Các sản phẩm chủ yếu của NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm huy động vốn dân cư của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG – SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN

1.1. Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại

1.1.4. Các sản phẩm chủ yếu của NHTM

i. Nhận tiền gửi.

Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Hoạt động nhận tiền gửi giúp ngân hàng có được nguồn vốn để từ đó thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đó tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay.

ii. Cho vay.

- Chiết khấu: Là việc Ngân hàng đó chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho NH để lấy tiền mặt. Ngày nay, các ngân hàng thương mại cũng chiết khấu các giấy nợ ngắn hạn khác đang cùng thời hạn thanh toán

- Cho vay thương mại: Thay vì tài trợ gián tiếp dưới hình thức chiết khấu, các ngân hàng cũng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua) giúp họ có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng hiện nay hướng tới cho vay tiêu dùng như là một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất.

- Cho vay tài trợ dự án: Các NH ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng các dự án, nhà máy mới đặc biệt là trong ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty Đầu tư cùng với sự tham gia của các nhà Đầu tư khác để chia sẻ rủi ro.

- Dịch vụ cho thuê tài chính: Ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê.

Các ngân hàng phát triển nghiệp vụ này để phục vụ cho những khách hàng không đủ điều kiện vay như một biện pháp đảm bảo an toàn vốn do tài sản trong thời gian thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng.

iii. Dịch vụ thanh toán.

Dịch vụ này tạo điều kiện cho các khách hàng thực hiện các khoản thanh toán mà không phải mang đi mang lại một lượng lớn tiền mặt, mở đầu cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua

ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác với sự kiểm soát của ngân hàng mà không cần dùng tiền mặt. Để nhằm thực hiện tốt hoạt động thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng thương mại thường sử dụng các phương tiện thanh toán sau:

- Séc là một lệnh viết vô điều kiện do chủ tài khoản phát hành để ngân hàng hoặc định chế tài chính khác được phép thanh toán séc trả một số tiền cho người thụ hưởng là chính mình hoặc người thứ ba.

- Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đỏi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền đó giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đó ký.

- Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng trích tiền từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng.

- Uỷ nhiệm thu là giấy rút tiền do người thụ hưởng lập gửi cho ngân hàng để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá, dịch vụ đó cung ứng.

- Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay các quầy trả tiền mặt tự động. Thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng trong đó phổ biến là: thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán và thẻ tín dụng.

iv. Dịch vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh hoàn trả tạm ứng, Bảo lãnh vay vốn, Các loại bảo lãnh khác,…

v. Dịch vụ uỷ thác.

Các NH đó thực hiện quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó, NH sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ uỷ thác (trust service). Hầu hết các NH đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ uỷ thác

thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và uỷ thác thương mại cho các doanh nghiệp.

vi. Dịch vụ tư vấn.

Tư vấn là một loại dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và cung cấp cho bên được tư vấn những trợ giúp của những nhân viên được đào tạo về chuyên môn một cách khách quan và độc lập. Những trợ giúp này tập trung vào việc xác định và phân tích các vấn đề cần giải quyết, kiến nghị các giải pháp, và nếu được yêu cầu có thể giúp đỡ trong quá trình thực hiện các giải pháp đó.

vii. Dịch vụ bảo hiểm.

Loại hình dịch vụ này nhằm đảm bảo cho khách hàng thanh toán nợ trong trường hợp tử vong, thương tật hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, tuỳ theo quy định của từng quốc gia cũng giới hạn các ngân hàng thực hiện dịch vụ này như phải thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng hoặc chỉ cung cấp bảo hiểm theo một tỷ lệ nhất định so với vốn chủ sở hữu ngân hàng.

viii. Dịch vụ môi giới Đầu tư chứng khoán.

Các ngân hàng có khuynh hướng đa năng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng, trong đó có dịch vụ môi giới. Dịch vụ môi giới được phát sinh nhờ các ngân hàng thương mại có lợi thế thông tin tài chính, do vậy cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác.

ix. Dịch vụ đại lý.

Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập Chi nhánh hoặc văn phòng ở nhiều nơi. Do vậy, các ngân hàng (thường là những ngân hàng thương mại lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ.

x. Quản lý ngân quỹ.

Ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong khi đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành Đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho dến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Dịch vụ này cũng có xu hướng tăng nhằm vào các khách hàng cá nhân.

xi. Bảo quản vật có giá.

Ngay từ thời Trung cổ, các NH đó bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do NH ký phát cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền - đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng

“Bảo quản” của NH thực hiện.

xii. Trao đổi ngoại tệ.

Trước đây, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao nhưng hiện nay để tăng khả năng cạnh tranh hầu hết các Ngân hàng thương mại đều thực hiện hoạt động này.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm huy động vốn dân cư của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)