Trong thời gian qua, ngành thuế nước ta đã và đang nỗ lực thực hiện lộ trình cải cách hệ thống thuế, không ngừng hiện đại hóa, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gian lận thuế, chống thất thu cho NSNN. Từng bước đơn giản chính sách thuế, nhất là thu gọn mức thuế suất, thực hiện đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ công tác quản lý thuế. Xây dựng chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Khắc phục những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch vững mạnh.
Với sự ra đời của Luật Quản lý thuế, công tác quản lý thu thuế ở nước ta về cơ bản đã chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những hồ sơ thuế đã nộp cho CQT. Cơ quan thuế chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, đôn đốc thu nộp và kiểm tra để xử lý những vi phạm về thuế. Nhìn chung từ khi thực hiện cải cách toàn diện, ngành thuế cả nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: giảm bớt chi phí quản lý, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và nhất là ý thức chấp hành chính sách pháp luật về thuế của người dân ngày càng được nâng cao.
Giới thiệu hệ thống quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể ở Chi cục thuế Đồng Hỷ:
- Các hộ kinh doanh cá thể sau khi được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì có trách nhiệm đến CQT để làm thủ tục đăng ký thuế. Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục Thuế để phối hợp với các ngành trên địa bàn huyện để hướng dẫn hộ kinh doanh làm thủ tục kê khai đăng ký thuế. Các hộ kinh doanh mới ra lần đầu phải tiến hành kê khai đăng ký thuế để được cấp MST. Sau khi cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh, Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý hộ kinh doanh để theo dõi quản lý thuế. Sau đó Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán chuyển danh sách hộ kinh doanh mới đăng ký thuế cho Đội thuế Liên xã thị trấn để thực hiện phân loại quản lý thu thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.
- Đội thuế Liên xã thị trấn căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán, lưu giữ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa dịch vụ của hộ kinh doanh để phân loại hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc nộp thuế theo phương pháp khoán và áp dụng phương pháp quản lý thuế cho phù hợp. Đội thuế Liên xã thị trấn phối hợp với Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thường xuyên thực hiện phân tích, đối chiếu số liệu, so
sánh doanh thu, tiền thuế phải nộp… trên hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai với doanh thu, tiền thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có cùng quy mô, cùng ngành nghề… trên địa bàn để đảm bảo quản lý chặt chẽ việc kê khai, tính thuế của hộ kinh doanh
- Quản lý đối với hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh:
+ Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai:
Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai gửi thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế: Đội thuế Liên xã thị trấn tiếp nhận Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của chủ hộ kinh doanh, chuyển Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán căn cứ vào Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của hộ kê khai, cập nhật thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh vào danh sách theo dõi người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai. Đội thuế Liên xã thị trấn thực hiện rà soát, nắm tình hình hộ kinh doanh để đôn đốc hộ kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với CQT: Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán sau khi gửi thông báo nộp hồ sơ khai thuế cho hộ kinh doanh mà không có người tiếp nhận và không liên lạc được do hộ kinh doanh đã tự ngừng, nghỉ kinh doanh, thì lập Phiếu đề nghị giải quyết chuyển cho Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để thực hiện kiểm tra địa bàn, xác minh sự tồn tại của hộ kinh doanh. Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phải trả lời kết quả kiểm tra xác minh sự tồn tại của hộ kinh doanh, ghi vào Phiếu đề nghị giải quyết, chuyển cho Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và
nghiệp vụ dự toán căn cứ vào kết quả kiểm tra xác minh của Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tiếp tục thực hiện cập nhật thông tin vào hệ thống đăng ký thuế về tình trạng hộ kinh doanh bỏ trốn, mất tích để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế. Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện cập nhật tình trạng nợ thuế của hộ kinh doanh đã nghỉ, bỏ kinh
doanh vào hệ thống quản lý nợ thuế và thực hiện trình tự thủ tục theo dõi quản lý nợ khó thu.
+ Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán gửi Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh gửi đến cơ quan thuế: Đội thuế Liên xã thị trấn tiếp nhận Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của hộ kinh doanh; xác nhận và chuyển Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán căn cứ vào Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh để thực hiện cập nhật trạng thái của hộ kinh doanh trên hệ thống đăng ký thuế và bổ sung Danh bạ quản lý hộ kinh doanh. Đội thuế Liên xã thị trấn phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để theo dõi, quản lý hộ kinh doanh khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế: Đội thuế Liên xã thị trấn sau khi gửi thông báo nộp thuế cho hộ kinh doanh mà không liên lạc được do hộ kinh doanh đã tự ngừng, nghỉ kinh doanh, thì Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tiến hành kiểm tra địa bàn, xác minh sự tồn tại và thực trạng của hộ kinh doanh. Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán căn cứ vào biên bản xác minh của Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế gửi để cập nhật thông tin vào hệ thống đăng ký thuế, cập nhật vào Danh bạ quản lý hộ kinh doanh để điều chỉnh, bổ sung Sổ bộ thuế phát sinh kỳ sau. Đội Kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện cập nhật tình trạng nợ thuế của hộ kinh doanh đã nghỉ, bỏ kinh doanh vào hệ thống quản lý nợ thuế và thực hiện trình tự thủ tục theo dõi quản lý nợ thuế.
- Đội Kê khai kế toán thuế, tin học và nghiệp vụ dự toán tiến hành lập bộ căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để in Thông báo thuế. Đội thuế liên xã thị trấn căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để thực hiện đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế theo đúng thời hạn đã ghi trên Thông báo thuế.
1.3.1. Kinh nghiệm của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên.
Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên là Chi cục có số thu NSNN lớn nhất
so với các Chi cục thuế ở các huyện, thị xã, chiếm gần 1/3 tổng số thu NSNN của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời cũng là đơn vị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN, tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức tinh thông về nghiệp vụ.
Thứ nhất, Công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Là đơn vị dẫn đầu thực hiện hỗ trợ cho NNT thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ.Thiết lập các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, kịp thời giải đáp, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện luật thuế TNCN. Là đơn vị tiên phong thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa các cơ quan Nhà nước với NNT cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế.
Thứ hai, Tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN: Là đơn vị đầu tiên trong tỉnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế mang lại hiệu quả cao cho các huyện, thị xã học tập.
Xây dựng tổ chức bộ máy vào đào tạo đội ngũ cán bộ công chức: Xác định yếu tố về con người là quan trọng quyết định đến mọi thành công. Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên đã không ngừng xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức ngày càng trong sạch, giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới.
1.3.2. Kinh nghiệm của Chi cục thuế thị xã Sông Công
Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Chi cục thuế thị xã Sông Công thực hiệc đẩy mạnh công tác xã hội hóa tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Triển khai rộng rãi công tác tuyên truyền phổ biển về thuế qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn kịp thời chính sách thuế cho người nộp thuế, nhất là người nộp thuế mới ra kinh doanh.
Thứ hai, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
nhằm quản lý được người nộp thuế một cách có hiệu quả, tăng thu cho NSNN Thứ ba, công tác kiểm tra thuế TNCN đã được tập trung chuyên sâu. Đội kiểm tra thực hiện kiểm tra thuế TNCN đối với các hộ kinh doanh cá thể để tìm ra những sai sót, đồng thời chấn chỉnh người nộp thuế để người nộp thuế không mắc phải những sai sót nữa.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế Đồng Hỷ
Qua công tác quản lý thuế TNCN của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên và Chi cục thuế thị xã Sông Công, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Chi cục thuế Đồng Hỷ như sau:
Thứ nhất, phải nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý tốt thuế thu nhập cá nhân thì sẽ tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời sẽ điều tiết được thu nhập và góp phần tạo ra sự công bằng xã hội.
Thứ hai, phải đào tạo đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN để đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tăng cường công tác kiểm tra người nộp thuế; để nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế và xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế TNCN trong sạch, công tâm trong thực thi nhiệm vụ.
Thứ tư, sự quản lý của Nhà nước thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi trường hoạt động lành mạnh là hết sức quan trọng, qua đó giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả.
Thứ năm, tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước nhằm quản lý được người nộp thuế một cách có hiệu quả, tăng thu cho NSNN.
Thứ sáu, bên cạnh việc xây dựng các chính sách, pháp luật về thuế rõ ràng, minh bạch phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, cũng như phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế là hết sức quan trọng. Vì vậy, Chi cục thuế Đồng Hỷ cần cập nhập đầy đủ
thông tin về người nộp thuế như: họ và tên, MST, địa chỉ, ngành nghề, hồ sơ giảm trừ gia cảnh, số thuế phải nộp NSNN… để kiểm soát được thu nhập của người nộp thuế có thu nhập ở nhiều nơi.
Thứ bẩy, có khen thưởng đối với những tổ chức và cá nhân thực hiện tốt việc kê khai, nộp thuế đầy đủ và xử lý những tổ chức và cá nhân có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.