lõi xơ cắt ngắn gồm có sợi Filament polyester hoặc nylon được bao quanh bởi xơ cắt ngắn thường là bông và polyester. Chỉ từ sợi lõi có độ vặn đường may ít hơn và đường may ít nhăn hơn chỉ làm từ sợi xơ cắt ngắn khi mà kim xuyên qua vải

60

Sợi lõi: Được bọc bông, bền và ho cảm giác dễ chịu. Ngoài ra chỉ từ sợi lõi sử dụng bông là lý tưởng cho quần áo 100% được nhuộm. Chỉ từ sợi lõ có khả năng may tốt hơn chỉ từ sợi cắt ngắn có cùng kích thước. Ngoài ra độ săn có thể bị tở bớt ra khỏi sợi kéo từ xơ cắt ngắn trong quá trình may làm cho chỉ kém bền hơn.

Chỉ Filament: có thể là filament đơn hoặc multifilament

Chỉ filament đơn: bao gồm chỉ một sợi filament nylon. Các chỉ này không dễ nhìn thấy trong hàng may mặc có màu sắc bất kỳ do có màu trong suốt. Sử dụng sợi này giảm thời gian dự trữ chỉ tới mức thấp nhất. Chỉ monofilament rất bền cho nhiêu loại vải. Nó có độ bền mài mòn cao, cứng và rất trơn làm cho nó khó xử lý. Khi chỉ này bị đứt nó nhanh chóng tuột mũi ra và đầu chỉ có thể kích thích da người mặc.

Do vậy nó chỉ dùng cho quần áo giá rẻ và hay dùng cho các đường may viền

Chỉ multifilament: Gồm nhiều sợi filament đơn được xe lại với nhau. Các filament cũng có thể được dính lại với nhau để hình thành sợi dính kết. Loại chỉ này thường sử dụng trong hàng bọc nội thất và sản phẩm giày là các sản phẩm yêu cầu độ bền cao

Phân loại chỉ may theo chức năng hoàn tất.

Tùy theo sản phẩm may có chức năng khác nhau mà sử dụng cho chống cháy, chống, chống mốc, chống thấm nước, chống tia UV, chống tia phóng xạ, chỉ từ tính…

c. Tính chất của chỉ may

Các tính chất quan trọng nhất của chỉ may liên quan đến chất lượng, công năng, khả năng may là màu chỉ, độ bền, độ đồng đều, loại xơ, chất xử lý hoàn tất, cỡ chỉ, độ săn, độ co, độ đàn hồi, độ giãn dài và cấu trúc.

− Màu chỉ: Màu chỉ tác động đến chất lượng. Màu, ánh màu và độ bóng, tất cả nên được xem xét. Hàng may mặc chất lượng cao nhất sử dụng màu của chỉ hợp với màu chủ đạo của vải. Để hợp màu tốt nhất, thường màu chỉ hơi sẫm hơn màu của vải. Để tiết kiệm chi phí, có thể dùng màu cơ bản như trắng và đen ở các khu vực không nhìn thấy.

61

− Độ bền của chỉ là quan trọng đối với độ bền lâu của mũi may và đường may.

Đứt chỉ liên tục do chỉ kém bền trong quá trình may quần áo có thể làm hỏng kế hoạch sản xuất và dẫn đến đường may kém bền; tuy nhiên, chỉ bền lại không phải luôn luôn là điều tốt.

+ Độ bền đứt cao: thông thường chỉ may cần bền hơn vải để không bị đứt khi may, giặt và sử dụng

+ Độ bền mài mòn, uốn, nén, xoắn, ma sát trên máy may tốc độ cao với các loại ứng suất và biến dạng lặp đi lặp lại với tần suất cao trên chỉ may làm giảm đáng kể các tính năng và độ bền của chỉ sau khi may. Tốc độ máy may, chế độ cài đặt máy và chỉ may quyết định đến ứng suất và biến dạng chỉ may

+ Độ bền màu: Là khả năng giữ màu của chỉ khi giặt, ánh sáng, mồ hôi, hóa chất, là ủi,…

Hai khía cạnh quan trọng nhất của độ bền là độ bền tương đối và độ bền vòng. Độ bền tương đối và độ bền vòng thích hợp phải được xác định khi chọn chỉ.

Độ bền tương đối được xác định như sau:

+ Độ bền tương đối = Lực kéo lớn nhất

+ Lực kéo lớn nhất là lực ghi lại tại thời điểm chỉ bị đứt + Độ mảnh = khối lượng chỉ (gam)/ chiều dài chỉ (1000m)

+ Dải độ mảnh của chỉ từ 18-80 tex hoặc 18 gam/1000 mét và 80 gam/1000 mét.

Một số loại phổ biến hơn là tex 40 được dùng cho các lĩnh vực có độ bền cao và tex 27 cho may nói chung.

+ Đối với quần áo thông thường, độ bền tương đối của chỉ phải tương hợp với độ bền của vải – không bao giờ được bền hơn. Nếu chỉ may bền hơn vải thì vải sẽ bị xé trước khi chỉ đứt. Vải bị xé thường khó sửa chữa hơn đường may bị đứt. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm công năng cao, như là đai an toàn ở chỗ ngồi và dù và túi khí trong ô tô, bạn không bao giờ muốn chỉ kém bền.

62

+ Độ bền vòng là tải trọng cần để làm đứt một chiều dài chỉ được tạo vòng bằng một chiều dài khác của cùng loại chỉ. Thí nghiệm này là chỉ số tốt của độ bền mũi may.

- Độ đều của chỉ: Yêu cầu chỉ may cần có độ đều cao, mềm mại không có lỗi, không xù lông, không xoắn, không vón cục….đảm bảo chỉ cóc thể đi qua các bộ phận công tác trên máy may một cách dễ dàng.

Các đoạn chỉ to không thể tự do đi qua các bộ phận tiếp xúc với chỉ của máy may có thể dẫn tới đứt chỉ trong khi may. Các đoạn chỉ mỏng có thể kém bền và gây ra đứt trong khi may hoặc mặc.

- Cỡ chỉ: Các loại vải nặng yêu cầu chỉ to hơn và vải nhẹ hơn yêu cầu chỉ mảnh hơn. Cho là xơ để sản xuất chỉ như nhau, chỉ càng to thì càng bền. Các loại chỉ to hơn bị mài mòn do diện tích tiếp xúc lớn hơn. Chỉ to hơn cũng có thể gây ra nhảy mũi. Do kim xuyên vào vải, chỉ làm thay đổi vị trí của sợi gần với lỗ kim. Nếu chỉ quá to, sự dịch chuyển này có thể gây ra nhảy mũi may. Mật độ vải càng cao và chỉ càng to, thì cơ hội cho nhảy mũi may do dịch chuyển càng lớn. Để giảm sự nhảy mũi tới mức thấp nhất, nên dùng chỉ mảnh nhất có thể.

- Độ săn của chỉ

Hầu hết chỉ có hướng xoắn Z - là hướng xoắn phổ biến nhất được dùng trong chỉ may.

Cách xe sợi ảnh hưởng đến độ ổn định của chỉ. Độ săn là quan trọng. Độ săn quá lớn làm cho chỉ bị xoắn kiến, dẫn đến chỉ bị xoắn vòng. Chỉ bị xoắn kiến làm cho vòng chỉ kim nghiêng ra xa cơ cấu móc vòng chỉ trong quá trình may dẫn đến mũi may bị nhảy hoặc tạo mũi may xấu. Độ săn quá ít sẽ ảnh hưởng xấu đến độ bền của chỉ.

Độ săn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với chỉ may. Trong quá trình may chỉ chịu tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố làm biến đổi cấu trúc và tính chất cơ lý của chúng. Đoạn chỉ đi qua lỗ kim và xung quanh thoi khoảng 40 lần trước khi tạo thành mũi may. Cạnh lỗ kim tác dụng lên chỉ khi may làm xê dịch vòng xoắn của chỉ, làm tơi bề mặt chỉ dẫn đến hiện tượng giảm bền. Nếu độ săn của chỉ quá thấp

63

thì chỉ kim dễ bị tơi bề mặt chỉ, mở xoắn, làm cho chỉ giảm bền, gây đứt chỉ. Để tăng độ bền thì khi sản xuất chỉ phải tăng độ săn, nhưng độ săn tăng lên dẫn đến hiện tượng giảm cân bằng xoắn, làm cho chỉ cứng, dễ tạo xoắn kiến và không đạt yêu cầu với chỉ khâu là tạo độ mềm mại và cân bằng vì vậy phải chọn độ săn phù hợp.

Độ săn cân bằng của sợi xe có hướng xoắn ngược với sợi đơn của chỉ dưới được tính theo công thức:

Độ săn chỉ =

Công thức tính toán này được áp dụng cho cả hệ Anh và hệ quốc tế.

Độ săn và hướng xoắn cuối cùng của chỉ cũng ảnh hưởng đến hệ số ma sát của chỉ. Trong quá trình may, đoạn chỉ trượt qua lại tại lỗ kim và chung quanh thoi khoảng 40 lần. Lỗ kim tác động lên chỉ, làm dịch chuyển các vòng xoắn của chỉ và độ xoắn của chỉ mở ra. Lượng dịch chuyển vòng xoắn của chỉ, phụ thuộc vào góc nghiêng của chỉ và trục kim, hướng xoắn và sự kéo căng của chỉ. Đối với máy may mũi thoi, hướng chuyển động của thoi trùng với hướng xoắn của chỉ, nếu chỉ có hướng xoắn Z, hướng chuyển động của thoi ngược với hướng xoắn của chỉ, nếu chỉ có hướng xoắn S. Vì vậy, hiện tượng tở xoắn xảy ra nhiều hơn đối với các loại chỉ có hướng xoắn S và ít hơn đối với các loại chỉ có hướng xoắn Z. Khi bị tở xoắn, chỉ bị mất đi sự hoàn thiện bề mặt từng phần, làm tăng hệ số ma sát giữa chỉ và các lớp vật liệu tiếp xúc trong quá trình may, làm cho chỉ không đồng đều về độ dày theo chiều dài.

Hình 1.19. Hướng xoắn của chỉ.

64

Độ co của chỉ: là lượng mà chỉ co lại dưới tác động của giặt hoặc làm nóng. Độ co được biểu thị so với tỷ lệ phần trăm chiều dài ban đầu của chỉ. Độ co của chỉ may nên tương hợp với độ co của vải. Nếu chỉ may có độ co cao hơn độ co của vải, đường may có thể bị nhăn khi tiếp xúc với nước và nhiệt.

Bảng 1.2. Độ co của từng loại chỉ.

Polyester Nylon 6 Nylon 6.6 Vinilon Cotton Điểm nóng chảy(C) 255-260 215-220 250-260 Phân hủy ở 150 Điểm hóa mềm(C) 238-240 180 230-235 220-230

Độ đàn hồi và độ giãn dài của chỉ

Độ đàn hồi là lượng mà chỉ sẽ hồi phục lại tới chiều dài ban đầu sau khi được kéo giãn ra một lượng nhất định. Độ đàn hồi đặc biệt quan trọng trong vải dệt kim co giãn do chỉ cần có độ đàn hồi lẫn độ ổn định cao. Hai sự kiện có thể xảy ra với chỉ có độ đàn hồi kém. Độ đàn hồi của chỉ kém sẽ dẫn đến các mũi may lỏng và làm cho đường may nhăn hoặc có độ che phủ kém. Chỉ không ổn định có thể giãn dài và hồi phục quá nhiều, tạo ra đường may nhăn tương tự về ngoại quan của nhăn đường may do độ co.

d. Các chủng loại chỉ may sử dụng may sản phẩm may cao cấp [32]

Chỉ cotton: là chỉ đa năng làm từ 100% xơ thiên nhiên chải kỹ, chất lượng cao, sử dụng được cho máy có tốc độ cao Trong dung dịch kiềm bị nở vì thế trong khi nhuộm các phân tử nhuộm dễ dàng lọt qua các xơ làm cho quá trình nhuộm trở nên dễ dàng hơn, tăng độ bóng cho chỉ. Đồng thời cũng tăng độ bền cho chỉ.

Cho chỉ đi qua ngọn lửa với tốc độ cao để giảm xù lông

+ Chỉ được gia công với sáp hoặc chất hóa học khác để tăng độ bóng. Việc làm này làm tăng độ bóng, bảo vệ cho chỉ nhưng lớp phủ ngoài này dễ bị trầy xước và có thể mắc vào trong kim, máy

+ Đặc trưng của chỉ cotton: mềm, ít ma sát, tiết diện tròn, độ bền không quá cao, có xu hướng co lại khi giặt, hấp nhuộm, không chịu được chế độ co giãn liên tục

65

+ Khả năng may dễ dàng vì các xơ bông không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt sinh ra do kim xuyên qua vải trong quá trình may.

Chỉ bông được xử lý kiềm bóng có khả năng may tốt, bóng đẹp nhưng vẫn hơi bị co khi nhúng ướt, ngoại quan đẹp nhưng ít co giãn nên không dùng cho vải dệt kim

Chỉ Polyester: làm từ xơ polyester – là xơ nhân tạo được sản xuất bằng cách cho nhựa polyester đi qua lỗ nhỏ dưới áp suất cao và làm đông đặc dưới dạng filament. Đây là một trong các loại chỉ tốt nhất nhờ độ bền nhất, đa năng nhất, độ bền màu, độ bền hóa chất với giá thành rẻ.

Đặc trưng của chỉ polyester: bền, được sử dụng cho máy có công suất cao, kích thước ổn định tốt, mềm, bóng mượt chơn chỉ cotton, chịu bền mài mòn ở mức độ cao, bền màu cao, chống mục, hóa chất và kháng nấm mốc. Khả năng chống nhăn, co giãn, phục hồi tốt hơn bông. Giá thành rẻ. Cấu trúc, chủng loại phong phú:

xe đơn, xe kép, bọc lõi…

Chỉ Rayon: được tạo bằng cách cho cellulose acetate qua các lỗ nhỏ dưới áp suất cao sau đó làm đông đặc dưới dạng filament

− Đặc trưng của chỉ Rayon: Ngoại quan bóng đẹp, mềm mại. Độ bền nhiệt cao.

Độ bền thấp, đặc biệt giảm bền, giảm modun đàn hồi trong môi trường nước. Độ bền thấp hơn Polyeste. Không co giãn, không phai màu sau giặt.

Chỉ tơ tằm: làm từ tơ tự nhiên bền, bóng, đẹp, mềm mại, sang trọng. Thường sử dụng cho khâu tay, khâu lược và may đo mặt hàng sang trọng, cao cấp. Chỉ tốt nhất may vải len, lụa tơ tằm

− Chỉ rất đàn hồi, bền, mềm mại, bóng đẹp, có thể kéo giãn trong khoảng thời gian dài. Chỉ trung bình để may, chỉ mảnh để may vải len chải kỹ và lụa tơ tằm. Chỉ nặng hơn dùng để may rua trang trí, khuyết áo…

Chỉ PA: Chỉ số độ bền và đỏ nhỏ cao. Độ bền mài mòn tốt nhưng độ bền màu ánh sáng lại không cao, dễ bị lão hóa dưới ánh nắng. Tính chất giãn không thuận lợi. Tính năng đặc biệt là khả năng chống cháy và chống cắt.

66

Chỉ bọc lõi: Độ bền tuyệt hảo, độ mài mòn của các tơ PES cho phép tạo ra đường may vững chắc và bền chặt. Khả năng cách nhiệt cao của lớp xơ bông vào ngoài giúp đường may chịu nhiệt, khả năng phục hồi mà không bị đứt chỉ.

Chất bôi trơn được giữ lại trên lớp phủ bông bao ngoài cung cấp khả năng làm mát cao hơn tránh chỉ bị cháy tại mắt kim.

1.3.3.2. Một số yếu tố khác

a. Yếu tố vật liệu [30], [31], [3], [4]

Vải

Vải xem xét trong nội dung khảo sát của luận văn là vải dệt thoi, kiểu dệt vân điểm. Thông thường sản phẩm dệt thoi thường được biết đến dưới dạng tấm, do hai hệ thống sợi đan thẳng góc với nhau tạo thành. Hệ thống nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, hệ thống kia được gọi là sợi ngang. Hiện nay phổ biến trên thế giới, chi tiết làm nhiệm vụ mang sợi ngang đan với sợi dọc để tạo nên vải được gọi là con thoi. Hiện nay, ngoài con thoi truyền thống trong công nghiệp dệt vải còn sử dụng một số dụng cụ mang sợi ngang khác như: kẹp, kiếm, mũi phun… Nhưng nguyên lý đan để hình thành vải vẫn không hề thay đổi.

Những đặc trưng chủ yếu về cấu tạo của vải dệt thoi là: chất liệu sợi, chi số (độ dày) sợi, kiểu dệt, mật độ, các chỉ số chứa đầy của vải, pha cấu tạo, mặt tiếp xúc, đặc trưng về mặt phải và mặt trái của vải.

Những đặc trưng trên đây chủ yếu xác định kích thước, hình dạng, quan hệ phân số và sự liên kết giữa các sợi trong vải.

 Chất liệu sợi cấu tạo nên vải

Chất liệu sợi cấu tạo nên vải khác nhau đều có ảnh hưởng khác nhau đến tính chất của loại vải hình thành sau dệt, từ đó có ảnh hưởng đến độ bền tại đường may khác nhau. Vải dệt từ sợi thô sẽ ảnh hưởng khác đến độ bền đường may so với vải được dệt từ sợi trơn, bóng. Tính chất của các loại sợi khác nhau sẽ gây nên các biến dạng tùy theo tác động khác nhau tại vị trí đường may hay những vị trí ảnh hưởng bởi sức căng cục bộ trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 71 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)