Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 40)

1.2. NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNCN, bao gồm cả nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những ảnh hưởng tích cực trong công tác nghiên cứu những nhân tố này là bước đi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN.

1.2.2.1. Hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các quy định về

thuế TNCN của Đảng và Nhà nước.

Hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các quy định về thuế TNCN của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa tầm quan trọng trong công tác quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể. Với bản chất của nó, thuế TNCN là sắc thuế nhạy cảm và phức tạp vào bậc nhất trong các sắc thuế. Thuế này trực tiếp tác động đến túi tiền của người dân trong điều kiện mức sống của đa số dân còn thấp, lại không am hiểu pháp luật và thủ tục thuế, cũng chưa có đủ ý thức công dân để thật thà khai báo thu nhập. Khả năng kiểm soát và chứng minh thu nhập cá nhân rất hạn chế, đặc biệt đối với khu vực hành nghề tự do và kinh doanh nhỏ. Người nộp thuế TNCN nói chung, các hộ kinh doanh cá thể nói riêng là rất đa dạng, thu nhập tính thuế không đồng nhất. Tính nhạy cảm và phức tạp như vậy đòi hỏi phải rất thận trọng để tránh những sai sót không đáng có trong chính sách và biện pháp, có thể tạo ra những phản ứng xã hội.

Để bảo đảm sự thống nhất giữa chính sách và biện pháp ngay từ đầu, đòi hỏi các nhà soạn thảo luật cần phải giải trình các biện pháp và cơ quan lập pháp chỉ thông qua từng chính sách khi các biện pháp được giải trình có tính khả thi, trả lời được rõ ràng, cụ thể và có sức thuyết phục những câu hỏi còn vướng mắt khi áp dụng chính sách thuế.

Thông thường nội dung pháp luật về thuế thu nhập cá nhân phải quy định cụ thể về người nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế, giảm thuế, kỳ tính thuế, căn cứ tính thuế, giảm trừ gia cảnh, thuế suất, cách tính thuế , đăng ký, kê khai, quyết toán, hoàn thuế

Chẳng hạn ở nước ta, Nghị quyết Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 ngày 28/12/1989 về việc ủy quyền cho Hội đồng nhà nước quy định một số thuế mới bằng hình thức pháp lệnh, ngày 27/12/1990, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/1991. Kể từ ngày có hiệu lực, pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã được sửa đổi 6 lần vào các năm 1992, 1994, 1997, 2001, 2004, 2007. Luật số 04/2007/QH12 Luật thuế TNCN; Nghị định số 100/2008/NĐ-CP

ngày 08/09/2008 quy định chi tiết một số điều của luật thuế TNCN; Thông tư Số 84/2008/TT-BTC ngày 03/09/2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong đó đã quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế .

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn; Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được các điều kiện nêu trên.

Thứ hai, các khoản thu nhập chịu thuế: Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hoá; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng.

Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Thứ ba, giảm thuế: Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Thứ tư, kỳ tính thuế: Đối với cá nhân cư trú, kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh. Đối với cá nhân không cư trú, kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả các loại thu nhập chịu thuế.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không cư trú có địa điểm kinh doanh cố định như cửa hàng, quầy hàng.. thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh.

Thứ năm, căn cứ tính thuế TNCN: Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Đối với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ (-) các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

Đối với cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế

trong kỳ tính thuế = Doanh thu ấn định

trong kỳ tính thuế x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Doanh thu ấn định được xác định căn cứ vào kê khai của cá nhân kinh doanh, kết quả điều tra của cơ quan thuế và ý kiến tham gia của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, không hạch toán, xác định được chi phí. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế

trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập

chịu thuế trong kỳ tính thuế x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định Trong đó, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo sổ sách kế toán hoá đơn, chứng từ phù hợp với doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng.

Tổng cục Thuế quy định cụ thể tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để áp dụng đối với trường hợp cá nhân kinh doanh không hạch toán được chi phí hoặc không hạch toán kế toán.

Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ, thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

=

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong

kỳ tính thuế -

Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra

thu nhập trong kỳ tính thuế

+

Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế Trong đó, doanh thu và chi phí được xác định theo sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ. Trường hợp, cá nhân kinh doanh thuộc người nộp thuế giá trị gia tăng thì doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với doanh thu tính thuế giá trị gia tăng.

Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình kinh doanh như: tiền phạt vi phạm hợp đồng; tiền phạt do chậm thanh toán; tiền lãi ngân hàng trong quá trình thanh toán, tiền lãi do bán hàng trả chậm, trả góp, tiền lãi do bán tài sản cố định; tiền bán phế liệu, phế phẩm...

Đối với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhân với thuế suất .

Doanh thu là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả chi phí do bên mua hàng hoá, dịch vụ trả thay cho cá nhân không cư trú mà không được hoàn trả.

Trường hợp thoả thuận hợp đồng không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì doanh thu tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau: 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá; 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ; 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

Thứ sáu, giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của người

nộp thuế là cá nhân cư trú.

Mức giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.

Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các người nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.

- Người phụ thuộc là người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

Hình 1.2: Giảm trừ gia cảnh (Nguồn: Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính)

Thứ bảy, thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1 Đến 60 Đến 5 5

2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10

3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15

4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20

5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25

6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30

7 Trên 960 Trên 80 35

(Nguồn: Điều 22-Luật thuế TNCN số04/2007/QH12, ngày 21/11/2007)

Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thứ tám cách tính thuế. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Thứ chín, đăng ký, kê khai, quyết toán, hoàn thuế. Tất cả các tổ chức, cá nhân trả thu nhập, cá nhân kinh doanh, cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công và các cá nhân có thu nhập chịu thuế TNCN khác phải đăng ký thuế TNCN.

Việc kê khai thuế được tiến hành theo bốn hình thức: Khai thuế theo tháng, khai thuế theo quý, khai thuế theo năm, kê khai theo từng lần phát sinh.

Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập có trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế theo quy định. Quyết toán thuế được thực hiện theo năm dương lịch, cá nhân tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập trong năm thực hiện kê khai và nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế.

Trong trường hợp số tiền thuế đã nộp mà nhiều hơn số tiền thuế phải nộp thì được hoàn thuế. Cá nhân muốn được hoàn thuế thì khi nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì chỉ cần điền số tiền đề nghị hoàn thuế vào tờ khai quyết toán thuế.

1.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân, phối hợp với các ban ngành và công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế .

Xuất phát từ đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như đã phân tích là quy mô nhỏ, phân tán, có nhiều đầu mối, công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ có tổ chức quản lý phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, cơ quan mới có thể thực hiện việc thu thuế, kê khai, quyết toán, hoàn thuế và kiểm tra giám sát thuế đến

từng hộ kinh doanh một cách đầy đủ, không bỏ qua và giảm sai sót.

Vì thế, việc hoàn thiện phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để người nộp thuế ý thức đầy đủ, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế là đòi hỏi thường xuyên đối với cơ quan thuế. Các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kịp thời chính sách thuế cho người nộp thuế, nhất là người nộp thuế mới kinh doanh.

Tuyên dương kịp thời thành tích các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, đối thoại với người nộp thuế để giải đáp kịp thời những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế. Phát triển các dịch vụ, hỗ trợ người nộp thuế thông qua cơ chế hợp tác với hệ thống các ngân hàng thương mại. Cơ quan thuế tiếp tục duy trì cơ chế phối hợp thu với kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho người nộp thuế thuận lợi kê khai thuế, nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

1.2.2.3. Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế

Một nhân tố giữ vai trò then chốt trong công tác quản lý nhà nước về thuế TNCN nói chung đối với hộ kinh doanh cá thể nói riêng là trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ công chức thuế. Bởi lẽ tất cả các nội dung từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy quản lý, thanh kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm đều được thực hiện bởi đội ngũ này.

Để có thể tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành những chính sách thuế đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi về KTXH và đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý thuế TNCN thì đội ngũ công chức thuế nói chung, đặc biệt là công chức lãnh đạo ở cấp cao, tầm hoạch định chính sách, cần phải có trình độ cao về kiến thức cơ bản và những kỹ năng thực tế liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về thuế

Cán bộ ngành thuế là người đại diện cho Nhà nước, thực hiện các quy định pháp luật thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế của người nộp

thuế vào Ngân sách Nhà nước. Đồng thời phải biết lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân về chính sách thuế để góp ý với Nhà nước, đặt chính sách pháp luật thuế cho đúng phù hợp với thực tiễn.

Cán bộ thuế có vị trí vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơ quan thuế. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong sự nghiệp đổi mới đòi hỏi cán bộ không những thành thạo chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, liêm, chính. Điều đó đặt ra yêu cầu cán bộ thuế phải thường xuyên rèn luyện đạo đức và lối sống, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để “ có tâm trong sáng, có nghề tinh thông”.

Đối với Nhà nước: Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài sản của Nhà nước. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thi hành công vụ, quản lý thuế theo đúng quy định của pháp luật. Bảo vệ bí mật Nhà nước, chấp hành nghiêm các quy định giữ gìn bí mật số liệu, tài liệu có liên quan đến công vụ. Có tinh thần (dũng khí) đấu tranh chống lãng phí, tham ô, tham nhũng và mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền, kiên quyết đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật quản lý thuế.

Đối với nhân dân (bao gồm những cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế gọi chung là người nộp thuế) cần tôn trọng người nộp thuế, văn minh, lịch sự khi giao tiếp ứng xử; tận tụy phục vụ nhân dân, hướng dẫn, giải thích tận tình chu đáo; Giải quyết công việc nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác; lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. Cán bộ thuế phải thực sự là công bộc của nhân dân và việc gì có lợi cho dân thì cố gắng làm, việc gì có hại cho dân phải cố gắng tránh. Phải coi người nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất của cơ quan thuế, cán bộ thuế phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phục vụ.

Đối với đồng nghiệp: cán bộ thuế phải tôn trọng, trung thực và hợp tác vì lợi ích công vụ, lợi ích Nhà nước; Có tình thương yêu và biết khoan dung độ lượng; đoàn kết, phối hợp công tác để thực thi công vụ quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)