Mạng lưới cung cấp sản phẩm huy động vốn dân cư

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm huy động vốn dân cư của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 60 - 71)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI BIDV - CHI NHÁNH HÀ

2.3. Thực trạng về công tác HĐV dân cư tại BIDV Chi nhánh Hà Giang

2.3.1. Mạng lưới cung cấp sản phẩm huy động vốn dân cư

Mạng lưới huy động vốn dân cư tại Chi nhánh chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Hà Giang, hiện Chi nhánh thực hiện công tác huy động vốn tại phòng Giao dịch khách hàng đặt tại trụ sở Chi nhánh và 03 phòng giao dịch (PGD), gồm:

- PGD Bắc Quang hoạt động tại địa bàn Thị trấn Việt Vinh – Bắc Quang – Hà Giang .

- PGD Trần Phú hoạt động tại địa bàn Tổ 16 Phường Trần Phú - Hà Giang.

- PGD Thành Phố hoạt động tại địa bàn Tổ 7 Trần phú Hà Giang.

Các PGD của Chi nhánh đã được đầu tư về cơ sở vật chất song chưa thật sự tương xứng với vị thế của BIDV trên địa bàn, một số phòng giao dịch có diện tích nhỏ, chưa khang trang nên chưa tạo được tâm lý yên tâm cho khách hàng gửi tiền.

2.3.2. Một số sản phẩm huy động vốn dân cƣ mà BIDV Chi nhánh Hà Giang cung cấp.

Bảng 2.5 – Các sản phẩm HĐV Loại Kỳ hạn Loại

tiền

Đối tƣợng Số dƣ tối thiểu

Ghi chú

1-Tiền gửi KKH TG thanh toán thông thường:

EUR, USD, VND

Cá nhân là công dân Việt Nam, Cá nhân Người nước ngoài

50.000 VND/10 USD/10 EUR/ Ngoại tệ khác (không quy định)

Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự Tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn:

- Tiền gửi thấu chi cầm cố

VND cá nhân là người Việt Nam

50.000 VND Có nhu cầu cầm cố tiền gửi tiết kiệm/

Giấy tờ có giá tại BIDV.

2-Tiền gửi TK có KH

- Tiền gửi tiết kiệm thông thường cá nhân trong nước và nước ngoài

EUR, USD, VND

Cá nhân Việt Nam và nước ngoài; KH gửi ngoại tệ phải là Cá nhân cư trú.

500.000

VND; 50

USD; 50

EUR

Trong mọi trường hợp, khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm rút.

Tiền gửi chứng minh tài chính

VND Đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại

BIDV nhằm

chứng minh tài chính

500.000 Khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm KKH tại thời điểm rút.

Nhóm tiền gửi tích luỹ- rút dần

EUR, USD, VND

Tiết kiệm tích luỹ bảo an; Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương; Tiết kiệm tích luỹ hưu trí.

500.000

VND; 50

USD; 50

EUR

Trong các sản phẩm tiền gửi dân cư hiện Chi nhánh đang triển khai, thì sản phẩm tiền gửi thanh toán thông thường và tiền gửi tiết kiệm thông thường vẫn là sản phẩm truyền thống và chủ lực chiếm tỷ trọng khoảng 83% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn dân cư tại BIDV Chi nhánh Hà Giang.

2.3.3.1. Các nhân tố khách quan.

Hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hà Giang nói riêng và của NHTM nói chung chịu ảnh hưởng lớn của tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước với sự biến động của nền kinh tế: lạm phát, giá cả ngày một leo thang, thiên tai, dịch

bệnh,… làm ảnh hưởng phần nào đến công tác huy động vốn dân cư.

Tâm lý thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến, việc thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới, ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua Ngân hàng.

Người dân chưa hiểu biết nhiều về dịch vụ Ngân hàng, cũng như nhận thấy sự tiện lợi của việc thanh toán qua Ngân hàng. Hơn nữa các giao dịch trao đổi mua bántrên thị trường Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán khiến cho việc áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại gặp nhiều khó khăn.

Cạnh tranh thị trường: BIDV Chi nhánh Hà Giang không chỉ có sự cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn mà còn có sự cạnh tranh với các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện….

Mặc dù hiện nay tình hình lạm phát đã ổn định nhưng người dân vẫn tiếp tục có xu hướng sử dụng tiền vào việc mua vàng và ngoại tệ, chứng khoán hay bất động sản hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi.

Việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM trong nước trước yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã làm cho hoạt động huy động vốn của BIDV Chi nhánh Hà Giang gặp khó khăn hơn trước. Không những thế sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo, các chương trình khuyến mại của các Ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của BIDV Chi nhánh Hà Giang giảm đi đáng kể.

2.3.3.2. Các nhân tố chủ quan.

Hình thức huy động vốn chưa đa dạng: Mặc dù Chi nhánh đã cố gắng cung cấp đa dạng nhiều sản phẩm nhằm tăng huy động vốn từ dân cư nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết mong muốn của người dân trong việc lựa chọn sản phẩm tiền gửi để đầu tư.

Hoạt động marketing của Chi nhánh đang còn yếu: Chi nhánh chưa thường xuyên quảng bá hình ảnh và nhận diện thương hiệu. Trong hoạt động marketing, việc phân tích thị trường, phân khúc khách hàng thực hiện chưa chuyên nghiệp và thiếu tính sáng tạo, chỉ dừng lại ở hình thức khuyến mại, chưa chú trọng việc

khuếch trương, quảng bá hình ảnh.

Hoạt động quản trị và điều hành huy động vốn, kinh doanh vốn chưa theo hướng Ngân hàng kinh doanh hiện đại. Hoạt động quản trị và điều hành của BIDV Chi nhánh Hà Giangmặc dù đã có những cải tiến đáng kể, nhưng vẫn chưa là mô hình quản lý hướng vào khách hàng. Việc quản lý được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh doanh, chưa theo nhóm khách hàng nên việc nắm bắt các nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm, dịch vụ cũng như phát triển ra thị trường mới còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, còn gây phiền hà, mất thời gian cho khách hàng.

2.3.4.Quy định cung cấp sản phẩm huy động vốn dân cƣ tại BIDV Chi nhánh Hà Giang.

Tại BIDV Chi nhánh Hà Giang, việc cung cấp sản phẩm huy động vốn cho khách hàng được thực hiện ở nhiều phòng nghiệp vụ và được quy định cụ thể tại quy định số 2413/QĐ-NHBL3 ngày 26/4/2012 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong đó quy định rõ chi tiết trách nhiệm, nhiệm vụ tới từng cá nhân, phòng tổ.

Do đối tượng nghiên cứu của luận văn nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm huy động vốn dân cư của BIDV Chi nhánh Hà Giang. Vì vậy, tác giả chỉ nêu quy trình nghiệp vụ phát sinh chủ yếu tại Chi nhánh đó là quy trình gửi tiền và rút tiền được khách hàng giao dịch bằng tiền mặt ( được nêu tại phụ lục 3).

Đồng thời đưa ra tiêu chuẩn triển khai sản phẩm tiền gửi như sau:

Bảng 2.6: Tiêu chuẩn triển khai sản phẩm tiền gửi.

STT Nội dung yêu cầu Chỉ tiêu

I Thời gian tối đa thực hiện một giao dịch tiền gửi cơ bản

1 Tư vấn khách hàng: về sản phẩm, hình thức thực hiện Tối đa 5 phút/

giao dịch 2 Lập chứng từ theo yêu cầu của khách hàng hoặc hướng dẫn

khách hàng lập yêu cầu giao dịch

Tối đa 3 phút/

giao dịch 3 Kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của chứng từ, kiểm tra

thông tin tài khoản, chữ ký… trước khi thực hiện giao dịch

Tối đa 3 phút/

giao dịch 4 Thực hiện giao dịch trên chương trình phần mềm (không

tính thời gian kiểm đếm tiền (nếu có), thời gian tính toán lãi suất…) và hoàn thiện giao dịch sau khi kiểm soát viên phê duyệt (in chứng từ, ký chứng từ, đóng dấu):

- Giao dịch không phê duyệt (Giao dịch viên hoặc kiểm soát viên thực hiện), bao gồm:

+ Tạo thông tin khách hàng

+ Phong toả/ ngừng phong tỏa tài khoản

+ Thực hiện giao dịch chuyển nhượng, tạo quan hệ đồng sở hữu

+ …

- Giao dịch có phê duyệt (Giao dịch viên hoặc kiểm soát viên thực hiện), bao gồm:

+ Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và thông báo số tài khoản

+ Gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn + Rút tiền từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn + Đóng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn…

Tối đa 3 phút/

giao dịch

Tối đa 5 phút/

giao dịch

II Tính chính xác

STT Nội dung yêu cầu Chỉ tiêu 1 Nắm bắt được các đặc điểm của sản phẩm đảm bảo khách

hàng hiểu đúng về sản phẩm trước khi gửi tại BIDV

100% giao dịch

2 Thực hiện đúng quy trình, quy định tại các Quy định liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi của BIDV và NHNN, theo đó:

- Hạch toán đúng cam kết với khách hàng: đối tượng, khách hàng, tài khoản, mã sản phẩm, kỳ hạn, loại tiền và các đặc điểm khác của sản phẩm.

Điều chỉnh tài khoản đúng cam kết với khách hàng nhưng không thay đổi bản chất của sản phẩm.

100% giao dịch

III Tiêu chuẩn thực hiện giao dịch

1 Bảo đảm sự hài lòng của khách hàng về tác phong, thái độ phục vụ

100% giao dịch 2 Thực hiện giải đáp thỏa đáng các ý kiến phàn nàn của

khách hàng

100% giao dịch 3 Bảo đảm cung cấp đủ trang thiết bị để phục vụ khách hàng

tốt nhất

100%

Nguồn: Quy định số số 2413/QĐ-NHBL3 ngày 26/4/2012 của Tổng Giám đốc về Nghiệp vụ nhận tiền gửi

2.3.5.Kết quả huy động vốn giai đoạn 2015 -2017.

Công tác huy động vốn của Chi nhánh đạt kết quả cũng khá tốt, tốc độ tăng trưởng vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước, trong đó nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào huy động vốn từ dân cư. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh bình quân là 23%/năm, tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn, chủ yếu là kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Đến 31/12/2017 huy động vốn cuối kỳ đạt 2.300 tỷ đồng, tăng 770 tỷ đồng so với năm 2015, đảm bảo đáp ứng 82% nhu cầu nguồn vốn để cho vay. Huy động vốn bình quân đạt 2.103 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 21%; cơ cấu và tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi được phân loại cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

Stt Chỉ tiêu

Thực hiện năm

2015

Thực hiện năm 2016

Thực hiện năm 2017

Tăng/

giảm 2015/

2014

% tăng trưởng so với

2014

Tăng/

giảm 2016/

2015

% tăng trưởng

so với 2015

Tăng / giảm 2017/

2016

% tăng trưởng so với

2016

% TTBQ

2015- 2017

I

Huy động vốn bình quân

1,425 1,710

2,103

235 20%

285 20%

393 23% 21%

II

Huy động

vốn cuối kỳ 1,530 1,900

2,300

294 24%

371 24%

400 21% 23%

1 Tiền gửi 1,441 1,750 2,097 305 27% 309 18% 347 17% 20.6%

-

Tiền gửi

thanh toán 190 266

322

39 25%

76 40%

56 21% 30%

-

Tiền gửi có

kỳ hạn 1,251 1,484

1,775

266 27%

233 19%

291 20% 19%

2

Phát hành

GTCG 89 150

203

(11) -11%

61 69%

53 35% 51%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015-2016-2017 của BIDV Chi nhánh Hà Giang Hình 2.3: Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2015-2017

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000

2015 2016 2017 Năm

Số tiền (triệu đồng)

Nguồn vốn huy động

2.3.5.1. Phân theo khách hàng.

Bảng 2.8: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo khách hàng giai đoạn 2015-2017

Stt Chỉ tiêu

Thực hiện năm 2015

Thực hiện năm 2016

Thực hiện năm 2017

Tăng/

giảm 2015/

2014

% tăng trưởng

so với 2014

Tăng / giảm 2016/

2015

% tăng trưởn g so

với 2015

Tăng / giảm 2017/

2016

% tăng trưởng so với

2016

% TTB

Q 2015-

2017

Số dƣ huy

động 1,530 1,900 2,300 294 24% 371 24% 400 21% 23

%

1 Tiền gửi của

tổ chức 200 263 378 52 35% 63 31% 116 44% 37

%

2 Tiền gửi của

dân cư 1,330 1,638 1,922 241 22% 308 23% 285 17% 20

%

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng chuyển dịch khá mạnh theo hướng tỷ trọng của nhóm khách hàng tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhanh và tăng cao hơn nhóm khách hàng dân cư.

Huy động tiền gửi của khách hàng là tổ chức kinh tế có mức tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 37%/năm, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng huy động vốn hàng năm của Chi nhánh đạt 23%/năm, Và đến năm 2017, số dư tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 378 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,4%, tăng 44% so với năm 2016.

Tiền gửi của khách hàng tổ chức kinh tế là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng thường xuyên biến động, không ổn định (nhóm khách hàng tổ chức kinh tế có số dư ổn định chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động (16,4%)). Chi nhánh đã có các biện pháp tích cực nhằm tăng tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng có số dư ổn định với mục tiêu giảm thiểu chi phí trả lãi trong hoạt động kinh doanh, số dư huy động có tăng song không lớn.

Huy động tiền gửi từ khách hàng dân cư có mức tăng trưởng khá, nhưng có xu hướng giảm qua các năm và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tiền gửi của

khách hàng của tổ chức kinh tế, bình quân giai đoạn 2015-2017 chỉ đạt 20% (trong đó năm 2015 đạt 22%, năm 2016 là 23%, năm 2017 chỉ còn 17%), nhưng chiếm tỷ trọng lớn và ổn định trong tổng nguồn huy động.

Chỉ tính riêng trong năm 2017, BIDV đã thực hiện phát hành 4 đợt tiết kiệm dự thưởng, 02 đợt chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức. Doanh số huy động đạt 203 tỷ đồng.

Bên cạnh đó phát huy các tiện ích huy động vốn dựa trên nền tảng Dự án Hiện đại hoá tích hợp hệ thống ngân hàng lõi Core banking, marketing tiếp thị mở tài khoản và phát hành thẻ ATM, cung cấp dịch vụ trả lương tự động qua tài khoản cho các đơn vị hưởng lương từ NSNN và các khách hàng doanh nghiệp… đưa số dư huy động vốn tăng 56 tỷ đồng.

2.3.5.2. Phân theo loại tiền.

Bảng 2.9: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2015-2017

Stt Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015

Thực hiện năm 2016

Thực hiện năm 2017

Tăng/

giảm 2015/

2014

% tăng trưởng so với

2014

Tăng/

giảm 2016/2 015

% tăng trưởng so với

2015

Tăng/

giảm 2017/2 016

% tăng trưởng so với

2016

% TTBQ

2015- 2017

Huy động

vốn 1,530

1,90

0

2,300

294 24%

371 24%

400 21% 23%

1

Bằng VND 1,500 1,88 1

2,294

289 24%

381 25%

413 22% 24%

2

Ngoại tệ (quy đổi VND)

30 19

7

5 19%

(11) -36%

(12) -66% -

53%

Huy động tiền gửi bằng VND qua các năm có tính ổn định cao, chiếm tỷ trọng lớn/tổng số dư huy động (thường xuyên chiếm trên 95%/HĐV), tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 24%. Trong khi huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm mạnh (hiện nay chỉ chiếm chưa đến 1%/HĐV của Chi nhánh),

nguyên nhân là do kể từ năm 2015 lãi suất trần huy động tiền gửi ngoại tệ do NHNN quy định nhằm chống đôla hoá liên tục giảm, hiện chỉ còn 0%/năm nên không khuyến khích được huy động.

2.3.5.3.Phân theo kỳ hạn:

Bảng 2.10: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017

Stt Chỉ tiêu

Thực hiện năm

2015

Thực hiện năm 2016

Thực hiện năm 2017

Tăng/

giảm 2015/

2014

% tăng trưởng so với

2014

Tăng/

giảm 2016/2 015

% tăng trưởng so với

2015

Tăng/

giảm 2017/

2016

% tăng trưởng so với

2016

% TTBQ

2015- 2017

Huy động

vốn cuối kỳ 1,530 1,900 2,300 294 24% 371 24% 400 21% 23%

1

Không kỳ

hạn 190 266 322 39 25% 76 40% 56 21% 30%

2

Kỳ hạn

<12T 1,010 1,284 1,577 210 26% 274 27% 293 23% 25%

3

Kỳ hạn

>=12T 329 350 402 45 16% 21 6% 51 15% 10%

Cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn của BIDV Hà Giang có sự bất tương xứng rõ rệt giữa huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn TDH, trong đó tiền gửi ngắn hạn (tập trung từ 1 đến 6 tháng) tăng nhanh và mạnh (bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt mức tăng 25%/năm, năm 2017 chiếm tới 68,5%/HĐV), trong khi đó tiền gửi TDH có tỷ trọng thấp và tăng trưởng thấp hơn nhiều.

Tiền gửi không kỳ hạn có sự tăng trưởng tốt nhất nhưng tỷ trọng/HĐV thấp, với mức tăng bình quân là 30%, năm 2017 chiếm tỷ trọng 14%/tổng huy động. Số dư tiền gửi không kỳ hạn gồm tiền gửi thanh toán của cá nhân, tổ chức và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (không đáng kể, chiếm tỷ trọng cực nhỏ), trong đó tiền gửi thanh toán của tổ chức chiểm tỷ trọng lớn nhưng có tính chu kỳ, thường tăng đột biến vào thời điểm cuối năm và 2 tháng đầu năm, chủ yếu là tiền thanh toán từ ngân sách chuyển trả cho các doanh nghiệp.

*Kết luận sau phân tích kết quả huy động vốn.

Qua phân tích tình hình Huy động vốn bán lẻ tại BIDV Hà Giang có thể thấy chi nhánh đạt được những con số phát triển trên do BIDV Hà Giang đã áp dụng những biện pháp chính sách như: các chương trình tiết kiệm dự thưởng, lãi suất linh hoạt nhạy bén, chính sách khách hàng, phong cách phục vụ. Hàng năm Chi nhánh tổ chức Hội nghị khách hàng để tri ân và lắng nghe phản hồi từ phía khách hàng thông qua hội nghị, ngoài ra các chương trình chăm sóc khách hàng vào các dịp lễ tết, ngày sinh nhật, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày thành lập ngành 26/4…. được triển khai thường xuyên hoặc lập phiếu thăm dò ý kiến khách hàng, hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình kinh doanh làm cho khách hàng thêm gắn bó với chi nhánh.

Khách hàng vẫn ưa chuộng tiền gửi VND và các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, tiền gửi tiết kiệm của dân cư được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng được khách hàng ưa chuộng vì có mức lãi suất hấp dẫn và phù hợp với khả năng kế hoạch hoá dòng tiền của khách hàng cũng như tâm lý thị trường.

Để phát triển nền khách hàng một cách bền vững, gia tăng nguồn vốn ổn định trong công tác huy động vốn Chi nhánh đã và đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đảm bảo hiệu quả và linh hoạt. Phấn đấu huy động nguồn vốn ổn định, chi phí thấp, nắm bắt thông tin kịp thời, đa dạng các sản phẩm huy động vốn trên nền tảng dự án Hiện đại hoá, tăng cường quảng cáo, tiếp thị công tác huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng. Áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với từng loại hình khách hàng. Thực hiện các biện pháp khuyến mại, tặng quà....

- Cung cấp sản phẩm dịch vụ trọn gói áp dụng chính sách lãi suất và phí cạnh tranh một cách linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có nhiều tiềm năng: Điện lực, VNPT; Vietel; Các Ban quản lý dự án, các Công ty....

Mở rộng và cung cấp các dịch vụ thanh toán với nhiều tiện ích phục vụ khách hàng.

- Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ.

- Tăng trưởng nguồn vốn với cơ cấu hợp lý phù hợp cơ cấu tài sản có về kỳ hạn, loại tiền. Chấp hành tốt cơ chế điều hành vốn. Sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm huy động vốn dân cư của ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà giang (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)