Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh qua một số năm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 54)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh qua một số năm

Trong những năm qua, hoạt động du lịch có bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường, môi trường kinh doanh du lịch được cải thiện, mở rộng thị trường, quảng bá, xúc tiến, truyền thông du lịch hướng đến tính chuyên nghiệp. Đến nay đã có 33 tuyển, 87 điểm du lịch của 12 địa phương được công nhận. Ngành du lịch Quảng Ninh có khoảng 2.800 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; trung cấp nghề 23%; sơ cấp nghề 22%; lao động phổ thông 14%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; lữ hành 1.200; các khu điểm, điểm du lịch là 5.000; nhà hàng, điểm mua sắm 4.000; phương tiện vận chuyển: 5.000 (tàu du lịch 3.000 lao động).

Tại bảng số liệu 3.5 cho thấy, qua các năm 2015-2017, tổng số lượng khách du lịch tăng nhanh về quy mô, năm 2015 có 7,59 triệu lượt, năm 2016 đạt 8,35 triệu lượt, tăng thêm 10,01% so với năm 2015; năm 2017 đạt 9,87 triệu lượt, tăng thêm 18,2% so với năm 2016. Năm 2017 là năm ấn tượng với lượt khách quốc tế đến với Quảng Ninh, lượng khách năm 2016 tăng 30,11% so với năm 2015 và năm 2017 tăng thêm 22,29% so với năm 2016. Lượng khách nội địa cũng tăng đáng kể, nếu năm 2016 giảm 1,02% so với năm 2015 thì đến năm 2017 tăng thêm được 15,26%. Mức chi cho khách du lịch tăng vọt, năm 2016 tăng thêm 12,16% so với năm 2015 đến năm 2017 tăng đến 891,57%. Tỉnh đạt được kết quả này là do phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn như: du lịch sinh thái, trải nghiệm Bình Liêu; khám phá Hạ Long bằng thuyền kayak, thủy phi cơ; Trung tâm mua sắm và vui chơi giải trí của tập đoàn Vingroup; Khu vui chơi giải trí Marina Plaza; nhà hàng, khách sạn, tàu vận chuyển và tàu nhà hàng cao cấp; Công viên Hạ Long; Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ; Biểu tượng du lịch Ngã ba Trà Cổ - Bình Ngọc (TP Móng Cái).

Bảng 3.5: Tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh từ 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016 (+/-) ∆ % (+/-)

%

1.Tổng khách

du lịch Triệu lượt 7,59 8,35 9,87 0,76 10,01 1,52 18,2 Quốc tế Triệu lượt 2,69 3,5 4,28 0,81 30,11 0,78 22,29 Nội địa Triệu lượt 4,9 4,85 5,59 -0,05 -1,02 0,74 15,26 2.Số ngày lưu

trú bình quân

Quốc tế Ngày 2,02 2,18 2,57 0,16 7,92 0,39 17,89

Nội địa ngày 1,41 1,55 1,83 0,14 9,93 0,28 18,06

3. Mức chi tiêu cho một khách du lịch

USD/khách

du lịch 7,4 8,3 82,3 0,9 12,16 74 891,57

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Nhiều dự án đầu tư về du lịch được khai thác, tạo dấu ấn đặc sắc, tăng sức hấp dẫn, lưu giữ khách du lịch dài ngày hơn.Đối với khách quốc tế, năm 2015 có số ngày lưu trú bình quân là 2,02 ngày, năm 2016 tăng thêm 7,92% là 2,18 ngày và năm 2017 tăng thêm 17,89% là 2,57 ngày. Đối với khách nội địa, năm 2015 có số ngày lưu trú bình quân là 1,41 ngày, năm 2016 tăng thêm 9,93 % là 1,55 ngày và năm 2017 tăng thêm 18,06% là 1,83 ngày.Có được kết quả này là do công tác đầu tư hạ tầng bao gồm cả hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và hạ tầng du lịch điển hình, như các dự án của Tập đoàn Sun Group, Vingroup, FLC... làm thay đổi mạnh mẽ về diện mạo du lịch trên địa bàn, đồng thời đã minh chứng định hướng đúng đắn, chính sách phù hợp của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Du lịch Quảng Ninh đang trên đà phát triển, cùng với quá trình đầu tư phát triển các dự án quan trọng như cầu cảng, điểm tuyến du lịch, sản phẩm du lịch đa dạng, cơ sở hạ tầng đầu tư đẳng cấp như khu nghĩ dưỡng FLC, sân bay Vân Đồn,… đang nhanh chóng hoàn thành và khai thác giữa năm 2018 là

động lực quan trọng sẽ làm tăng lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế trong thời gian tới.

3.2.1.2. Về mức đóng ngân sách của ngành du lịch đối với kinh tế tỉnh

Cùng với lượng khách tăng mạnh doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Ninh tăng mạnh, đóng góp cho ngân sách của tỉnh ngày càng tích cực.Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã hình thành 4 không gian du lịch với các sản phẩm đặc trưng gồm: khu vực thành phố Hạ Long gắn với du lịch vịnh Hạ Long; khu vực thành phố Móng Cái - Trà Cổ gắn với du lịch biên giới; khu vực huyện Vân Ðồn - Cô Tô gắn với du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng chất lượng cao có casino; khu vực thành phố Uông Bí - thị xã Ðông Triều - thị xã Quảng Yên gắn với du lịch văn hóa, tâm linh và du lịch cộng đồng, làng nghề.

Việc đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng sổ thông hành tham quan thành phố Móng Cái đã phát huy hiệu quả và ổn định. Thành phố Móng Cái phối hợp thành phố Ðông Hưng (Trung Quốc) tổ chức khai trương tuyến du lịch hai quốc gia, bốn điểm đến: Hạ Long - Móng Cái - Ðông Hưng - Quế Lâm và thí điểm chương trình xe du lịch tự lái Móng Cái - Ðông Hưng. Ðến nay, đã có khoảng 110 xe xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái, trong đó có 70 xe Trung Quốc nhập cảnh và 40 xe Việt Nam xuất cảnh. Mức đóng góp của ngành du lịch đối với ngân sách tỉnh thể hiện qua bảng 3.6 sau đây:

Bảng 3.6: Mức đóng góp của ngành du lịch đối với ngân sách tỉnh Quảng Ninh từ 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016 (+/-) ∆ % (+/-)

%

1.Tổng doanh thu

Tỷ

đồng 10.773 13.300 17.885 2527 23,46 4585 34,47 2.Thu ngân

sách

Tỷ

đồng 1.154 1.559 2.103 405 35,14 544 34,89 3.Tỷ lệ thu NS

của du lịch so với NS tỉnh

% 5,8 6,5 7,62 0,7 12,07 1,12 17,23

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Về tổng doanh thu răng mạnh, năm 2015 đạt 10.773 tỷ đồng, năm 2016 đạt 13.300 tỷ đồng, tăng thêm 23,46% so với năm 2015; năm 2017 đạt 17.885 tỷ đồng, tăng thêm 34,47% so với năm 2016. Về thu ngân sách từ hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, năm 2015 đạt 1.154 tỷ đồng, năm 2016 đạt 1.559 tỷ đồng, tăng thêm 35,14% so với năm 2015, năm 2017 đạt 2.103 tỷ đồng, tăng thêm 34,89%. Tỷ lệ đóng góp nguồn thu của hoạt động du lịch với nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh tăng đáng kể, năm 2015 chiếm 5,8%, năm 2016 chiếm 6,5% và năm 2017 chiếm 7,62%. Đây là kết quả rất đáng tự hào về ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh. Có được kết quả trên là do:

Thứ nhất, thế mạnh lớn nhất của du lịch Quảng Ninh đó chính là du lịch biển đảo. Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, Vườn Quốc gia Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực... Cùng với Vịnh Hạ Long, điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm, thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác, như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long... đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều du khách. Bởi các địa danh này có những ưu thế đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên, không gian thoáng rộng, còn hoang sơ, chưa bị nhiều áp lực về môi trường, nổi bật với những bãi biển đẹp, như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn), Hồng Vàn, Vàn Chảy (huyện Cô Tô)... rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển. Không chỉ có các bãi biển đẹp, hệ thống các tuyến đảo trên biển còn được thiên nhiên ưu đãi những cánh rừng nguyên sinh rất đẹp, hệ sinh thái, động, thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài hải sản quý hiếm, có thể phát triển các loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm, ẩm thực...

Hai là, Các dự án đầu tư mới đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và các trung tâm du lịch của Quảng Ninh, thúc đẩy phát triển du lịch theo

hướng hiện đại, chuyên nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo ấn tượng mới cho thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh. Việc thu hút đầu tư phát triển du lịch có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ, khai thác có hiệu quả các trung tâm du lịch trọng điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.

Trong những năm tới, hoạt động dịch vụ du lịch tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh, nhiều công trình, dự án phát triển hoạt động du lịch, du lịch đan được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đưa vào khai thác như: Khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore, Bệnh viện quốc tế Vinmec, công viên Đại Dương, Cảng hàng không Quảng Ninh, Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp có casino tại Khu kinh tế Vân Đồn, Công viên Hoa Hạ Long, Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan, Sân Golf Ngôi sao Hạ Long, Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh, chuỗi các trung tâm thương mại Vincom đầu tư trên địa bàn tỉnh,…góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá trong lĩnh vực dịch vụ những năm tiếp theo, tạo cơ sở nền tảng vững chắc để Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)