Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 95 - 99)

Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm xác định các điều kiện may đảm bảo độ bền, độ nhăn đường may mũi thoi thực hiện gia công sản phẩm sơ mi cao cấp. Các điều kiện may ở đây gồm: khảo sát ảnh hưởng của chỉ may tới độ nhăn, độ bền đường may, xác định giá trị hiệu dụng của đường may từ đó tiến hành, lựa chọn loại chỉ phù hợp với vải may thí nghiệm thông qua giá trị hiệu dụng của đường may. Tiến hành xác định ảnh hưởng của thông số công nghệ và thiết bị may đến độ bền đường may,so sánh mức độ ảnh hưởng của các thông số này đến độ bền đường may từ đó tìm ra giá trị chọn hiệu quả, tối ưu nhất.

Trong phần nghiên cứu thực nghiệm này sẽ đề cập tới các nội dung sau:

− Nghiên cứu ảnh hưởng của loại chỉ may đến độ nhăn đường may, độ bền đường may trên các loại vải may áo sơ mi. So sánh ảnh hưởng của các loại chỉ may trên từng loại vải, đưa ra lựa chọn loại chỉ thích hợp cho vải may.

− Xác định giá trị hiệu dụng của đường may, khảo sát ảnh hưởng của chỉ may tới chất lượng đường may, so sánh giá trị hiệu dụng của các đường may với giá trị hiệu dụng đảm bảo độ bền đường may. Lựa chọn loại chỉ phù hợp với vải may thí nghiệm thông qua giá trị hiệu dụng

− Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các thông số công nghệ may như: mật độ mũi may, tốc độ may tới độ bền đường may. Lựa chọn thông số tối ưu nhằm đảm bảo chất lượng đường may trên loại vải may sản phẩm áo sơ mi cao cấp.

83

2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng loại chỉ may đến độ bền đường may, độ nhăn đường may.

Sự đa dạng của các loại chỉ may có sẵn trên thị trường ngày càng tăng cao do nhu cầu đa dạng của ngành may. Hiểu rõ hơn về quy trình may và yêu cầu cụ thể cho từng loại chỉ là cần thiết để đạt được chất lượng đường may tốt nhất. Bất kể của các thuộc tính khác nhau mà một loại chỉ may có thể có, chúng có ít giá trị nếu chỉ may không thể được sử dụng (khâu) một cách hiệu quả trong đường may, tức là với ít thiệt hại hơn gây ra trong khi may. Trong quá trình may, các loại chỉ, đặc biệt là các sợi chỉ kim phải chịu lực kéo căng lặp đi lặp lại ở tốc độ rất cao và các lực này ảnh hưởng đến chức năng chỉ trên đường may, chủ yếu, có sự giảm bền đáng kể.

Điều đó ảnh hưởng đến độ bền của đường may. Các cấu trúc và thuộc tính của chỉ xác định hành vi của nó trong quá trình hình thành mũi may, đặc biệt tại những điểm có sức căng tối đa. Lựa chọn chỉ có cấu trúc, thành phần nguyên liệu và chi số phù hợp với nguyên liệu may là yếu tố quan trọng trong sản xuất may.

Các đặc tính cơ học và lý học của chỉ ảnh hưởng đến độ nhăn đường may bao gồm: Đặc tính co giãn, độ mảnh, độ bền ma sát, sự đồng đều và ổn định kích thước… Nếu sức căng của chỉ được đặt quá cao trong khi may, độ giãn của chỉ tăng, thành phần độ giãn đàn hồi của chỉ cũng tăng theo. Sau khi may xong sức căng của chỉ giảm xuống, độ giãn đàn hồi biến mất làm chỉ co mạnh, điều này gây nhăn đường may nhiều hơn. Trong quá trình may, với các loại chỉ có chi số thấp (chỉ thô), cần có một lực căng lớn để tạo mũi may. Như vậy, sẽ làm tăng nguy cơ nhăn đường may do sức căng. Vì vậy chỉ càng mảnh thì tạo đường may càng đẹp.

Mặt khác với các loại vật liệu có cấu trúc chặt chẽ. Nếu chỉ có chi số thấp (chỉ thô), khi đâm xuyên qua vải, sẽ gây ra sự xô lệch của các sợi vải lớn, làm cho vải bị gợn sóng, gây ra hiện tượng nhăn tự nhiên.

Khả năng may của chỉ được định nghĩa là khả năng của chỉ không bị đứt trong điều kiện may tốc độ cao, các mũi may được tạo ra đều đặn và đường may phẳng đẹp, không bỏ mũi đường may và tạo sức căng đều trên đường may nhằm

84

đáp ứng yêu cầu về ngoại quan đường may và độ bền đường may. Do đó chỉ phải có được các tính chất cơ, lý, hóa phù hợp, phải chịu nhiều tác động phức tạp như: kéo, uốn, xoắn, ma sát, mài mòn, sự dao động thường xuyên về sức căng, sự gia tăng nhiệt độ của kim may ảnh hưởng đến chỉ. Tất cả những tác động đó ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của chỉ và độ bền liên kết của đường may.

Đa số chỉ may dùng trong may mặc là chỉ cotton và chỉ polyester, có các loại chỉ may từ xơ sợi thiên nhiên như lanh, tơ tằm và từ một số xơ nhân tạo như xơ polyamide, xơ acrylic, xơ polyprolylene xơ viscose cũng được sử dụng nhưng hạn chế do những nhược điểm vốn có của nguyên liệu nên được thay thế phần lớn bằng chỉ polyester. Chỉ may có thể sản xuất từ sợi spun, filament dài liên tục, hoặc sợi lõi, mỗi loại có những tính chất riêng và vì vậy có những ưu điểm riêng khi hình thành đường may.

Sản phẩm áo sơ mi là sản phẩm may thông dụng, yêu cầu hình dáng và chất lượng cao, chất lượng đường may hình thành từ chỉ phải đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm. Tùy theo thành phần và thông số kỹ thuật của vải may mà có sự lựa chọn chỉ sao cho phù hợp.

2.1.2. Nghiên cứu xác định hệ số hiệu dụng đường may

Để đánh giá sự tương thích về độ bền giữa vải và đường may, các nhà công nghệ thường sử dụng hệ số hiệu dụng đường may. Hệ số này đặc trưng cho hiệu quả liên kết của đường may, kí hiệu là Hs và xác định theo công thức dạng (1.4)

Hs =

− Pdm : là độ bền đứt của đường may (N/cm).

− Pbʋ : Là độ bền đứt của vải may (N).

Sản phẩm may mặc đạt chất lượng tối ưu về độ bền khi hệ số hiệu dụng đường may đạt trong khoảng 0.8÷1.

85

2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của các thông số công nghệ may tới độ bền đường may – Xác địnhthông số công nghệ tối ưu trên vải và chỉ may nghiên cứu

2.1.3.1. Tốc độ may

Tốc độ may có ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển nguyên liệu. Khi may, vải được dịch chuyển dưới tác dụng của thanh răng và chân vịt. Do chân vịt đứng yên còn thành răng chuyển động theo quỹ đạo. Nếu tốc độ của máy tăng lên, tốc độ của thanh răng tăng lên, tăng khả năng dịch vải của thanh răng, trong khi khả năng dịch chuyển vải của chân vịt vẫn giữ nguyên, sẽ gây ra sự dồn và trượt của hai lớp vải dẫn đến hiện tượng vải bị nhăn và chỉ bị căng hết mức, nếu tiếp tục may sẽ gây ra hiện tượng đứt chỉ [14].

Tốc độ may càng cao, làm kim đâm qua vải càng nhanh, đồng thời máy có độ rung lớn, ma sát giữa kim và vải tăng lên làm tăng nhiệt độ. Các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ làm yếu liên kết giữa các sợi vải, làm tăng sự cố đứt chỉ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng mối liên kết chỉ may, làm giảm độ bền đường may. Tốc độ may càng lớn, độ bền đường may càng giảm đối với sợi dọc, càng tăng đối với sợi ngang.

Mỗi loại đường may, mỗi loại vật liệu vải cần phải may đúng loại máy may phù hợp với từng chất liệu

2.1.3.2. Mật độ mũi may

Mật độ mũi may là yếu tố quan trọng quyết định độ bền đường may.

Nếu mật độ mũi may lớn tức là khoảng cách các mũi may càng nhỏ, thì đường liên kết được giữ chặt tức là độ bền đường may tăng. Ngược lại nếu mật độ mũi may nhỏ, tức là khoảng cách giữa các mũi may lớn thì lực liên kết của đường may yếu, khả năng giữ các lớp vải với nhau của đường may kém thì độ bền đường may giảm. Tuy nhiên, đến một mức nào đó (mật độ mũi may quá cao) khi các lỗ thủng do kim đâm xuyên qua vải nằm sát nhau và tạo thành các lỗ thủng lớn làm

86

đứt xơ sợi, làm yếu liên kết giữa các sợi trên vải thì độ bền đường may sẽ không còn cao nữa mà lúc đó sẽ giảm và tổn thương đường may trầm trọng.

Trong thực tế giá trị của mật độ mũi may được điều chỉnh trong khoảng từ 2- 6.5 mũi/cm, phụ thuộc vào tính chất của từng loại nguyên liệu, loại đường may và ứng dụng của sản phẩm [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định điều kiện may thực hiện đường may trên sản phẩm sơ mi nam cao cấp (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)