Phương pháp nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Các hoạt động quản lý thuế như quản lý thu thuế, công tác kê khai, nộp thuế, công tác quyết toán, hoàn thuế và kiểm tra thuế được coi là kết quả hoạt động quản lý thuế. Khi đánh giá hoạt động quản lý thuế sẽ sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về kết quả và chất lượng quản lý cũng như tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế như Hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các quy định về thuế; Tổ chức bộ máy quản lý, và phối hợp thực hiện; Cơ sở vật chất ngành thuế; Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư; Tình hình kinh tế, mức sống của người dân, ý thức chấp hành pháp luật thuế được coi như các nhân tố đầu vào của công tác quản lý thuế.

Khung phân tích của luận văn sẽ được cụ thể hóa ở sơ đồ 2.1 sau đây:

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Phương pháp thu thập thông tin số liệu thứ cấp:

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng nghiệp vụ của Cục Thuế; của Chi cục thuế Đồng Hỷ theo từng địa bàn, từng mốc thời gian, từng giai đoạn.

Các tài liệu về tình hình chung của tỉnh như: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, kinh tế-xã hội, kết quả cấp MST, kết quả kiểm tra, số thu nộp ngân sách.

Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, thực trạng công tác quản lý thuế TNCN của Chi cục thuế Đồng Hỷ.

Các thông tin, tài liệu, số liệu trong nước được thu thập từ Internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp:

Nội dung quản lý:

- Quản lý thu thuế TNCN

- Kê khai, nộp thuế -Quyết toán thuế, hoàn thuế

- Kiểm tra thuế Nhân tố ảnh hưởng

-Hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các quy định về thuế TNCN của Đảng và Nhà nước -Tổ chức bộ máy quản lý và việc phối hợp giữa các ban ngành và công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT -Trình độ và Phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế

-Cơ sở vật chất của ngành thuế - Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư

- Tình hình kinh tế và mức sống của người dân

-Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Tiêu chí đánh giá

- Kết quả và chất lượng quản lý - Tính tuân thủ pháp luật thuế

Giải pháp hoàn thiện

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích luận văn

Tác giả sẽ khảo sát điều tra, để đánh giá các nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Đồng Hỷ theo các chỉ tiêu: Về hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các quy định về thuế của Đảng và Nhà nước; về tổ chức bộ máy quản lý và việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương; về trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế; về cơ sở vật chất của ngành thuế; về ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế; về tình hình đăng ký, kê khai, nộp thuế và kiểm tra thuế trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Người thu thập thông tin sơ cấp gồm 2 nhóm:

Thứ nhất: cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý thuế Thứ hai: hộ kinh doanh cá thể.

Dự kiến sẽ thu thập 50 phiếu cho người thứ nhất và 50 phiếu cho người thứ hai.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin và các số liê ̣u sau khi thu thâ ̣p được, sẽ đươ ̣c làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi sẽ tiến hành phân loa ̣i và tổng hợp theo phương pháp thống kê để phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c phân tích đánh giá.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và

tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2007 của Microsoft Office.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu:

a. Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định về quản lý thuế. Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, để làm rõ sự khác nhau về viê ̣c thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ thuế

củ a người nộp thuế từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế-xã hội. Phân tích so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian,

trong cùng một vấn đề…

b. Phương pháp dự tính, dự báo

Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế-xã hội cho tương lai.

Đó là dự báo về chỉ tiêu thu nộp thuế, dự báo tỷ lệ truy thu thuế, thất thu thuế…

trong năm và sử dụng công cụ thống kê, số liệu để phân tích, tính toán.

c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phối hợp tham gia ý kiến của các chuyên gia giầu kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế, cụ thể đã thảo luận cùng với đồng chí Chi cục trưởng Chi cục thuế Đồng Hỷ là đồng chí Tống Anh Vũ, phó chi cục trưởng là đồng chí Hoàng Thị Thảo để xây dựng phương pháp nghiên cứu và tổ chức điều tra sát với thực tế đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)