Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 47)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN

3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

GDP toàn tỉnh (theo giá cố định 2010) năm 2017 đạt 78.324 tỷ đồng(tăng trưởng 14,8% so với năm 2016); năm 2016 đạt 70.720tỷ đồng (tăng trưởng 13,5% so với năm 2015). Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất (nông, lâm nghiệp, thủy sản - Công nghiệp và xây dựng - dịch vụ), trong đó khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất.

Bảng 1.2: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 (Tính theo giá cố định năm 2010)

ĐVT: Tỷ đồng Năm Nông, lâm

nghiệp, thủy sản

Công nghiệp,

xây dựng Dịch vụ Tổng cộng

2015 5.280 38.815 22.145 62.515

2016 5.420 41.500 23.800 70.720

2017 5.391 45.323 27.610 78.324

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu ngành nông lâm thủy sản giảm và tăng dịch vụ và ngành công nghiệp và xây dựng. Cụ thể, đối với ngành nông, lâm thủy sản, năm 2015 chiếm 7,4%, năm 2016 giảm còn 7% và năm 2017 còn 6,7%. Đối với ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2015 chiếm 52,8%, năm 2016 chiếm 53,5% và năm 2017 chiếm 52,1%.

Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Khu vực kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nông lâm thủy sản 7,4 7,0 6,7

Công nghiệp- Xây dựng 52,8 53,5 52,1

Dịch vụ 39,8 39,5 41,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Đối với ngành dịch vụ, xu hướng tăng lên, năm 2015 chiếm 39,8%, năm 2016 chiếm 39,5% và năm 2017 chiếm 41,2%. Năm 2017, mặc dù công nghiệp khai khoáng gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, lượng than tồn kho lớn, sản lượng khai thác than giảm nên chỉ số phát triển của ngành khai khoáng tăng trưởng âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp-xây dựng (thấp hơn 3,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ), song lĩnh vực xây dựng và đặc biệt khu vực dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao góp phần bù đắp sự giảm sút của ngành công nghiệp khai khoáng, đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

3.1.2.3. Điều kiện giao thông - thủy lợi

- Đường bộ: Toàn tỉnh có 2.283 km đường giao thông, trong đó có 5 tuyến quốc lộ, 10 tuyến tỉnh lộ tiêu chuẩn cấp V, VI; 60 tuyến giao thông huyện lộ 100% đã được cứng hóa. Các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%. Các tuyến liên xã, thôn, xóm tỷ lệ cứng hóa đạt 24%. Nhiều tuyến đường quan trọng đã được xây dựng hoặc nâng cấp như: đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng, Hạ Long-Vân Đông, Cẩm Hải-Vân Đông, Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến, cải tạo và nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ

Long – Mông Dưỡng, cảng Hàng không Vân Đồn, dự án nối cao tốc Hạ Long-Hải Phòng với khu công nghiệp – Nam Tiền Phong; Nút giao thông Loong Toòng... Tập trung chuẩn bị thủ tục đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm như Cao tốc Vân Đồn-Móng Cái, đường bao biển Hạ Long- Cẩm Phả, đường trục chính từ Cảng hàng không đến khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn, Cảng khách Hòn Gai, Cung văn hóa thanh thiếu nhi, Trạm kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II,…đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của các huyện miền núi, biên giới, hải đảo.

- Đường thủy: Chiều dài bờ biển hơn 250 km, đường giao thông thủy là 501 km, tổng chiều dài các tuyến sông chính là hơn 288 km nối liền Hải Phòng và hệ thống sông Thái Bình. Có 121 cảng biển, dẫn đầu là cụm cảng Hòn Gai (đại diện tiêu biểu là cảng Cái Lân) và cụm cảng Cẩm Phả (đại diện là cảng Cửa Ông), Đây là hai cụm cảng có lượng hàng hóa lưu thông nhiều nhất của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, Quảng Ninh có 2 bến hành khách lớn, mang tầm cỡ quốc gia là bến Tuần Châu và bến Hòn Gai (và tương lai sẽ là tầm cỡ quốc tế), đây là địa điểm cập bến của các tàu khách du lịch, thông quan với Hải Phòng và các cảng nội địa khác. Tuy nhiên, bến cảng có công suất lớn chiếm tỷ lệ nhỏ (10%), còn lại là các cảng quy mô nhỏ được hình thành do nhu cầu thị trưởng như trên sông Mạo Khê, Diễn vọng, khu vực Cẩm Phả và trên sông Móng Cái. Cơ sở hạ tầng của cảng bến chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức (cầu cập tàu, kho, bãi) vẫn dựa vào điều kiện tự nhiên nhiều. Do cơ sở vật chất thiếu và phạm vi bến bãi hạn chế nên bến khách du lịch Hạ Long, Cái Rồng những ngày cao điểm tỏ ra lộn xộn gây vất vả cho đơn vị quản lý bến và khó khăn cho khách.

- Giao thông công cộng: Hiện tại tỉnh Quảng Ninh có 9 tuyến xe buýt (trong đó: có 3 tuyến nội thị, 5 tuyến nội tỉnh, 1 tuyến liền kề), Nối các vùng trong tỉnh (Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Vân Đồn, Móng Cái) và có 1 tuyến nối với Hải Dương, Tuy hệ thống này phục vụ rất hiệu quả nhưng cần nâng cấp chất lượng phục vụ hơn nữa.

- Thuỷ lợi: Lượng nước trữ ở 23 hồ đập 18,4m3 nước, so với cùng kỳ giảm 5,8 triệu m3; nguồn nước đảm bảo cho phục vụ sẩn xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tinh. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước đạt vệ sinh là 96%, dân số thành thị được cung cấp nước sạch đạt 93%.

Hệ thống giao thông đường bộ của Quảng Ninh về cơ bản đã đáp ứng được chức năng liên kết, vận tải trong khu vực, các tuyến giao thông trọng yếu phân bố chủ yếu tại khu vực duyên hải ven biển, kết nối các Đô thị, khu kinh tế tạo hệ thống liên hoàn. Tại khu vực các huyện miền núi, mật độ đường thấp nhưng vẫn có thể tiếp cận được với hệ thống giao thông chung của tỉnh.

Hệ thống thủy lợi về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, phục vụ phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)