Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 101)

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI HỘ KINH

3.2.3. Nguyên nhân hạn chế

Để đánh giá nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể, đề tài đã khảo sát ý kiến các bộ Quản lý Nhà nước và Quản lý Thuế trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ. Bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 trong đó, 5 điểm là tốt nhất, Kết quả cụ thể được phản ánh ở bảng sau đây:

Bảng 3.11. Đánh giá các nguyên nhân của công tác quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ hiện nay

(Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là tốt nhất)

NỘI DUNG 5 4 3 2 1 Điểm

trung bình 2.1 Hệ thống pháp luật và chủ trương

chính sách, các quy định về thuế của Đảng và Nhà nước

3,60

Hệ thống pháp luật về thuế 15 12 8 15 3,54

Chủ trương chính sách về thuế 12 17 15 6 3,70

Các quy định về thuế 12 12 18 8 3,56

2.2 Tổ chức bộ máy quản lý và việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương

3,63

Tổ chức bộ máy quản lý 15 12 12 11 3,62

Việc phối hợp giữa các ban ngành địa

phương 16 12 10 12 3,64

2.3 Trình độ và Phẩm chất đạo đức

của cán bộ thuế 3,75

Trình độ của cán bộ thuế 17 13 15 5 3,84

Phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế 12 16 15 7 3,66 2.4 Cơ sở vật chất của ngành thuế 10 12 12 16 3,32 2.5 Ý thức chấp hành pháp luật của

người nộp thuế 12 15 11 12 3,54

( Nguồn: Qua phiếu khảo sát, điều tra của tác giả)

Bảng 3.11 trên đã đánh giá các nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ. Qua điều tra khảo sát ý kiến các bộ Quản lý Nhà nước và quản lý thuế trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, kết quả như sau:

-Về Hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các quy định về thuế của Đảng và Nhà nước đạt 3,6 điểm.

- Về Tổ chức bộ máy quản lý và việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương đạt 3,63 điểm

- Về Trình độ và Phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế đạt 3,75điểm - Về Cơ sở vật chất của ngành thuế đạt 3,32điểm

- Về Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế đạt 3,54điểm

Qua việc đánh giá trên chứng tỏ công tác quản lý thuế TNCN đối với kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ là chưa cao. Qua điều tra thì nhiều ý kiến chỉ cho điểm khá hoặc trung bình, Vì vậy trong thời gian tới Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ cần đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN đối với HKD cá thể, góp phần hoàn thiện công tác thu thuế nói chung và thu thuế TNCN nói riêng.

3.2.3.1. Nguyên nhân liên quan đến môi trường luật pháp và cơ chế chính sách, các quy định về thuế TNCN.

Hệ thống chính sách thường xuyên được bổ sung, điều chỉnh nên nhiều quy định còn mang tính chắp vá, thiếu chặt chẽ làm cho quá trình triển khai chưa thực sự thống nhất giữa các địa phương. Thậm chí nhiều nơi còn lúng túng trong quá trình thực thi chính sách, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của công tác quản lý thuế. Có những nội dung còn chưa sát với thực tế quản lý thu thuế tại Việt Nam nên còn gây ra những hạn chế trong việc tận thu vào NSNN.

3.2.3.2. Nguyên nhân liên quan đến tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân, công tác phối hợp với các ban ngành và công tác tuyên truyền

hỗ trợ người nộp thuế .

Hạn chế về tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN. Bộ máy quản lý thuế TNCN còn hạn chế về chức năng cưỡng chế thuế, phần lớn mới chỉ dừng lại ở chức năng hướng dẫn, đôn đốc nên hiệu quả răn đe chưa cao. Chính vì vậy mà ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế chưa được nâng lên. Công tác quản lý thuế TNCN còn bị lồng ghép trong các đội nghiệp vụ chức năng khác, thời gian dành cho việc nghiên cứu triển khai chính sách thuế chưa được đầu tư đúng mực, không mang tính chất chuyên sâu nên hiệu quả chưa cao.

Sự phối hợp của Cơ quan thuế với Kho bạc, Ngân hàng, Công an trong việc quản lý thu thuế còn bị hạn chế rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau.

3.2.3.3. Nguyên nhân liên quan đến trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế

- Công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ công chức vẫn còn mang nặng cảm tính, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn quản lý như không điều chuyển cán bộ làm công tác quản lý thuế TNCN khi không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ…

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thuế TNCN chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hệ thống giáo trình đào tạo cho cán bộ quản lý thuế TNCN nên chưa tổ chức đào tạo thường xuyên, định kỳ cho cán bộ quản lý thuế nhất là kỹ năng quản lý thuế TNCN.

- Lực lượng cán bộ quản lý thuế TNCN thường phải làm việc trong một môi trường đầy cám dỗ vật chất trong khi mức sống còn thấp do chưa có chính sách đãi ngộ thoả đáng và một phần là do việc thực hiện chế độ giám sát của ngành còn lỏng lẻo nên một số công chức đã tha hoá, biến chất, câu kết với NNT gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

3.2.3.4. Nguyên nhân liên quan đến cơ sở vật chất của ngành thuế Điều kiện vật chất của Chi cục Thuế còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở làm việc còn chật chội, hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý chưa được nâng cấp, trang thiết bị tin học chưa đầy đủ, đồng bộ do vậy việc truyền, nhận dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn. Việc nâng cấp ứng dụng CNTT

không đồng bộ, tốn nhiều thời gian trong quá trình nâng cấp tại nhiều điểm.

Việc thay đổi, nâng cấp chức năng hệ thống đòi hỏi phải lập trình thêm. Mọi thay đổi đều phải lập dự án triển khai nâng cấp cho các cơ quan thuế dẫn đến tốn kém chi phí, ảnh hưởng tới công việc cơ quan thuế.

Chính vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu kém ở tất cả các khâu quản lý thuế. Theo điều tra của tác giả, trong đăng ký, kê khai thuế, với câu hỏi Anh (chị) biết được nguồn thông tin về cấp MST từ đâu, thì 88% cho biết là từ cơ quan quản lý thuế, 12% là từ mạng internet. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho khâu cấp mã số thuế vẫn còn hạn chế thì chủ trương hiện đại hóa trong các khâu của quản lý thuế nói chung, thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể nói riêng vẫn còn rất nhiều khó khăn. ( Xem phụ lục 4)

3.2.3.5. Nguyên nhân liên quan đến phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư.

Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới đang được hình thành.

Thói quen, tập quán ưa thích chi tiêu bằng tiền mặt của người dân còn cao. Hạ tầng viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế (tốc độ đường truyền, hệ thống an ninh mạng...). Công tác bảo mật và an toàn mạng truyền thông còn chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi ứng dụng công nghệ tin học rất cao, tuy nhiên số lượng lao động trong lĩnh vực này còn hạn chế... Do việc mở rộng và phát triển các hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt còn gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG IV:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI

CỤC THUẾ ĐỒNG HỶ TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ ĐỒNG HỶ ĐẾN NĂM 2015.

4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ tới năm 2015.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong huyện. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, chính sách xoá đói giảm nghèo.

- Đối với ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, công nghiệp phải đóng vai trò động lực, nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trước mắt cũng như lâu dài phải phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của huyện, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả, phát triển công nghiệp với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo cơ chế thị trường, mở cửa có sự quản lý của nhà nước. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển những ngành công nghiệp có trình độ công nghệ thích hợp, có quy mô phù hợp với đặc điểm của huyện, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, bảo vệ

môi trường sinh thái. Trước mắt cần tập trung phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm sản xuất khẩu.

- Phát triển ngành thương mại là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Do vậy từ nay đến năm 2015 cần phải gắn sự phát triển ngành thương mại dịch vụ của huyện với sự phát triển của các ngành kinh tế khác và sự phát triển chung về kinh tế xã hội của địa phương. Thị trường thương mại phải được mở rộng trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thương mại.

- Đặt sự phát triển của Đồng Hỷ trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên, gắn với vùng Trung du miền núi Bắc Bô ̣, trong quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn.

- Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái;

không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ theo hướng CNH-HĐH đòi hỏi cần lưu ý rất nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, ổn định xã hội và giảm thiểu sự tác động của các ngành công nghiệp đến môi trường.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 14% (Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 18%; dịch vụ tăng 12,4%;

nông, lâm nghiệp tăng 4,1%).

- Cơ cấu kinh tế tối ưu đến năm 2015 là: Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp với tỷ trọng: ngành Công nghiệp-xây dựng 50,5%; dịch vụ 33,7%; nông, lâm nghiệp 15,8%.

GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 46 triệu đồng/năm.

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tỉ lệ giảm sinh mỗi năm 0,15%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,1%/năm.

- Giai đoạn 2011-2015, phấn đấu tạo việc làm mới bình quân mỗi năm cho trên 1.800 người.

- Đến năm 2015, dân số trung bình của Huyện là 114.808 người. Lao động trong đô ̣ tuổi là 60.178 người, chiếm 52,4% dân số; trong đó số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 58.974 người, chiếm 98% lao động trong đô ̣ tuổi.

- Mặc dù hộ kinh doanh cá thể gặp không ít khó khăn trong việc kinh doanh cho nên số thu thuế TNCN còn chưa được cao. Nhưng trong thời gian tới, việc kinh doanh sẽ gặp thuận lợi hơn do nền kinh tế đang dần được hồi phục.

Nhu cầu tiêu dùng và sử dụng dịch vụ của người dân sẽ tăng cao, nên dẫn đến số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đến năm 2015 dự đoán là:

khoảng 800 Hộ. Trong đó cụ thể cho các ngành là:

+ Ngành Sản xuất: 110 hộ + Ngành Vận tải: 50 hộ +Ngành Ăn uống: 120 hộ

+Ngành Thương nghiệp: 370 hộ +Ngành Dịch vụ: 150 hộ

4.1.2. Mục tiêu nâng cao kết quả và chất lượng quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ theo các chỉ tiêu đến năm 2015.

Bảng 4.1: Mục tiêu nâng cao Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể của CCT huyện Đồng Hỷ theo các chỉ tiêu đến năm 2015.

Chỉ tiêu 2012 DK 2013 2015

1. Tổng số tiền thuế. 873.485.712 875.000.000 900.000.000 2.Tỷ lệ người nộp thuế đúng thời hạn

quy định (%). 95 96 97

3. Tổng số người nộp thuế 1025 1100 1150

4. Tỷ lệ người trốn thuế (%). 15 12 11 5. Số lượng cá nhân đề nghị cấp mã số

thuế 119 55 120

6. Tỷ lệ tuân thủ nghĩa vụ kê khai thuế

(%). 97 98 99

7. Tỷ lệ nghĩa vụ nộp thuế (%). 96 97 98

8.Tỷ lệ nghĩa vụ cung cấp thông tin

phục vụ kiểm tra thuế (%). 95 96 98

9. Tỷ lệ hồ sơ thuế phải điều chỉnh (%). 5 4 3 (Nguồn: Chi cục Thuế Huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên)

* Quan điểm quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ.

- Đảm bảo thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế TNCN cho NNT. Thực hiện công tác hỗ trợ, tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế TNCN, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế TNCN cho NNT theo quy định.

- Đảm bảo thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp MST cho NNT trên địa bàn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế TNCN của người nộp thuế theo quy định.

- Đảm bảo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN trên địa bàn và chỉ đạo các đội thuế có liên quan tổ chức thực hiện.

- Tăng cường chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể.

- Đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư để khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập, làm giầu chính đáng.

- Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

* Mức dự báo về khả năng thu thuế TNCN tới năm 2020: Dự báo của Chi cục thuế huyện Đồng Hỷ về khả năng thu thuế TNCN từ các hộ kinh doanh cá thể đến năm 2020 là:

- Năm 2016 là: 1.100.000.000 đồng - Năm 2017 là: 1.300.000.000 đồng - Năm 2018 là: 1.550.000.000 đồng - Năm 2019 là: 1.800.000.000 đồng - Năm 2020 là: 2.100.000.000 đồng

4.1.3. Yêu cầu và phương hướng hoàn thiện quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ.

4.1.3.1 Yêu cầu hoàn thiện quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế Đồng Hỷ

Xuất phát từ đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể và thực trạng công tác quản lý thuế TNCN hiện nay, việc hoàn thiện quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể những năm tới cần quán triệt những yêu cầu sau:

Thứ nhất, phải dựa trên quan điểm hộ kinh doanh là khách hàng, tiếp cận theo các nội dung quản lý thuế hướng vào những yếu tố thuộc đặc điểm tuân thủ thuế với kỳ vọng tăng cường tính tuân thủ tự nguyện, từ đó giảm nguồn lực, chi phí quản lý thuế đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm người có số lượng đông đảo và tăng trưởng nhanh như hộ kinh doanh.

Thứ hai, quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với xu hướng quản lý thuế hiện đại, nâng cao hiệu quả các chức năng QLT trên cơ sở tuân thủ thuế của hộ kinh doanh.

Thứ ba, để quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể cần tiến hành đồng bộ các giải pháp và quan trọng nhất là phải có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của địa phương, các ngành tạo điều kiện để ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ công tác thuế, thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách và hiện đại hóa ngành thuế góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội của địa phương.

4.1.3.2. Phương hướng cụ thể

Thứ nhất, việc hoàn thiện công tác quản lý người nộp thuế cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Theo Luật Thuế TNCN, không bắt buộc người phụ thuộc phải có mã số thuế, do đó khó kiểm soát chính xác vấn đề giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, từ đó có thể nói tạm thời trong giai đoạn hiện nay là gây thất thu thuế TNCN. Việc kê khai giảm trừ gia cảnh chủ yếu là dựa vào ý thức của người nộp thuế. Vì vậy kê khai người phụ thuộc trùng lắp là điều không thể tránh khỏi.

Việc kiểm soát người phụ thuộc đang gặp khó khăn vì hiện nay chưa có phần mềm ứng dụng để kiểm soát trường hợp này.

- Hiện nay với tình hình kinh tế ngày càng lạm phát cao, giá cả hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, với thu nhập hiện tại là rất thấp nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vậy mà vẫn phải nộp thuế. Vì thế, Bộ tài chính, Tổng cục thuế cần ban hành những chính sách thuế hợp lý hơn như là: điều chỉnh tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 4 triệu đồng/người/tháng lên 10 triệu đồng/người/tháng; điều chỉnh tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc từ 1,6 triệu đồng/người/tháng lên 4 triệu đồng/người/tháng.

Thứ hai, về hoàn thiện công tác quản lý kê khai, nộp thuế cần tập trung vào các vấn đề sau.

Như khảo sát của tác giả cho thấy, trong giai đoạn 2010-2012, có tới 44%

số hộ kinh doanh được hỏi ý kiến cho biết là chưa nộp thuế TNCN. Vì vậy Chi cục cần chỉ đạo bộ phận thu nợ đôn đốc nợ để đảm bảo cho tất cả các hộ kinh doanh đều phải nộp thuế TNCN.

Việc khai thuế do NNT tự thực hiện, cơ quan thuế chỉ có thể kiểm soát việc khai thuế thông qua các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế của NNT, việc khai đúng, đủ thu nhập chịu thuế hay không, tình hình khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc đúng hay sai... hiện nay vẫn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thuế. Theo luật quản lý thuế thì NNT tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ khai thuế, nhưng không vì thế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 91 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)