Các mô hình nghiên cứu về động lực làm việc

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân thị xã đông triều, quảng ninh (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC

1.3 Các mô hình nghiên cứu về động lực làm việc

1.3.1 Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham

Mô hình của Hackman và Oldham mô tả một trạng thái về động lực nội tại hơn nữa bằng cách xác định trạng thái tâm lý để cho người lao động được thúc đẩy.

Lý thuyết cho thấy rằng nhân viên có thể tăng năng suất làm việc khi công việc đó mang lại sự thỏa mãn như là một động lực nội tại.

Hackman và Oldham cho rằng tất cả các đặc trưng thiết yếu của công việc phải tập hợp được các động lực nội tại. Mô hình đặc điểm công việc (JCM) cho biết chúng ta có thể mô tả bất kỳ công việc nào dựa trên 5 khía cạnh công việc bao gồm:

- Phản hồi từ công việc: chỉ ra mức độ rõ ràng và trực tiếp những thông tin về các kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Sự phản hồi có thể từ nhiều nguồn khác nhau từ nhà quản lý, hoặc một người nào đó đưa ra những nhận xét về kết quả công việc họ nỗ lực thực hiện. Sự phản hồi sẽ mang lại sự nhận thức về kết quả công việc cho nhân viên và nhóm là việc, để họ nhận thức rằng công việc của họ thực hiện có hiệu quả hay không.

- Sự tự chủ: Thể hiện ở mức độ tự do, độc lập và quyền tự quyết trong việc sắp xếp quy trình công việc thực hiện. Từ đó các nhân viên nhận thấy rằng kết quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực, những sáng kiến và các quyết định của chính bản thân họ. Khi mức độ kiểm soát công việc tăng lên, nhân viên phải đón nhận những tách nhiệm công việc lớn hơn với kết quả công việc.

- Sự đa dạng của kỹ năng: mỗi công việc đòi hỏi những kỹ năng khác nhau.

Khi nhân viên được giao công việc có nhiều thách thức và nhiều kỹ năng khác nhau, họ sẽ cảm nhận được ý nghĩa công việc. Công việc càng đòi hỏi nhiều kỹ năng thì đối với họ càng ý nghĩa.

- Công việc có kết quả nhìn thấy rõ ràng: điều này liên quan đến tính hoàn chỉnh và có thể nhân dạng một cách rõ ràng của công việc. Một công việc được giao phải có bắt đầu và kết thúc với kết quả rõ ràng có thể nhìn thấy được. Một nhân viên sẽ quan tâm đến công việc nhiều hơn khi họ đảm nhận toàn bộ công việc so với khi nhận một công việc mà trách nhiệm công việc chồng chéo với công việc người khác và kết quả công việc mang lại không rõ ràng.

- Tầm quan trọng của công việc: điều này thể hiện ở mức độ ảnh hưởng của công việc đối với nhân viên.

Ba đặc tính sự đa dạng của kỹ năng, công việc có kết quả nhìn thấy rõ ràng và tầm quan trọng của công việc là vô cùng cần thiết nếu nhà quản lý muốn nhân viên nhận thức được ý nghĩa của công việc.

Hình 1.3: Mô hình đặc điểm công việc

Nguồn: Stephen P.Robbins & Timothy A.Judge (2012, tr.312) 1.3.2 Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach

Mô hình 10 yếu tố tạo động lực làm việc được phát triển bởi Kovach (1987), bao gồm các yếu tố như sau:

- Công việc thú vị: thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và cơ hội để sử dụng năng lực cá nhân.

- Được công nhận đầy đủ công việc đã làm thể hiện sự ghi nhận hoàn thành tốt công việc, ghi nhận góp phần tạo thành công cho công ty.

Đa dạng kỹ năng Đồng nhất trong nhiệm vụ Tầm quan trọng của nhiệm vụ

Trải nghiệm ý nghĩa của công

Động lực làm việc

bên trong

Quyền tự trị Trải nghiệm trách nhiệm đối với kết quả

Thực hiện công việc với chất

Mức hài lòng cao với công việc

Kiến thức về kết quả thực tế của các hoạt

Ít tình trạng vắng

mặt và bỏ việc Sức mạnh phát triển

của nhân viên Các trạng thái tâm lý quan

Kết quả cá nhân và kết quả công việc Các khía cạnh

công việc cốt lỗi

- Sự tự chủ trong công việc: thể hiện nhân viên được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc và được khuyến khích đưa ra các sáng kiến.

- Công việc ổn định: thể hiện công việc ổn định, không phải lo lắng đến chuyện giữ việc làm.

- Lương cao: thể hiện nhân viên được nhận tiền lương tương xứng với kết quả làm việc, lương đảm bảo cuộc sông cá nhân và được thưởng hoặc tăng lương khi hoàn thành tốt công việc.

- Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: thể hiện những cơ hội thăng tiến và phát triển trong doanh nghiệp.

- Điều kiên làm việc tốt: thể hiện vấn đề về an toàn, vệ sinh và thời gian làm việc.

- Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên: nhân viên liên tục luôn được tôn trọng và tin cậy, là một thành viên quan trọng của công ty.

- Xử lý kỷ luật khéo léo tế nhị: thể hiện việc xử lý kỷ luật của cấp trên một cách tế nhị và khéo léo, những kỷ luật chỉ mang tính góp ý, phê bình.

- Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết các vấn đề cá nhân: thể hiện sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân và khó khăn của nhân viên.

Mô hình mười yếu tố này đã được công bố rộng rãi và phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu kiểm định thông qua thực tế ở nhiều lình vực khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân thị xã đông triều, quảng ninh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)