Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 44)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN

3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Địa hình, khí hậu

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80%

đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng:

-Vùng núi: Chia làm hai miền: vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc với hai dãy núi chính là dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà; dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía Bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền Tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc TP Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.

- Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển, bao gồm vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp, gồm các vùng nam Uông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái.

- Vùng biển và hải đảo: Có địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước, trải dài theo đường ven biển hơn 250 km. Có

hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô và 2 vịnh lớn gồm vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

- Khí hậu: Quảng Ninh nằm vùng Khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 - 23oC, lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 - 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác.

3.1.1.2. Điều kiện thủy văn

Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2, trong đó có 8 con sông chính chảy trên địa bàn tỉnh đó là: Sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Diễn Vọng, sông Hà Cối, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ, sông Tiên Yên và sông Đầm Hà...Đặc điểm chung của sông suối là nhỏ, lòng sông hẹp và dốc, cự ly ngắn lại chạy thẳng từ vùng núi ra biển nên hầu hết sông trong tỉnh không có vùng trung lưu. Mạng lưới suối khá dày đặc, mật độ 1,6 km/1km2. Mặc dù, diện tích lưu vực các sông suối nhỏ, nhưng đặc điểm thuỷ văn cũng tương đối phức tạp, sự phân bố dòng chảy trong năm không đều. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng nước chảy trên sông, suối chủ yếu dựa vào nguồn nước ngầm là chính.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh hiện có 23 hồ chứa lớn nhỏ có dung tích gần 250 triệu m3. Các hồ chứa điển hình như hồ Khe Chè, hồ Yên Lập, hồ Đầm Hà Động, hồ Trúc Bài Sơn, hồ Tràng Vinh... Hệ thống hồ đập này có vai trò to lớn trong việc cung cấp nước để phát triển sản xuất cây trồng lâm - nông nghiệp, là điều kiện thuận lợi để khai thác và phát triển cây dược liệu.

3.1.1.3. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng

Bảng 3.1:Thống kế diện tích đất các loại theo thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Ninh năm 2017

ĐVT: ha

STT

hiệu Tên đất Việt Nam

hiệu Diện tích Tỷ

lệ (%) Tên đất

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 610.235,40 100

I C ĐẤT CÁT AR 19.955,64 3,27 ARENOSOLS I.1 Cs Bãi cát ven sông biển AR 15.660,83 2,57 Arenosols I.2 Cc Cồn cát trắng vàng ARl 1.236,42 0,2 Luvic Arenosols I.3 C Đất cát biển AR 3.058,39 0,5 Arenosols

II M ĐẤT MẶN FLs 33.922,33 5,56 SALIC FLUVISOLS

II.1 Mm Đất mặn sú vẹt đước FLsg 30.074,22 4,93 Gleyi Salic Fluvisols II.2 Mn Đất mặn nhiều FLsh 812,95 0,13 Hyper Salic

Fluvisols II.3 M Đất mặn trung bình

và ít FLsm 3.035,16 0,5 Molli Salic

Fluvisols III S ĐẤT PHÈN FLt 7.456,42 1,22 THIONIC

FLUVISOLS

III.1 Sj Đất phèn hoạt động FLto 6.369,12 1,04 Orthi Thionic Fluvisols III.2 Sp Đất phèn tiềm tàng FLtp 1087,3 0,18 Proto Thionic

Fluvisols IV P ĐẤT PHÙ SA FL 1517,23 0,25 FLUVISOLS IV.1 Pb Đất phù sa được bồi FL 229,59 0,04 HaplicFluvisols IV.2 P Đất phù sa không

được bồi FL 1287,64 0,21 Fluvisols

STT

hiệu Tên đất Việt Nam

hiệu Diện tích Tỷ

lệ (%) Tên đất V L ĐẤT CÓ TẦNG

SÉT LOANG LỔ PT 4553,09 0,75 PLINTHISOLS

V.1 Lc Đất có tầng sét loang

lổ chua PTd 3466,08 0,57 Dystric

Plinthisols V.2 L Đất có tầng sét loang

lổ TT ít chua PT 1087,01 0,18 Eutric Plinthisols VI G ĐẤT G LÂY GL 562,83 0,09 GLEYSOLS VII X ĐẤT XÁM AC 5075,39 0,83 ACRISOLS VII.1 Xh Đất xám điển hình ACh 1.443,32 0,24 Haplic Acrisols VII.2 Xg Đất xám glây ACg 3509,3 0,58 Gleyic Acrisols VII.3 Xb Đất xám bạc màu ACal 122,77 0,02 Albic Acrisols

VIII N ĐẤT NÂU TÍM NT 16.719,07 2,74 NITISOLS IX F ĐẤT VÀNG ĐỎ AC 378526,8 62,06 ACRISOLS IX.1 FV Đất vàng đỏ ACf 254479,96 41,73 Ferralic Acrisols IX.2 FVv Đất vàng nhạt ACf 124046,9 20,34 Ferralic Acrisols

X HV ĐẤT MÙN VÀNG

ĐỎ TRÊN NÚI ACu 17.727,10 2,91 HUMIC ACRISOLS

X.1 HV Đất mùn vàng đỏ trên

núi ACu 17007,87 2,79 Humic Acrisols

X.2 HVv Đất mùn vàng nhạt

trên núi ACu 719,23 0,12 Humic Acrisols

XI E ĐẤT TẦNG MỎNG LP 299,34 0,05 LEPTOSOLS XII NT ĐẤT NHÂN TÁC AT 13201,38 2,16 ANTHROSOLS XII.1 NTct Đất ruộng bậc thang

vùng đồi núi ATag 12179,04 2 Agric Anthrosols XII.2 NTkt Đất bãi khai thác mỏ ATur 1022,34 0,17 Urbic Anthrosols

Cộng (+) 499.516,66 81,9 Sông suối núi đá và đất không

điều tra 110.381,40 18,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh) Trong các loại đất kể trên có 6 loại đất phù hợp với sản xuất nông lâm nghiệp đó là:

- Đất nâu tím (NT): Đặc điểm của nhóm đất là có hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt giầu và nghèo ở các tầng dưới, thành phần cơ giới thịt nặng đến

sét, tỷ lệ dao động khoảng 30 – 40%. Phân bố chủ yếu ở một số xã vùng núi huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Móng Cái. Diện tích của nhóm đất này là 16.719,07 ha, chiếm 2,83% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất vàng đỏ (AC):Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic), hàm lượng hữu cơ tầng mặt đạt từ khá đến giàu (2,47 – 3,08%), xuống sâu thì hàm lượng mùn giảm dần. Trên các khu vực đất đồi chưa sử dụng (đất trống đồi núi trọc) và đất canh tác nương rẫy du canh, quá trình xói mòn mặt, rửa trôi và thoái hóa đất diễn ra mạnh. Nhóm này co diện tích lớn nhất là 378.526,84 ha và phân bố ở hầu hết các huyện; thị xã; thành phố trên địa bàn tỉnh

- Đất vàng đỏ trên núi (ACu): Đất mùn vàng đỏ trên núi hình thành ở độ cao tuyệt đối > 700m, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp. Trên địa bàn tỉnh loại đất này hình thành trên các đỉnh núi thuộc canh cung Đông Triều - Nam Mẫu - Bình Liêu. Đặc điểm của nhóm đất này là đất mùn vàng đỏ trên núi có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, hàm lượng hữu cơ tầng mặt giầu và giảm nhanh ở các tầng dưới. Nhóm đất này có diện tích 17.727,1 ha chiếm 3,0%

tổng diện tích tự nhiên

- Đất tầng mỏng (LP): Đất tầng mỏng được hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị chặt phá nặng nề và do hậu quả của nhiều năm canh tác không chú trọng đến việc bảo vệ đất. Nhóm đất này phân bố rải rác ở huyện Đông Triều và thành phố Móng Cái. Đặc điểm của nhóm đất này là đất tầng mỏng là nhóm “đất có vấn đề” trong đó tầng đất mịn rất mỏng < 30cm. Đất bị rửa trôi, xói mòn mặt mạnh nên tầng đất cứng, chặt, đất nghèo chất dinh dưỡng, nhất là chất dễ tiêu.

Đất hình thành trên đá sa phiến thạch thường có phản ứng chua. Nhóm này có diện tích là 299,34 ha, chiếm 0,05% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất nhân tác (AT): Là nhóm đất được hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt

động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm. Đặc điểm của loại đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác để canh tác. Đất có sự thay đổi mạnh về nhiệt độ, chế độ không khí, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và một loạt đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên. Nên trong sản xuất kinh doanh cần quan tâm đầu tư thâm canh nhằm tăng giá trị sử dụng của đất.

- Đất mặn sú vẹt, đước (Mm): Loại đất này thường có tầng mặt ở dạng bùn lỏng, cát, sét... nhiều chất hữu cơ, glây mạnh. Đặc điểm của nhóm này là thảm thực vật rừng ngập mặn thường gặp rừng Sú, Vẹt, Đước, Bần chua, Mắm, Trang... cần được bảo vệ tốt nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ môi trường, tính đa dạng sinh học cùng nguồn lợi thủy sản. Diện tích 30.074,22 ha, chiếm 4,9% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các bãi ngoại đê thuộc TP.

Hạ Long, TP.Cẩm Phả, TP. Uông Bí, TP. Móng Cái, TX. Quảng Yên, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà, huyện Vân Đồn, huyện Hoành Bồ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)