Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 21 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH

1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tại một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Mặc dù du lịch mang lại hơi thở, sức sống, nhịp điệu cho TP Đà Nẵng, thế nhưng, hiện thành phố này đang đứng trước một thời điểm cần viết nên câu chuyện mới về du lịch, phải có điều chỉnh để thích ứng xu hướng mới, khắc phục các thách thức đang đặt ra.

Để có thành tựu này, Đà Nẵng đã có chiến lược phát triển khá phù hợp dựa trên lợi thế cạnh tranh, dư địa và tài nguyên đặc biệt của mình tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch nổi bật, tiêu biểu, khác biệt và hấp dẫn.

Tại một hội nghị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vừa được tổ chức, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã nói rằng: Trong 10 năm qua, “Đà Nẵng đã viết nên một câu chuyện về phát triển du lịch mà nhiều tỉnh, thành phố ngạc nhiên, ngưỡng mộ”.

Đà Nẵng đã thu hút được các nhà đầu tư chiến lược để tập trung nguồn lực phát triển cơ sở dịch vụ, vật chất và hạ tầng; Ngoài ra, chiến lược xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh là thành phố đáng sống, điểm đến hấp dẫn cũng góp phần thành công vào việc hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến với thành phố.

Hiện du lịch đang có đóng góp hết sức quan trọng cho kinh tế Đà Nẵng.

Nói như Tổng cục Trưởng Nguyễn Văn Tuấn, “du lịch mang lại hơi thở, sức sống, nhịp điệu cho TP Đà Nẵng”. Tuy nhiên, “bây giờ Đà Nẵng đang đứng trước một thời điểm cần viết nên câu chuyện mới về du lịch, phải có điều chỉnh để thích ứng xu hướng mới, khắc phục các thách thức đang đặt ra” – ông Tuấn cho biết.

Tái cơ cấu theo hướng nâng cấp chất lượng

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình khẳng định: 2018 là năm rất quan trọng cho du lịch thành phố, vì là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2015-2020 của đề án phát triển du lịch mà UBND TP đã phê duyệt. Quan trọng hơn nữa vì TP vừa tổ chức xong sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC. Năm 2017 Đà Nẵng cũng đã đón lượng khách với con số vượt mức mục tiêu của các năm sau.

Vì những điều này, “2018 là năm quan trọng để xác định Đà Nẵng làm thế nào để có hướng đi tạo sự khác biệt, hướng tới tái cơ cấu từ số lượng sang chất lượng, tái cơ cấu thị trường, phát triển sản phẩm phục vụ thị

trường theo hướng như vậy và tái cơ cấu công tác truyền thông để quảng bá”, ông Bình cho biết.

Trong năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 6,63 triệu lượt; trong đó khách quốc tế đạt 2,33 triệu lượt, khách nội địa đạt 4,3 triệu lượt. Tổng thu du lịch đạt 19.504 tỷ đồng.

Ngày 22/2 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt nội dung chi tiết Đề án phát triển du lịch năm 2018 của Sở Du lịch, tổng mức kinh phí cho đề án này là 14,4 tỷ đồng. Đặc biệt, trong bảng dự toán kinh phí chi tiết cho thấy Đà Nẵng sẽ dành hơn một nửa kinh phí, chính xác là 7,250 tỷ đồng cho việc tuyên truyền, quảng bá xúc tiến. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng dành gần 1/3 kinh phí của đề án cho việc nâng cấp chất lượng và hình thành sản phẩm du lịch.

Các sản phẩm du lịch sinh thái, làng quê, đường sông và sự kiện du lịch sẽ được chú trọng.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng trong các cuộc làm việc từ đầu năm đến nay đều nhấn mạnh việc TP đang chuẩn bị xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2035 tầm nhìn 2050. Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh cho biết, vì tầm quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế nên quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung của Đà Nẵng đều sẽ có tích hợp các điều kiện dành cho sự phát triển của ngành du lịch.

Ba việc cơ bản cần làm

Đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, gần đây lãnh đạo TP đã làm việc với sở du lịch và yêu cầu ngành hướng tới nâng cấp chất lượng dịch vụ, sản phẩm; tái cơ cấu theo hướng tập trung vào chất lượng, có thể chậm về số lượng nhưng phải nâng cấp chất lượng để đảm bảo tăng trưởng dựa trên chất lượng, về thị trường- sản phẩm -dịch vụ.

Vậy làm thế nào đạt được tái cơ cấu như vậy?

Thứ nhất, về sản phẩm, cần thu hút đầu tư, theo đó, TP Đà Nẵng đã chủ trương 2018 là năm đẩy mạnh thu hút đầu tư, ngành du lịch là ngành kinh tế

tổng hợp, sẽ cùng các ngành khác thu hút đầu tư tập trung vào sản phẩm, dịch vụ có đẳng cấp và chất lượng. Theo chia sẻ của lãnh đạo Sở, các sản phẩm cụ thể cần thu hút đầu tư phát triển chủ yếu là giải trí biển, nghỉ dưỡng biển và sự kiện để phát huy thành công của Tuần lễ Cấp cao APEC. Đây là việc thứ nhất trong ba việc quan trọng và cơ bản cần làm của ngành trong năm 2018, ông Bình nói.

Thứ hai, về thị trường, du lịch Đà Nẵng không phân biệt về quốc tịch, nhưng năm nay trong kế hoạch chuyển hướng phát triển, ngành xác định sẽ ưu tiên hơn cho thị trường cao cấp, như thị trường nghỉ dưỡng biển, 4-5 sao,khách du lịch công vụ, khách du lịch thể thao -hội nghị- sự kiện, nghỉ dưỡng cao cấp, ưu tiên các sự kiện lớn có tầm quốc tế như pháo hoa quốc tế, marathon quốc tế, iron man.

Việc quan trọng thứ ba về truyền thông, du lịch Đà Nẵng sẽ tập trung nhiều hơn các vấn đề chuyên nghiệp, chuyên sâu. Muốn như vậy phải từ nghiên cứu thị trường, hiểu thị trường, năm 2018 ngành bắt đầu hợp tác người bản xứ, ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc để gia tăng sự hiểu biết thị trường và được hỗ trợ gặp gỡ đối tác đúng đối tượng, mục tiêu và thông tin đến các đối tác doanh nghiệp kinh doanh lữ hành theo cách hiệu quả hơn, ông Bình chia sẻ.

Câu chuyện nguồn nhân lực

Nói về nguồn nhân lực – vấn đề được xem là một khó khăn không nhỏ đối với ngành du lịch của Đà Nẵng, theo đại diện lãnh đạo Sở, TP đang tích cực đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp – nhà nước và nhà trường, cung cấp trao đổi các thông tin về nhu cầu thị trường và yêu cầu đào tạo. Đại diện Sở Du lịch khẳng định, 2018 ngành du lịch tập trung quyết liệt hơn nữa trong đào tạo hướng dẫn viên (HDV). Hiện khách quốc tế nhiều nhưng đội ngũ HDV không đủ. “Các thách thức về lữ hành và hướng dẫn viên như báo chí phản ánh là đúng, tất nhiên có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, đó là các vấn đề của phát triển cần giải quyết”, ông Bình nói.

Hiện Luật Du lịch mới ra đời trong đó có chi tiết quan trọng: Hướng dẫn viên (HDV) không cần bằng đại học chỉ cần cao đẳng, đây là bước cơ bản tạo điều kiện củng cố, phát triển đội ngũ. Việc này giúp nhanh chóng cung cấp đội ngũ HDV cho thị trường. Ngoài ra, vị lãnh đạo Sở Du lịch cũng nhắc đến việc các bạn HDV qua các lớp đào tạo phải cần có lớp bồi dưỡng, để nắm hơn nữa về truyền thống, lịch sử để giới thiệu và cùng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý nhà nước. Ông cũng nhấn mạnh việc HDV nước ngoài thực hiện công việc hiện luật chưa cho phép, để kiểm soát sẽ phải thông qua tuyên truyền và các biện pháp pháp luật, chế tài xử lý.

Cũng theo ông Bình, quảng bá điểm đến, phát triển điểm đến Đà Nẵng trở thành điểm đến sự kiện tiếp nối thành công của Tuần lễ cấp cao APEC là điểm quan trọng trong bức tranh du lịch của thành phố năm 2018.

Tuy nhiên định hướng này lại tiếp tục đặt ra vấn đề về nguồn nhân lực,

vì muốn làm gì nhưng không có con người thì không làm được, hiện nhân lực trong giai đoạn chưa phát triển tương xứng với hạ tầng, các công ty ra đời rất nhiều, nhà nước khuyến khích tạo điều kiện công ty phát triển, khách sạn xây nhiều nhưng con người lại thiếu, dẫn đến ảnh hưởng chất lượng”.

Chính vì vậy, “vừa định hướng phát triển điểm đến sự kiện kết hợp du lịch kéo theo điều thứ hai, vừa tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực”, ông Nguyễn Xuân Bình cho hay.

Năm 2018 cũng là năm bản lề để thực hiện hai việc này. Theo đó, Đà Nẵng là trung tâm du lịch thì cũng phải là trung tâm đào tạo, bên cạnh nâng cao chất lượng đào tạo các cơ sở hiện có, cần tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài, đào tạo mang đẳng cấp quốc tế.

Với nguồn kinh phí 14,4 tỷ đồng, Đà Nẵng dự kiến sẽ tập trung phát triển dịch vu du lịch như du lịch sinh thái, làng quê, đường sông... và tăng cường quản lý cơ sở lưu trú, lữ hành năm 2018.

UBND Thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định về việc triển khai Đề án phát triển du lịch năm 2018 với tổng kinh phí thực hiện 14,4 tỷ đồng.

Theo đó, Đề án tập trung phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, nâng cấp chất lượng và hình thành sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, làng quê, đường sông…

Đồng thời, Đà Nẵng cũng tăng cường quản lý cơ sở lưu trú, cơ sở đạt chuẩn, quản lý lữ hành và các khu điểm; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Song song việc tham gia các hội chợ quảng bá du lịch trong và ngoài nước, đón các đoàn Famtrip và báo chí đến quảng bá du lịch, Đà Nẵng còn liên kết du lịch với các địa phương trong và ngoài nước, thành lập đại diện du lịch tại Trung Quốc, Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, thành phố còn tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho doanh nghiệp.

UBND thành phố giao Sở Du lịch triển khai thực hiện phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của đề án, các chính sách ban hành trong năm theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Được biết, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Thành phố Đà Nẵng trong năm 2017 ước đạt 6,6 triệu lượt, tăng 19% so với năm 2016. Tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 19.403 tỉ đồng, tăng 20,6%.

Doanh thu lưu trú, du lịch, lữ hành ước đạt 6.695 tỉ đồng, tăng 8,6%...

Còn trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, Đà Nẵng đã đón gần 300.000 lượt khách du lịch, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt trên 132.000 lượt, tăng 27,6%, khách trong nước đạt gần 165.000 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017.

Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020 đón được 8 triệu khách, trong đó có 2 triệu khách quốc tế và 6 triệu khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 12,6%.. [30]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Khánh Hòa

Ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục trên đà tăng trưởng. Chỉ tiêu về doanh thu, lượt khách tăng cao so với năm trước, đặc biệt là khách quốc tế.

Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Những sản phẩm truyền thống chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, các ngành đã quản lý tốt về vấn đề giá cả, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

Có thể khẳng định rằng, năm qua ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng cao. Doanh thu du lịch đạt trên 17 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 33% so với năm trước đó. Tổng số lượng khách lưu trú đạt trên 5 triệu lượt, tăng 20,24%; trong đó khách quốc tế ước đạt 2,03 triệu lượt, tăng 68,9% so với cùng kỳ, đạt 119,4% so với kế hoạch đề ra; khách nội địa đến Khánh Hòa đạt 3,42 triệu lượt tăng 2,7%.

Thị trường khách du lịch quốc tế tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt đối với khách Trung Quốc và Nga (chiếm 74,6% trong tổng số khách quốc tế đến Khánh Hòa). Các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ... bước đầu có sự tăng trưởng nhẹ trong những tháng cuối năm 2017.

Hoạt động đón khách du lịch đến Khánh Hòa bằng tàu biển tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017, Khánh Hòa đã đón 72 chuyến tàu biển quốc tế tại Cảng Nha Trang và Cảng Cam Ranh, phục vụ trên 120 nghìn lượt khách lên bờ, tăng 24 nghìn lượt khách so với cùng kỳ.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 664 cơ sở lưu trú du lịch với 29.400 phòng tăng 21 cơ sở với 4.346 phòng, chủ yếu tăng số lượng cơ sở lưu trú từ 3 – 5 sao.

Đặc biệt, năm 2018, nhiều dự án lớn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Nhà ga hành khách quốc tế Sân bay quốc tế Cam Ranh; các dự án giao thông, hạ tầng quan trọng ở Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa... sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Thêm vào đó, nhiều dự án lưu trú, mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí... của các doanh nghiệp cũng sẽ đưa vào phục vụ người dân và du khách. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về lượng khách và doanh thu du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Với những gì đã đạt được trong năm qua về chỉ tiêu doanh thu, lượt khách đều tăng cao, đặc biệt là khách quốc tế. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Những sản phẩm truyền thống chất lượng ngày càng cao. Bên cạnh đó, các ngành đã quản lý tốt về vấn đề giá cả, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

Đẩy mạnh phát triển du lịch

Luật Du lịch sửa đổi đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Cùng với đó là những chủ trương chính sách lớn về phát triển du lịch Việt Nam của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch Khánh Hòa, nhất là vai trò được xác định là mũi nhọn trong du lịch biển đảo của cả nước.

Với những điều kiện thuận lợi, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động số 14 của Tỉnh ủy – chương trình hành động ngành Du lịch năm 2018 về phát triển du lịch.

Mục tiêu của ngành du lịch Khánh Hòa trong năm 2018 là đón khoảng 6,5 triệu lượt khách, tăng khoảng 13% so với năm ngoái. Con số theo dự kiến của ngành sẽ không khó để đạt được khi kết quả của năm 2017, Khánh Hòa đã đón gần 5,5 triệu lượt. Ngành du lịch cũng đặt mục tiêu đón khoảng 2,8 triệu lượt quốc tế trong khi năm ngoái đã đón hơn 2 triệu lượt. Doanh thu du lịch hướng

đến vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25%. Với thành công đã đạt được trong năm 2017, những mục tiêu này hoàn toàn trong tầm tay. Các doanh nghiệp du lịch kỳ vọng 2018 tiếp tục là năm có nhiều sự khởi sắc.

Để thực hiện thành công chương trình hành động, trong năm 2018, ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa sẽ phối hợp hơn nữa với các đơn vị liên quan trong công tác tăng cường quản lý dịch vụ lưu trú và lữ hành; nghiên cứu xúc tiến du lịch các thị trường trọng điểm; đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và phát triển các sản phẩm mới; nghiên cứu, đề xuất phát triển các vùng du lịch vệ tinh để giảm tải cho Nha Trang; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch đào tạo để giải quyết bài toán nhân lực du lịch…

Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kết quả hoạt động của ngành Du lịch sẽ tác động đến nhiều ngành kinh tế khác. Vì vậy, Khánh Hòa luôn xác định xem việc xây dựng môi trường, nâng cao hiệu quả dịch vụ du lịch là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành. Chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện; các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch như: quản lý lao động nước ngoài, tăng cường việc quản lý thuế và giá, việc kinh doanh qua mạng...

Tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến nhằm khai thác đa dạng các thị trường khách du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động làm trong lĩnh vực du lịch; tăng cường thanh kiểm tra, quản lý Nhà nước liên quan đến du lịch… là những nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2018.

Đối với thị trường quốc tế, tập trung vào thị trường trọng điểm là Nhật Bản, vì đây là thị trường truyền thống của tỉnh Khánh Hòa, đã diễn ra hội chợ du lịch quốc tế JATA tại Nhật Bản và gặp gỡ các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam. Đoàn cũng đã có buổi gặp gỡ, trao đổi và bàn phương hướng phối hợp với Công ty lữ hành HIS và Công ty APEX của Nhật Bản để đưa khách du lịch Nhật Bản đến Nha Trang - Khánh Hòa.

Các doanh nghiệp du lịch Khánh Hòa như: Công ty Ana Marina Nha Trang,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)