Thiết kế thang đo và chọn mẫu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân thị xã đông triều, quảng ninh (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4 Thiết kế thang đo và chọn mẫu

Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ, xác định được các yếu tố tạo động lực làm việc CBCCVC, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều được sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với các mức độ tương ứng như sau:

- Mức 1: hoàn toàn không đồng ý.

- Mức 2: không đồng ý.

- Mức 3: bình thường.

- Mức 4: đồng ý.

- Mức 5: hoàn toàn đồng ý.

Kết quả thang đo các yếu tố tạo động lực làm việc CBCCVC sau khi được hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương gồm 5 thành phần với 21 biến quan sát được dùng làm thang đo chính cho nghiên cứu. Năm thành phần cấu thành nên các yếu tố tạo động lực làm việc của CBCCVC bao gồm:

(1) Công việc ổn định (2) Thu nhập

(3) Đào tạo và phát triển (4) Lãnh đạo trực tiếp

(5) Sự tự chủ trong công việc

Thang đo các biến quan sát được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.1: Diễn đạt và mã hóa thang đo

Thang đo

hóa

Công việc ổn định

1. Tôi không phải lo bị mất việc OD1

2. Cơ quan tôi công tác hoạt động hiệu quả OD2

3. Công việc của tôi rất ổn định OD3

4. Công việc của tôi là việc hành chính nên luôn nhiều việc OD4

Thu nhập

1. Thu nhập của tôi đủ sống TN1

2. Tôi được hưởng chế độ phúc lợi đầy đủ TN2

3. Mức lương hiện nay là phù hợp với năng lực của tôi TN3 4. Tôi hài lòng với chế độ phúc lợi của cơ quan TN4

Đào tạo và phát triển

1. Cơ quan có chính sách đào tạo và phát triển cho nhân viên rõ ràng PT1 2. Cơ quan cho tôi nhiều cơ hội phát triển cá nhân PT2 3. Cơ quan luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực PT3 4. Mọi nhân viên trong cơ quan đều có cơ hội thăng tiến như nhau PT4

Lãnh đạo trực tiếp

1. Lãnh đạo cung cấp thông tin phản hồi giúp cải thiện hiệu suất công việc LD1 2. Bất kỳ vấn đề gì tôi cũng có thể thảo luận với lãnh đạo của mình LD2 3. Lãnh đạo trực tiếp luôn ghi nhận sự đóng góp của tôi với tổ chức LD3 4. Tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo trực tiếp khi cần thiết LD4 5. Lãnh đạo trực tiếp luôn khéo léo tế nhị khi cần phê bình tôi LD5

Sự tự chủ trong công việc

1. Tôi được tự tổ chức thực hiện công việc của mình TC1 2. Tôi được tôn trọng khi cấp trên giao thực hiện công việc TC2 3. Tôi được tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến công việc của tôi TC3 4.Tôi được chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ TC4

Động lực làm việc chung

1. Tôi rất vui khi làm việc ở đây DL1

2. Tôi thực sự gắn bó với nơi này DL2

3. Tôi muốn đóng góp sức lực cho cơ quan tôi DL3

4. Tôi muốn đóng góp trí tuệ cho cơ quan tôi DL4

2.4.2 Chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: đề tài sử dụng phương pháp lấy mẫu tổng thể vì số lượng CBCCVC ở UBND thị xã Đông Triều không nhiều.

Phương pháp xác định kích thước mẫu: Kích thước mẫu nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý dữ liệu và độ tin cậy cần thiết.

Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Tỉ lệ quan sát (observation)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Đối với phân tích nhân tố EFA công thức kinh nghiệm thường dùng cho cỡ mẫu tối thiểu là N≥ 5*x ( với x: tổng số biến quan sát).

Đối với phương pháp hồi quy, để phân tích hồi quy tốt nhất cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N ≥ 50 + 8m (trong đó N là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, m là số lượng biến độc lập).

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng kết hợp cả hai phương pháp EFA và hồi quy bội, nên tác giả chọn mẫu đủ lớn để thỏa mãn 2 điều kiện. Ứng với thang đo lý thuyết gồm 21 biến quan sát và 5 biến độc lập cỡ mẫu yêu cầu tối thiểu của phương pháp EFA là N ≥ max = 105 mẫu, đối với phương pháp hồi qui tuyến tính cỡ mẫu yêu cầu là N ≥ max = 90 mẫu. Trên cơ sở đó, tác giả chọn điều tra trên số mẫu 170 CBCCVC.

2.4.3 Mã hóa biến

Để thuận tiện cho việc phân tích dữ liệu, thành phần các biến quan sát được mã hóa lại như bảng sau:

Bảng 2.2: Mã hóa biến

Biến Thành phần Mã hóa

Giới tính Nam 1

Nữ 2

Độ tuổi Dưới 25 tuổi 1

Từ 25 – 30 tuổi 2

Từ 31- 40 tuổi 3

Trên 40 tuổi 4

Học vấn Từ trung cấp trở xuống 1

Cao đẳng, đại học 2

Sau đại học 3

Thâm niên Dưới 3 năm 1

Từ 3 – 5 năm 2

Trên 5 năm 3

Mức thu nhập Dưới 3 triệu 1

Từ 3- 5 triệu 2

Trên 5 triệu 3

Cấp bậc Nhân viên 1

Lãnh đạo phòng, ban 2

Lãnh đạo 3

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ công chức tại ủy ban nhân dân thị xã đông triều, quảng ninh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)